Sàn Forex ở đâu tốt nhất? Vốn và chi phí xin giấy phép ra sao?

Sàn Forex ở đâu tốt nhất? Vốn và chi phí xin giấy phép ra sao?

Sàn Forex ở đâu tốt nhất? Vốn và chi phí xin giấy phép ra sao?

Jasmine Tran

Editor
Trial mod
839
4,978
Tất cả các sàn forex uy tín đều phải có cho mình một giấy cấp phép hoạt động được đăng kí đầy đủ và rõ ràng để trader có thể yên tâm mà gửi gắm “đứa con tinh thần” của mình.

Thông thường, bạn sẽ thấy một vài sàn giới thiệu rằng họ đăng kí giấy phép ở New Zealand hay ở Anh nhưng trụ sở thì lại ở Úc hay Đức, bạn sẽ tự hỏi liệu điều này có thể không và có đáng tin cậy không. Bài viết này sẽ cho bạn biết tại sao các sàn có thể làm điều đó và họ đăng kí giấy phép ở nước ngoài theo quy trình nghiêm ngặt như thế nào.Hiển nhiên, có một số sàn làm giả giấy đăng kí mà trader nếu không hiểu rõ về quy trình trên sẽ dễ dàng bị lừa nên mọi người có thể tham khảo những thông tin dưới đây và kiểm tra xem sàn của mình có uy tín không nhé.

Thứ nhất, việc đăng kí giấy phép forex ở nước ngoài sẽ giúp các sàn được đảm bảo bởi các tổ chức uy tín về forex ở các nước lớn mà họ mong muốn như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand. Có được giấy cấp phép hoạt động từ các nước này sẽ giúp một sàn tăng độ tin cậy và chuyên nghiệp của họ trong thị trường. Ngoài ra, khi thành lập một sàn forex, điều được quan tâm nhất luôn là lợi nhuận và khi có giấy cấp phép ở nước ngoài, các sàn có thể tăng lợi nhuận của mình lên rất nhiều lần thông qua các loại phí cộng thêm và hoa hồng.

Thứ hai, quy trình xin giấy giấy cấp phép ở nước ngoài cũng khá khó và có các tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo hoạt động kinh doanh lành mạnh trong thị trường.

Sau đây, mình sẽ liệt kê một số điều kiện pháp lí theo quốc gia mà một sàn phải vượt qua để có được cái tờ giấy quan trọng đó. Danh sách các quốc gia được xếp loại từ A đến E theo độ khó giảm dần.


Điều kiện pháp lí cấp độ A:


Nước Mỹ và Nhật được xếp vào mục này. Để xin được giấy cấp phép ở hai nước này, một sàn sẽ cần chứng minh khoản tiền vốn khả dụng là 20 triệu USD, không bao gồm tiền ký quỹ của khách hàng. Các quy định về báo cáo và khiếu nại khách hàng là cực kì nghiêm khắc và nếu vi phạm thì sàn có thể bị phạt một khoản tiền cực kì lớn. Một vài ngân hàng trong quá khứ đã có tiền lệ bị phạt lên đến gần 6 tỉ USD.

Điều kiện pháp lí cấp độ B:


Nước Anh (tổ chức FCA) và Úc (tổ chức ASIC) nằm ở cấp độ này. Các quy định và tiền vốn có sẵn sẽ thấp hơn cấp độ A một chút. Để có được giấy cấp phép ở đây, một broker sẽ phải tốn tầm 35,000-50,000 USD. Tiền vốn có sẵn sẽ ở mức 100,000 USD không gồm tiền ký quỹ và sàn bắt buộc phải có trụ sở chính.

Điều kiện pháp lí cấp độ C:


Những nước sau đây được liệt vào cấp độ C, tức độ bảo vệ khách hàng Forex ở mức ổn: Cyprus (Đảo Síp) (tổ chức CySec), Malta (tổ chức MFSA) và New Zealand (tổ chức FSP).

Các sàn bắt buộc phải có văn phòng hoặc trụ sở tại địa phương và mức vốn điều lệ chỉ từ 30,000 USD. Phí và thời gian để lấy được giấy cấp phép tương đương cấp B.

Điều kiện pháp lí cấp độ D:


Mức này gồm nước Belize BVI (British Virgin Island) Các nước này cũng có các quy định cũng như yêu cầu cụ thể cho giấy phép forex dù không chặt chẽ như các cấp độ trên và có lẽ độ nhanh chóng là điểm cộng lớn nhất cho cấp độ này. Sàn chỉ tốn tầm 3-4 tháng để có được giấy cấp phép với mức phí dưới 30,000 USD. Tiền đặt cọc tối thiểu trong tài khoản ngân hàng là 125,000 USD cho cấp độ D.

Điều kiện pháp lí cấp độ E:


Mức độ này bao gồm các nước như Nevis, Seychelles St.Vincent & Grenadines. Điều đặc biệt là ở cấp độ này, sàn chẳng thèm cần tới một tờ giấy cấp phép forex chính chuyên và chỉ trong vòng 1 tuần với vài nghìn đô là bạn đã đăng kí xong và trở thành ông chủ của một sàn forex. Điểm mạnh đương nhiên là thời gian cấp phép cực nhanh và chi phí thấp. Tuy nhiên, khi không có giấy cấp phép, sàn sẽ bị giới hạn số lượng ngân hàng cho phép mở tài khoản để kinh doanh forex và hiển nhiên sẽ có nhiều rủi ro về tiền bạc hơn.

Để cho dễ hiểu, một số thông tin sẽ được tóm gọn lại như sau:
  1. Thông thường, 94.2% các sàn đều không đăng kí giấy phép như ở level E và được mở ra ở các nước ít nổi tiếng trong giới như đảo Carribean của Nevis hay Seychelles và St Vincent.
  2. Sàn có thể tốn gấp 5 đến 10 lần khi đăng kí tại các nước thuộc cấp độ A-C.
  3. Và hiển nhiên, cấp độ A-C yêu cầu khắt khe hơn là sàn phải có một văn phòng đại diện và đóng thuế địa phương.
  4. Sàn sẽ phải chờ một khoảng thời gian tầm 6 tháng để có thể lấy được giấy cấp phép từ các nước ở cấp độ A đến D.
Vậy nếu bạn chọn sàn Forex để mở tài khoản thì nên mở ở sàn có giấy phép của vùng điều kiện pháp lý cấp độ nào bây giờ? Tự tìm câu trả lời cho bản thân mình nhé

Nhìn chung sàn từ A đến C là phù hợp tại thời điểm hiện nay cho Trader tại Việt Nam

Tham khảo thêm:
Nguồn: Offshorecompany
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Trước mình giao dịch trên sàn forex.com nhưng giờ muốn an toàn phân bổ trứng vào nhiều giỏ nên mới chuyển sang tìm kiếm giao dịch demo thử 2 tuần trên hai sàn hotforex và thinkforex thấy có nhiều loại tài khoản rất ổn. Nhưng thật sự mình đang rất băn khoăn về hai sàn trên trước khi mở tài khoản real. TS thấy Jamine Tran rất am hiểu về những thông tin sàn, nên nhờ bạn đánh giá giúp hai sàn giao dịch trên hộ mình để có quyết định nên mở tài khoản real hay không.
 
Trước mình giao dịch trên sàn forex.com nhưng giờ muốn an toàn phân bổ trứng vào nhiều giỏ nên mới chuyển sang tìm kiếm giao dịch demo thử 2 tuần trên hai sàn hotforex và thinkforex thấy có nhiều loại tài khoản rất ổn. Nhưng thật sự mình đang rất băn khoăn về hai sàn trên trước khi mở tài khoản real. TS thấy Jamine Tran rất am hiểu về những thông tin sàn, nên nhờ bạn đánh giá giúp hai sàn giao dịch trên hộ mình để có quyết định nên mở tài khoản real hay không.

Theo bài trên thì Think trong nhóm B còn Hot thuộc Cysec chắc nhóm C. Không nhớ Hot có license ở đâu khác ngoài Cysec không nữa
 
vậy fxpro có là một sàn tốt ko anh Huy nhỉ. nhiều khi muốn đầu tư thêm cũng lo lắm anh ạ
 
mình thấy sàn FBS ko có trong danh sách này,bác Huy chia sẻ mình với là sàn đó thế nào ạ?? chứ mình thấy nó ưu đãi quá trời nên cũng phân vân quá :(
 
http://www.barrons.com/articles/best-online-brokers-fidelity-wins-in-barrons-2016-survey-1458363203
http://www.toptenreviews.com/money/investing/best-forex-brokers/thinkorswim-details/
Trang Barrons/Toptenreviews được các traders vào thăm để tìm hiểu các brokers ( đa phần ở Mỹ), anh em có thể tham khảo link ở trên.

Trang cứu thông tin về các broker ở USA ( về giấy phép, các phàn nàn,...) thì link của NFA này
https://www.nfa.futures.org/index.asp
 
Mấy bác đánh giá giúp em sàn Teletrade với, em giao dịch nó một thời gian mà thấy nó ít thông tin quá. Em thấy tư vấn bên nó dịch vụ khá tốt, chỉ có vụ nạp rút là hơi lâu nhưng em thấy nó yên tâm hơn mấy sàn kia. Còn chiến lược thì em chả xài, phần mềm ổn, mặc dù đôi chút lỗi nhưng nói chung cũng được, đang phân vân nên dồn trứng hay chia trứng nên mấy bác cho em cái đánh giá để em biết đường tính ạ! Cảm ơn các bác nhiều!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,461 Xem / 92 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên