Cách biến 1,5 tỉ thành 4.300 tỉ đồng của người từng giàu nhất Việt Nam

Cách biến 1,5 tỉ thành 4.300 tỉ đồng của người từng giàu nhất Việt Nam

Cách biến 1,5 tỉ thành 4.300 tỉ đồng của người từng giàu nhất Việt Nam

captainfx

Editor
Trial mod
2,042
13,223
Bài viết gốc đăng trên Plo.vn với tựa đề FLC Faros được nâng khống vốn từ 1,5 tỉ lên 4.300 tỉ đồng như thế nào?

Cuối năm 2016, ông Trịnh Văn Quyết từng vượt mặt ông Phạm Nhật Vượng để trở thành người giàu nhất Việt Nam (Theo laodong.vn)

-----​

FLC Faros được nâng khống vốn từ 1,5 tỉ lên 4.300 tỉ đồng như thế nào?

(PLO)- Bất chấp báo cáo tài chính còn nhiều vấn đề, cổ phiếu ROS thuộc họ FLC của ông Trịnh Văn Quyết vẫn được Sở GDCK TP.HCM (HOSE) chấp thuận niêm yết.

Liên quan vụ thao túng chứng khoán FLC, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố bị can Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ông Quyết là người chỉ đạo việc tăng vốn khống tại Công ty Cổ phần xây dựng Faros rồi niêm yết cổ phiếu (mã chứng khoán ROS), chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

faros-traderviet.png

Cổ phiếu ROS được HOSE chấp thuận niêm yết năm 2016​

Dấu vết trên các báo cáo tài chính


Theo kết quả điều tra, vốn điều lệ ban đầu của Faros chỉ có 1,5 tỉ đồng. Sau 5 đợt tăng vốn điều lệ trong các năm 2014-2016, Faros có vốn điều lệ 4.300 tỉ đồng.

Ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo cấp dưới, người nhà đứng tên góp vốn. Ở mỗi lần góp vốn, tiền được nộp vào tài khoản song lại nhanh chóng rút ra, nộp lại nhiều lần cho đến khi tổng số tiền nộp vào tài khoản đạt con số yêu cầu. Việc rút tiền ra được hợp thức hóa bằng các hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp tác kinh doanh, cho vay vốn.

Năm 2016, Faros muốn niêm yết cổ phiếu tại Sở GDCK TP.HCM (HOSE). Quá trình đăng ký công ty đại chúng, lưu ký chứng khoán, niêm yết cổ phiếu đòi hỏi công ty phải có báo cáo tài chính năm được đơn vị kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Tuy nhiên, dấu vết của các lần góp vốn rồi lại rút tiền đều thể hiện trên các báo cáo tài chính dẫn đến đơn vị kiểm toán có ý kiến lưu ý gồm: Một số giao dịch ủy thác đầu tư trong kỳ phát sinh bằng tiền mặt giá trị lớn; ủy thác đầu tư cho một số tổ chức, cá nhân với số tiền 3.332 tỉ đồng.

Đây là khoản lưu ý quá lớn xét trên vốn điều lệ 4.300 tỉ đồng của công ty.

Do đó, khi thẩm định hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của Faros (được nộp vào tháng 4-2016), Vụ Giám sát công ty đại chúng (UBCKNN) đã nhận thấy nhiều vấn đề và yêu cầu Faros giải trình và cung cấp tài liệu, chứng từ quá trình góp vốn, sử dụng vốn cũng như hàng loạt nội dung khác.

Chưa đủ cơ sở khẳng định về vốn chủ sở hữu thực góp


Sau quá trình làm việc với Faros, đơn vị kiểm toán là Công ty Kiểm toán kế toán Hà Nội (CPA) có sự tham dự của đại diện Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các vấn đề tồn tại này vẫn không được giải trình thỏa đáng.

Trong khi đó, ngày 24-6-2016, Faros ký văn bản gửi thúc giục UBCKNN “sớm có văn bản chấp thuận Faros là công ty đại chúng” bởi công ty đã nộp đầy đủ hồ sơ và giải trình.

Cuối cùng, ngày 30-6-2016, bà Nguyễn Thị Thủy, chuyên viên và ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng đã ký báo cáo kèm tờ trình về hồ sơ Faros gửi lên Chủ tịch UBCK lúc đó là ông Vũ Bằng.

Báo cáo này nêu rõ: “Những điểm lưu ý tại kiểm toán cho thấy công ty tăng vốn lớn đi kèm các khoản phải thu lớn, chưa đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn về vốn chủ sở hữu đã thực góp của các cổ đông cũng như tính hiện hữu đối với các khoản phải thu ủy thác”.

Nhưng với lý do để công ty sớm hoàn thành nghĩa vụ công ty đại chúng, công khai, minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi cổ đông, nhà đầu tư, Vụ Giám sát công ty đại chúng vẫn đề nghị UBCKNN chấp thuận hồ sơ đại chúng của Faros.

Tờ trình này được ông Vũ Bằng bút phê “đồng ý, tiếp tục cùng công ty và kiểm toán làm rõ”.

Ngày 1-7-2016, Vụ Giám sát công ty đại chúng có văn bản chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của Faros và đề nghị DN tiếp tục giải trình, bổ sung tài liệu hàng loạt nội dung.

Đồng thời, ngày 4-7-2016, Vụ Giám sát công ty đại chúng có văn bản số 4298 gửi Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK TP.HCM (HOSE) thông báo về việc tăng vốn của Faros và yêu cầu trường hợp Faros nộp hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch thì đề nghị các Sở thẩm định chặt chẽ theo thẩm quyền và quy định.

Tiếp đó, khi Faros nộp hồ sơ niêm yết, HOSE nhận thấy các vấn đề tồn tại nêu trên, yêu cầu Faros giải trình và nộp bổ sung các tài liệu liên quan.

Tuy nhiên, ngày 19-8-2016, khi Faros chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định, ông Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT HOSE chỉ đạo cấp dưới yêu cầu Hội đồng niêm yết thuộc HOSE phải báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ Faros trong cuộc họp tiếp theo.

Ngày 22-8-2016, ông Trần Văn Dũng, cựu Tổng giám đốc HOSE chủ trì cuộc họp Hội đồng niêm yết và thống nhất chấp thuận niêm yết cho Faros. Ngoài ông Dũng, Hội đồng niêm yết còn có ông Trầm Tuấn Vũ, ông Lê Hải Trà, cựu Phó tổng giám đốc HOSE…

Ngày 23-8-2016, Ban điều hành HOSE có tờ trình gửi HĐQT với nội dung các thành viên Hội đồng niêm yết có ý kiến chấp thuận niêm yết.

16 giờ cùng ngày, ông Trần Đắc Sinh chủ trì cuộc họp HĐQT mở rộng. Các thành viên HĐQT đã thảo luận, thống nhất và ký biên bản nhất trí với đề xuất của Ban điều hành, hồ sơ của Faros đủ điều kiện niêm yết và đã làm rõ nội dung lưu ý của UBCKNN ở văn bản 4298 nói trên.

Sau đó, HOSE tiến hành các thủ tục tiếp theo để chấp thuận niêm yết. Cổ phiếu ROS chào sàn ngày 1-9-2016 với số lượng 430 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng, tổng giá trị cổ phiếu theo mệnh giá 4.300 tỉ đồng, giá tham chiếu 10.500 đồng/cổ phiếu.

Theo CQĐT, mặc dù vốn điều lệ là 4.300 tỉ đồng nhưng số tiền thực góp của các cổ đông chỉ là 1.197 tỉ đồng, được sử dụng cho các hoạt động tổng thầu thi công các dự án của FLC trước khi niêm yết.

Do đó, CQĐT xác định số tiền các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS bị chiếm đoạt là 3.620 tỉ đồng.

Theo kết luận giám định của Bộ Tài chính, HOSE chấp thuận cho Faros niêm yết là phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên, trước khi chấp thuận niêm yết, HOSE không xin ý kiến UBCKNN hoặc cơ quan liên quan là chưa đảm bảo tính chặt chẽ.

Đối với các đối tượng thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán, các công ty kiểm toán và các công ty liên quan, kết luận điều tra nêu “có dấu hiệu vi phạm” và Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
[TBODY] [/TBODY]



 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên