4 Cạm bẫy tâm lý Trading chết người có thể thổi bay tài khoản của bạn

4 Cạm bẫy tâm lý Trading chết người có thể thổi bay tài khoản của bạn

4 Cạm bẫy tâm lý Trading chết người có thể thổi bay tài khoản của bạn

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,071
29,701
Trong suốt những năm tháng trading, cùng trò chuyện với những Trader, tôi đã phát hiện ra rằng newbie rất dễ bị tổn thương bởi 4 cạm bẫy tâm lý dưới đây.

Hãy cùng xem xét nó một cách cẩn trọng. Hy vọng rằng, sau khi đọc xong những điều này bạn có thể nhìn nhận được chúng một cách rõ ràng và chặn chúng lại trước khi tài khoản của bạn bị hủy diệt. Hãy bắt đầu!

1. Tham vọng làm giàu nhanh chóng

Tham vọng trở nên giàu có thường biểu hiện theo nhiều cách. Tuy nhiên, dễ nhận biết nhất đó chính là cảm xúc sợ hãi và tham lam, và tất nhiên hai cảm xúc này sẽ đưa đẩy bạn đến những bến bờ không tốt đẹp. Suy cho cùng thì những cảm xúc này bắt nguồn từ tham vọng làm giàu nhanh chóng, và những Trader kiểu này thường có những biểu hiện: Over trading (trade quá nhiều), Rủi ro quá mức (quản lý vốn không tốt).

4-cam-bay-tam-ly-trading-chet-nguoi-co-the-thoi-bay-tai-khoan-cua-ban-traderviet1.jpg

Hãy nhớ rằng Forex không giúp bạn trở nên giàu có một cách nhanh chóng mà nó rất dễ làm điều ngược lại. Bạn thường mất hàng năm trời trước khi bạn trade tốt và có thể rời bỏ công việc cũ của mình. Hãy xem Forex như một nghề thật sự của mình, và trong dài hạn, nếu bạn có thể thành công với nó, nó sẽ cho bạn một cuộc sống vô cùng thoải mái.

Nếu bạn bắt đầu sự nghiệp trading từ tuần trước và mong muốn kiếm đủ số tiền bạn muốn và biến mất khỏi thị trường trong nửa năm, thì đó thật sự là một điều hoang tưởng.

Forex là một nghề nghiệp, không phải một cách làm giàu thần tốc, nếu bạn thật sự muốn phất lên một cách nhanh chóng bạn nên thử casino hay chơi xổ số.

2. Sợ hãi mất tiền

so-mat-tien-traderviet.jpg

Từ thuở nhỏ, chúng ta thường được gieo niềm tin rằng thành công có nghĩa là có thật nhiều tiền. Như vậy ngược lại – mất tiền, có nghĩa là chúng ta đang thất bại. Điều này dẫn đến việc mọi người sợ mất tiền.

Một số người thậm chí trade tài khoản demo những hai năm ròng rã mà vẫn chưa có đủ can đảm để mở một tài khoản live. Còn một số new Trader thì hoảng loạn bất cứ khi nào “xuống tay” với tài khoản live của họ.

Ở góc độ nào đó, việc mất một chút tiền vào thị trường thật sự mang lại lợi ích. Nó dạy cho bạn một số bài học rất quan trọng. Bạn không nên quá sợ hãi việc mất tiền.

Trong thực tế, nếu bạn nghĩ đến việc mất tiền quá nhiều sẽ khiến bạn đưa ra những quyết định đầy cảm xúc, khi ấy bạn rất dễ dàng bị thị trường dẫn dắt. Vì vậy hãy tập dần khả năng đối mặt với cảm xúc sợ hãi và lo lắng, nó không giúp ích gì cho công việc trading của bạn cả.

Sự thật là bạn sẽ mất tiền vào thị trường, điều này là không thể tránh khỏi. Bất kể Trader kỳ cựu nào cũng đã mất tiền vào thị trường, và không phải cú trade nào cũng mang lại lợi nhuận, đó là điều tất nhiên mà bạn phải chấp nhận.

Thị trường sẽ không bao giờ luôn đi theo hướng mà bạn dự đoán, hãy đứng dậy sau mỗi vấp ngã, học hỏi từ những thất bại đó, bạn sẽ dần có những cú trade tốt hơn.

3. Không chấp nhận lệnh thua

khong-chap-nhan-lenh-thua-traderviet.jpg

Vấn đề nhức nhối của những newbies, họ không chấp nhận rằng họ đã nhận định sai. Thay vì cắt lỗ để bảo toàn vốn thì họ lại cố gắng gồng lệnh bằng cách dời stop-loss với mong muốn giá sẽ quay đầu trở lại. Họ chưa hiểu được rằng thắng thua là chuyện hiển nhiên, và việc của họ không phải là biến lệnh thua thành lệnh thắng mà là làm sao để giảm thấp nhất số tiền mất trên những lệnh thua đó.

4. Thiếu tính kỷ luật

Điều này được nói đến cuối cùng vì mặc dù đây là một cạm bẫy phổ biến và nguy hiểm nhất nhưng lại ít khi được bàn luận. Một Trader thiếu kỷ luật sẽ không bao giờ có thể thành công trên thị trường này, và Trader có những hành vi thiếu tính kỷ luật theo nhiều cách khác nhau.

Đầu tiên có thể nêu ra đó là hay thay đổi. Những Trader thuộc kiểu này thường rất hay tinh chỉnh hoặc thay đổi phương pháp giao dịch của họ. Họ không nhận ra rằng để sử dụng hiệu quả một hệ thống giao dịch cần phải có thời gian. Họ không bám sát một hệ thống hay phương pháp giao dịch đủ lâu, thử nó một vài tuần thấy ổn, rồi khi nó hoạt động không tốt ở một điều kiện thị trương nào đó là họ lại đi tìm một “chén thánh” mới.

vo-ky-luat-traderviet.jpg

Một hành vi phổ biến khác đó là Trader nôn nóng từ bỏ một phương pháp giao dịch thật sự tốt khi nó hoạt động không đúng trong một giai đoạn thị trường không phù hợp.

Hãy nhớ rằng không có một phương pháp giao dịch nào hoạt động hiệu quả trên tất cả các điều kiện thị trường. Việc của bạn là kiên trì theo đuổi phương pháp mà bạn chọn một cách kỷ luật, nhận ra những điều kiện thị trường nào mà khi đó phương pháp giao dịch của bạn hoạt động không hiệu quả để hạn chế.

Trên đây là 4 cạm bẫy mà một Trader nên biết, và tránh nếu muốn thành công trên thị trường khắc nghiệt này. Các bạn có bổ sung thêm những lỗi nào mà Trader hay mắc phải thì hãy comment chia sẻ bên dưới nhé!

Bài cùng chủ đề:
Happy trading!
Theo Babypips
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
thiếu Kiên nhẫn mình thấy nó củng quang trọng không kém . vì 1 trader thiếu kiên nhẫn dẫn đến vào lệnh liên tục khi cơ hội chưa thật sự đến, trader cứ sợ mất cơ hội mà không sợ mất tiền nhìn đau củng thấy cơ hội vào lệnh. và khi trader vào lệnh đúng thì không đủ kiên nhẫn để thị trường đi đến TP của mình dẫn đến chốt lời sớm trong khi đó thị trường cứ đi tiếp dẫn đến sự nuối tiết ....
 
1. Tham vọng làm giàu nhanh chóng
2. Sợ hãi mất tiền
3. Không chấp nhận lệnh thua
4. Thiếu tính kỷ luật
Bài của chủ topic hay và quá đúng, nhìn lại như soi vào 1 tấm gương mà ta thấy mình ở trong đó tại bây giờ hay quá khứ 1 thời gian về trước. E mạn phép bổ sung thêm 2 mục:

5- Chúng ta cần công bằng với tất cả các lệnh của mình: cần phải để cho các lệnh tồn tại để chúng có cơ hội kiếm tiền cho chúng ta.
Nếu ta chỉ để các lệnh mà vừa mở vài chục phút hay 1h sau thì giá đã chạy ngay và nhanh theo hướng giao dịch và lãi sớm, còn nếu lệnh nào mở xong giá đi dùng dằng hơi lâu thì chúng ta cắt lệnh luôn thì rất khó thắng được ổn định và lâu dài.
Điều này giống như ông A có 5 đứa con trai.1 đứa học giỏi ngay từ lớp 1 và ông này đặt hy vọng hoàn toàn vào đó. còn 4 đứa kia học khá dốt và lười nên sau lớp 1 thấy kém cho nghỉ học ngay. lớn lên 4 đứa đi làm thợ nề hay phụ hồ, 1 đứa học giỏi được đi học làm bác sĩ.
Con ông B cũng có 5 đứa, đều học nhàng nhàng từ bé nhưng ông này vẫn cố nuôi cả 5 đứa đi học. 1 đứa học dốt sau chỉ đi làm thợ sơn được, may sao 4 đứa kia quá hết cấp 1 thì tu chỉnh và học tốt dần lên, và 4 đứa học được đến đại học sau này làm việc ổn định, trong đó 1 đứa làm chủ doanh nghiệp kiếm tiền rất giỏi và rất giầu có. kết quả về hậu vận như nào đã rõ.
Nếu bố mẹ đối xử với chính chúng ta như ông A, có lẽ e đã bị cho nghỉ học, vì ko đạt học sinh giỏi ngay lớp 1!

6- Chúng ta không nên quá thiên vị cho 1 lệnh nào: hàm ý về mặt khối lượng giao dịch. tháng 5 này giả sử bạn đã giao dịch kiên nhẫn, cẩn thận 10 lệnh với khối lượng 0.1 lot và thắng 7 thua 3 lệnh, kiếm được được 1 khoản lãi 500$. sau đó có 1 tình huống "quá đẹp" và bạn đặt hết hy vọng bằng 1lot. không may là sau khi vào lệnh thì có tin tức bất ngờ xảy ra làm giá chạy loạn và cán SL với khoản lỗ -550$. cả tháng gd của bạn đã đi tong và chả còn ý nghĩ gì khi 10 thằng ku con xây ko bằng 1 thằng to nó phá. chưa kể thực tế thường đau lòng hơn ví dụ này nhiều, lệnh tất tay đôi khi còn làm cháy luôn cả tài khoản.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhớ lúc còn chân ướt chân ráo vào lệnh...có lời thì cắt ngay kẻo nó quay đầu => ăn ít... còn lỗ thì nín thở mà gồng mong nó hết màu đỏ => thường thì nõ dẫn mình tới thẳng margin call luôn! :(
Chắc hai bác trên cũng "đã từng" như mình nên comment quá chuẩn. :rolleyes:
 
Đúng vậy.

Bước 1: Xác định được bản thân mình bị bệnh thiếu tính kỷ luật.
Bước 2: Rèn luyện tính kỹ luật. (Chữa bệnh thiếu kỹ luật).
...............
Mà làm sao để rèn tính kỹ luật đây mấy bác?
(Kiểu như trong quân đội của anh Jong-un thì tốt nhỉ?)

Trong TraderViet có bài nào hướng dẫn chữa bệnh thiếu kỹ luật không vậy mấy bác?
Em search trong site không thấy.

Vấn đề nhức nhối là bác sĩ bảo em bị bệnh, mà không thấy bác hướng dẫn cách chữa trị ạ.
 
Trong suốt những năm tháng trading, cùng trò chuyện với những Trader, tôi đã phát hiện ra rằng newbie rất dễ bị tổn thương bởi 4 cạm bẫy tâm lý dưới đây.

Hãy cùng xem xét nó một cách cẩn trọng. Hy vọng rằng, sau khi đọc xong những điều này bạn có thể nhìn nhận được chúng một cách rõ ràng và chặn chúng lại trước khi tài khoản của bạn bị hủy diệt. Hãy bắt đầu!

1. Tham vọng làm giàu nhanh chóng

Tham vọng trở nên giàu có thường biểu hiện theo nhiều cách. Tuy nhiên, dễ nhận biết nhất đó chính là cảm xúc sợ hãi và tham lam, và tất nhiên hai cảm xúc này sẽ đưa đẩy bạn đến những bến bờ không tốt đẹp. Suy cho cùng thì những cảm xúc này bắt nguồn từ tham vọng làm giàu nhanh chóng, và những Trader kiểu này thường có những biểu hiện: Over trading (trade quá nhiều), Rủi ro quá mức (quản lý vốn không tốt).


Hãy nhớ rằng Forex không giúp bạn trở nên giàu có một cách nhanh chóng mà nó rất dễ làm điều ngược lại. Bạn thường mất hàng năm trời trước khi bạn trade tốt và có thể rời bỏ công việc cũ của mình. Hãy xem Forex như một nghề thật sự của mình, và trong dài hạn, nếu bạn có thể thành công với nó, nó sẽ cho bạn một cuộc sống vô cùng thoải mái.

Nếu bạn bắt đầu sự nghiệp trading từ tuần trước và mong muốn kiếm đủ số tiền bạn muốn và biến mất khỏi thị trường trong nửa năm, thì đó thật sự là một điều hoang tưởng.

Forex là một nghề nghiệp, không phải một cách làm giàu thần tốc, nếu bạn thật sự muốn phất lên một cách nhanh chóng bạn nên thử casino hay chơi xổ số.

2. Sợ hãi mất tiền


Từ thuở nhỏ, chúng ta thường được gieo niềm tin rằng thành công có nghĩa là có thật nhiều tiền. Như vậy ngược lại – mất tiền, có nghĩa là chúng ta đang thất bại. Điều này dẫn đến việc mọi người sợ mất tiền.

Một số người thậm chí trade tài khoản demo những hai năm ròng rã mà vẫn chưa có đủ can đảm để mở một tài khoản live. Còn một số new Trader thì hoảng loạn bất cứ khi nào “xuống tay” với tài khoản live của họ.

Ở góc độ nào đó, việc mất một chút tiền vào thị trường thật sự mang lại lợi ích. Nó dạy cho bạn một số bài học rất quan trọng. Bạn không nên quá sợ hãi việc mất tiền.

Trong thực tế, nếu bạn nghĩ đến việc mất tiền quá nhiều sẽ khiến bạn đưa ra những quyết định đầy cảm xúc, khi ấy bạn rất dễ dàng bị thị trường dẫn dắt. Vì vậy hãy tập dần khả năng đối mặt với cảm xúc sợ hãi và lo lắng, nó không giúp ích gì cho công việc trading của bạn cả.

Sự thật là bạn sẽ mất tiền vào thị trường, điều này là không thể tránh khỏi. Bất kể Trader kỳ cựu nào cũng đã mất tiền vào thị trường, và không phải cú trade nào cũng mang lại lợi nhuận, đó là điều tất nhiên mà bạn phải chấp nhận.

Thị trường sẽ không bao giờ luôn đi theo hướng mà bạn dự đoán, hãy đứng dậy sau mỗi vấp ngã, học hỏi từ những thất bại đó, bạn sẽ dần có những cú trade tốt hơn.

3. Không chấp nhận lệnh thua


Vấn đề nhức nhối của những newbies, họ không chấp nhận rằng họ đã nhận định sai. Thay vì cắt lỗ để bảo toàn vốn thì họ lại cố gắng gồng lệnh bằng cách dời stop-loss với mong muốn giá sẽ quay đầu trở lại. Họ chưa hiểu được rằng thắng thua là chuyện hiển nhiên, và việc của họ không phải là biến lệnh thua thành lệnh thắng mà là làm sao để giảm thấp nhất số tiền mất trên những lệnh thua đó.

4. Thiếu tính kỷ luật

Điều này được nói đến cuối cùng vì mặc dù đây là một cạm bẫy phổ biến và nguy hiểm nhất nhưng lại ít khi được bàn luận. Một Trader thiếu kỷ luật sẽ không bao giờ có thể thành công trên thị trường này, và Trader có những hành vi thiếu tính kỷ luật theo nhiều cách khác nhau.

Đầu tiên có thể nêu ra đó là hay thay đổi. Những Trader thuộc kiểu này thường rất hay tinh chỉnh hoặc thay đổi phương pháp giao dịch của họ. Họ không nhận ra rằng để sử dụng hiệu quả một hệ thống giao dịch cần phải có thời gian. Họ không bám sát một hệ thống hay phương pháp giao dịch đủ lâu, thử nó một vài tuần thấy ổn, rồi khi nó hoạt động không tốt ở một điều kiện thị trương nào đó là họ lại đi tìm một “chén thánh” mới.


Một hành vi phổ biến khác đó là Trader nôn nóng từ bỏ một phương pháp giao dịch thật sự tốt khi nó hoạt động không đúng trong một giai đoạn thị trường không phù hợp.

Hãy nhớ rằng không có một phương pháp giao dịch nào hoạt động hiệu quả trên tất cả các điều kiện thị trường. Việc của bạn là kiên trì theo đuổi phương pháp mà bạn chọn một cách kỷ luật, nhận ra những điều kiện thị trường nào mà khi đó phương pháp giao dịch của bạn hoạt động không hiệu quả để hạn chế.

Trên đây là 4 cạm bẫy mà một Trader nên biết, và tránh nếu muốn thành công trên thị trường khắc nghiệt này. Các bạn có bổ sung thêm những lỗi nào mà Trader hay mắc phải thì hãy comment chia sẻ bên dưới nhé!

Bài cùng chủ đề:
Happy trading!
Theo Babypips
bạn phân tích quá chính xác, hiện mình đang mở tài khoản bên cambodia, và ban đầu cũng mất 4000$ vid những sai lầm này
 
Lỗi là không xác định rõ xu hướng chính, setup chính là tớ thích hàng rẽ sida nên gồng quá tãi chĩ cần một em thôi trúng là hòa vốn đó lỗi tâm lý , còn có lợi nhuận thì rút cũng lỗi nhưng đáng tha thứ vì cơ hội còn nhiều.. Càng chơi lỗi càng nhiều, ít được trúng... 4 lỗi chính của bạn mình hiện tại vẫn còn mắc phải nên không lấy là buồn
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,211 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 482 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,563 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên