Các mức giới hạn lỗ mà Trader cần biết

Các mức giới hạn lỗ mà Trader cần biết

Các mức giới hạn lỗ mà Trader cần biết

RM7

Member
10
109
Việc thua lỗ là vấn đề không tránh khỏi của mọi trader- dù bạn có là trader nghiệp dư, trader chuyên nghiệp hay là loại trader gì đi chăng nữa. Một trader kỷ luật hoàn toàn nhận thức được sự không tránh khỏi của việc mất những lợi nhuận khó kiếm được, và có thể chấp nhận tổn thất như đó là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, có những phương pháp có hệ thống mà bạn có thể đảm bảo cho việc thua lỗ ở mức tối thiểu.

cac-muc-gioi-han-lo-trader-can-biet-traderviet.jpg

Mỗi trader nên sử dụng một hệ thống giới hạn lỗ (loss–limit) theo đó họ hạn chế thua lỗ bằng một tỷ lệ cố định cho tài sản của mình, hoặc tỷ lệ phần trăm thua lỗ nhất định từ nguồn vốn được sử dụng cho mỗi lệnh giao dịch. Hãy nghĩ về hệ thống này như là một công tắc an toàn cho những giao dịch của bạn.Sau khi trader thua lỗ một tỷ lệ phần trăm từ tài khỏan giao dịch hoặc một lệnh giao dịch của mình, trader có thể ngừng giao dịch hoặc có thể thoát một lệnh giao dịch đang bị lỗ. Với hệ thống này, thoát khỏi một lệnh thua lỗ là một quyết định không mang tính cảm xúc. không bị ảnh hưởng bởi những kỳ vọng rằng "thị trường chắc chắn sẽ quay lại ở một thời điểm nào đó."

Quy tắc giới hạn thua lỗ 2%

Một mức chấp nhận thua lỗ chung cho một tài khoản giao dịch là 2% số vốn trong tài khoản giao dịch. Vốn trong tài khoản giao dịch của bạn là vốn bạn chấp nhận mất nó, vốn mà bạn sử dụng (vốn mà bạn sẵn sàng mạo hiểm) cho những giao dịch hằng ngày mà bạn cố gắng tìm kiếm lợi nhuận hàng ngày cho tài khoản của bạn.

Hệ thống loss-limit thậm chí có thể được thực hiện trước khi tham gia giao dịch. Với mỗi quyết định giao dịch bạn đều sử dụng nhiều công cụ bổ trợ cho quyết định của mình, và việc tính toán khoảng lỗ bạn có thể duy trì trong giao dịch của mình là quy tắc 2% cũng được thực hiện cùng lúc đó. Khi thiết lập giao dịch của bạn, bạn cũng sẽ đặt lệnh dừng lỗ tối đa 2% mất tổng vốn trong tài khoản của bạn. Tất nhiên, điểm dừng lỗ của bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào từ 0-2% tổng lỗ. Mức rủi ro thấp hơn là hoàn toàn chấp nhận được nếu từng lệnh riêng lẻ cho phép.

Mỗi trader có những quan điểm khác nhau với quy tắc 2%. Nhiều trader cho rằng hạn mức rủi ro 2% là quá nhỏ và nó làm giảm khả năng tham gia vào những giao dịch mạo hiểm hơn với một phần lớn hơn trong tài khoản của họ. Mặt khác, hầu hết các chuyên gia cho rằng 2% là mức rủi ro cao và cao hơn mức thua lỗ ước tính khoảng 0,5-0,25% danh mục đầu tư của họ. Nếu là như vậy thì các chuyên gia đương nhiên sẽ muốn tránh rủi ro hơn là những người có tài khoản nhỏ hơn – một khoản lỗ 2% trên một tài khoản lớn là một tai họa. Bất kể quy mô tài khoản của bạn, điều khôn ngoan là bạn nên thận trọng thì tốt hơn chấp nhận rủi ro cao khi lần đầu tiên bạn trade hệ thống của mình.

Giới hạn lỗ hàng tháng nên là 6%

Như vậy, bây giờ bạn đã thiết lập một hệ thống theo đó tổn thất của bạn từ mỗi giao dịch cá nhân được giới hạn ở mức 2% vốn rủi ro của bạn. Nhưng mất một phần 1% giá trị tài khoản của bạn trong vòng 10 ngày trong một tháng sẽ lấy đi 10% giá trị tài khoản của bạn trong tháng đó (không tính đến việc bạn sẽ rút được bất kì lợi nhuận nào mà bạn đã tạo ra trong suốt 12 ngày khác trong tháng). Ngoài việc hạn chế tổn thất từ các lệnh riêng lẻ, chúng ta phải thiết lập một “circuit breaker” (công cụ tự động ngắt lệnh) để ngăn ngừa tổng thua lỗ cho tài khoản của bạn trong một chu kỳ thời gian.

Một quy tắc chung về khoảng tổng thua lỗ hàng tháng tối đa là 6% cho tổng số vốn của bạn. Ngay khi số vốn của bạn giảm xuống dưới mức 6%, mức giá mà ta đã thiết lập vào ngày cuối cùng của tháng trước, thì bạn hãy ngừng giao dịch! Vâng, bạn đã nghe tôi nói đúng. Khi bạn thua lỗ đã đạt đến giới hạn 6% số vốn của mình, hãy ngừng giao dịch hoàn toàn trong suốt thời gian còn lại của tháng đó. Trên thực tế, khi hệ thống 6% “circuit breaker” của bạn hoạt động, hãy đi xa hơn và đóng tất cả những lệnh còn mở của bạn, và đứng ngoài thị trường trong phần phần thời gian còn lại của tháng. Dành những ngày cuối cùng của tháng để tập hợp lại, phân tích các vấn đề, quan sát thị trường và chuẩn bị cho việc tái giao dịch khi bạn tin tưởng rằng bạn có thể ngăn ngừa sự trường hợp tương tự trong tháng tiếp theo.

cac-muc-gioi-han-lo-trader-can-biet-traderviet-1.jpg

Làm thế nào bạn có thể thiết lập một hệ thống 6% giới hạn lỗ? Bạn phải tính toán số vốn cho mỗi giao dịch và mỗi ngày. Điều này bao gồm tất cả số tiền trong tài khoản của bạn, tiền mặt và giá trị những lệnh đang mở trong tài khoản.So sánh tổng vốn bạn giao dịch mỗi ngày với tổng tài khoản của bạn cho đến ngày giao dịch cuối cùng của tháng trước nếu bạn đang ở ngưỡng 6%, chuẩn bị ngừng giao dịch.

Việc sử dụng mức lỗ hàng tháng là 6% cho phép trader nắm giữ ba lệnh mở với khả năng mất 2% cho mỗi khoản lỗ, hoặc sáu lệnh mở với mỗi lệnh có thể lỗ 1%...

Thực hiện các điều chỉnh cần thiết

Tất nhiên, tính chất linh động của 2 quy tắc giới hạn lỗ 2% trên mỗi giao dịch và giới hạn lỗ 6% cho mỗi tháng nghĩa là bạn phải xác định lại vị trí giao dịch hàng tháng. Ví dụ: nếu tháng trước bạn có một khoản lợi nhuận thì khi bạn chuẩn bị giao dịch cho tháng này bạn cần tính toán lại điểm stop loss và khối lượng giao dịch của bạn để không vượt quá 2% trên tổng số vốn mới bạn có. Đồng thời, khi tài khoản của bạn tăng lên khi kết thúc tháng trước, quy tắc 6% sẽ cho bạn giao dịch với khối lượng lớn hơn trong tháng tiếp theo. Trường hợp ngược lại cũng vậy, nếu bạn mất tiền trong một tháng, số vốn của bạn sẽ nhỏ hơn vào tháng sau do đó bạn phải đảm bảo vị trí giao dịch của mình cũng phải nhỏ tương ứng.

Cả 2 quy tắc 2% và 6% giống như mô hình kim tự tháp, bạn có thể gia tăng lệnh thắng khi bạn đang trên vòng quay thắng lệnh của mình. Nếu vị thế của bạn đang dương, bạn có thể đưa điểm dừng lỗ của mình lên mức hòa vốn và sau đó vào thêm lệnh mới - miễn là tổng rủi ro trên vị trí mới không quá 2% vốn tài khoản của bạn và tổng số rủi ro tài khoản của bạn ít hơn 6%.

Kết luận

Các quy tắc 2% và 6% được đánh giá cao bởi rất nhiều các trader, đặc biệt là những người dễ bị tác động tâm lý của thị trường. Nếu bạn không muốn trade với nhiều rủi ro hơn, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ phần trăm thua lỗ thấp hơn con số 2% và 6%. Tuy nhiên, mình không khuyến khích bạn tăng mức thua lỗ này - những người chuyên nghiệp hiếm khi bị cám dỗ với mức rủi ro cao như vậy, hãy suy nghĩ lại lần thứ hai trước khi bạn muốn tăng mức độ rủi ro của mình.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các quy tắc quản lý vốn và đặt stoploss có thể tìm hiểu bài viết một số vấn đề khi đặt stop loss.

Tuy nhiên, nếu không thích 2 quy tắc 2% và 6%, bạn nên tìm hiểu phương pháp quản lý tiền cảm giác mạnh siêu an toàn :cool:. Thế các bạn thường đặt mức rủi ro là bao nhiêu?

Theo investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Mình thường đặt mức stop loss là 1%, không bao giờ hơn. Như vậy đi ngủ mới ngon được
 
Hay, 2% và 6% là mức hợp lý bảo đảm an toàn. Áp dụng liền
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,589 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 226 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 443 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,134 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 331 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 197 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên