Câu chuyện về nghề Trading cho ngân hàng tại Việt Nam

Câu chuyện về nghề Trading cho ngân hàng tại Việt Nam

Câu chuyện về nghề Trading cho ngân hàng tại Việt Nam

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,164
153,348
Đây là một bài báo cũ với tựa đề "Buôn tiền" hợp pháp được đăng trên Tuổi Trẻ bản online vào ngày 15/08/2004. Anh em nào chưa biết câu chuyện thì có thể đọc để hiểu thêm về nghề Trader hay Dealer của nhà bank Việt Nam nhé

"Buôn tiền" hợp pháp

TTCN - Sôi động hơn kinh doanh chứng khoán và mạo hiểm như đánh bạc - đó là hoạt động mua bán ngoại tệ qua mạng Internet ở các ngân hàng. Tiền được làm “hàng hóa” tại đây là USD, euro, bảng Anh, yen Nhật...

trader-dealer-ngan-hang-traderviet.jpg

Bà Tú Lan theo dõi sự kiện lên xuống của đồng tiền

Trong một ngày, nhiều khối lượng tiền lớn buộc phải mua nhanh bán gọn. Thuận chiều, “buôn” 1 triệu USD có thể lãi vài nghìn USD trong ít phút. Nhưng nếu nghịch, khoản tiền lỗ có thể nhiều hơn tiền lãi trong thời gian ngắn hơn. Nhân viên phòng mua bán ngoại tệ thực hiện các giao dịch này được gọi là dealer.

Có thể hình dung phần nào công việc của dealer qua các “chợ buôn tiền” ở cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái hay những tay buôn đôla lậu ở bờ hồ Gươm hay phố Hàng Bạc. Tại đây, ngoại tệ được làm hàng hóa để mua đi bán lại, qua đó có sinh lời bất hợp pháp và phục vụ mục đích cá nhân.

Còn dealer “buôn tiền” hợp pháp cho ngân hàng. Họ được phép giao dịch bằng rất nhiều đồng tiền mạnh trên thế giới. Ngoài ra họ được hỗ trợ bởi những phương tiện thông tin tối tân; ngoại ngữ, mạng Internet, kênh thông tin riêng về tình hình trồi sụt của đồng tiền. Mặc dù phải mua bán rất nhiều loại tiền tệ với khối lượng lớn nhưng giao dịch của dealer chỉ phải qua mạng và hệ thống thanh khoản ngân hàng.

Thao tác mua bán ngoại tệ được gọi là đặt lệnh mua - bán hay “đánh”. Chẳng hạn, buổi sáng dealer mua một lượng ngoại tệ; đến buổi chiều thấy giá ngoại tệ này lên, dealer bán lượng ngoại tệ ấy đi. Giá chênh nhau giữa mua và bán là tiền lãi. Như vậy, ở giao dịch này dealer đã “đánh” thắng. Tưởng là đơn giản nhưng nghề dealer khắc nghiệt, không phải lúc nào cũng thuận chiều.

Dealing Room không yên tĩnh

Khác với không khí giao dịch náo nhiệt ở đại sảnh, dealing room (phòng giao dịch ngoại tệ qua mạng) của Vietcombank nằm yên tĩnh trên tầng 6 của một cao ốc. Các nhân viên miệt mài bên máy tính. Không có tiếng ồn ào nói chuyện. Nhưng đầu óc mọi người đang căng như dây đàn, bởi họ phải theo dõi tỉ giá tiền tệ “nhảy” theo từng giây một. Sáng 30-7, lúc 7 giờ tỉ giá euro/USD là 1,2025 (1 euro = 1,2025 USD); đến 1 giờ trưa tỉ giá đã là 1,2065 và đến 4 giờ chiều lại là 1,2050.

Bà Ngọc Anh, trưởng phòng kinh doanh ngoại tệ, dù bận bịu với hàng núi công việc nhưng vẫn luôn nhấp nhổm theo tỉ giá lên xuống này. Bởi nó sẽ quyết định việc “đánh” thắng hay thua của các dealer trong mỗi lần giao dịch. Bà nói: “Phòng chỉ được “mở khoản” 2 triệu USD, tức là một ngày buộc phải mua - bán hoặc bán - mua một lần hoặc nhiều lần, tổng tiền dưới 2 triệu USD. Hết ngày, dù thắng hay thua đều phải “mua” lại số tiền này để duy trì trạng thái cân bằng ngoại hối”.

Phòng của bà Ngọc Anh “quản lý” khoảng 60% nguồn vốn ngoại tệ của Vietcombank (trên dưới 2,5 tỉ USD). Giao dịch tiền tệ qua mạng chính là kênh quan trọng để sinh lãi số tiền này. Đủ hiểu áp lực lên các dealer khủng khiếp như thế nào bởi không phải lúc nào họ cũng “đánh” thắng.

Bà Ngọc Anh nói: “Thua nhiều chứ, nhất là mấy anh trẻ. Càng thua càng muốn gỡ, như thua bạc ấy. Trường hợp như thế, tôi cho ngồi ra chỗ khác, vài ngày sau đầu óc thanh thản mới cho đánh tiếp”. Tại phòng này, với những dealer trẻ chỉ được phép “đánh” một “deal” (một giao dịch) 100.000 - 200.000 USD. Dealer nhiều kinh nghiệm mới được “đánh” to hơn từ 1 triệu USD/deal. Nhưng dù trẻ hay già cũng chỉ được phép thua dưới 2.000 USD tại Vietcombank.

Cuối giờ chiều 30-7, một dealer “gọi” cho Fortitsbank ở Hong Kong qua mạng Reuters dealing - mạng bảo mật riêng dùng để giao dịch của các ngân hàng trên toàn cầu, sử dụng phải trả tiền. Cũng trong mạng này ở máy tính kế bên dùng tham khảo giá, tỉ giá euro/USD, yen Nhật/USD... của các ngân hàng trên toàn thế giới hiện lên và “nhảy” đến hoa mắt, một giây ra đến vài giá, cả bán lẫn mua.
Dealer này nói: “Tôi sẽ không nói mình mua hay bán để họ khỏi ép giá, chỉ nói mình có nhu cầu 500.000 USD!”. Anh gõ lên bàn phím “gọi” khách như thao tác chat thông thường. Màn hình lập tức hiện ra giá rao của Fortitsbank: mua 1 euro với giá 1,2055 USD; bán bằng 1,2057 USD.

Dealer giải thích: “Số thập phân cuối chênh giữa giá mua và bán được gọi là “điểm”. Như giá mua của Fortitsbank chênh giá bán 2 điểm. Nếu mình mua và bán ngay 1 triệu euro cho họ sẽ lỗ 200 USD”. Dealer không mua không bán nên gõ trả lời: “Nothing there thanks!”. Ở các máy tính bên, bàn phím nhảy tanh tách. Tất cả giao dịch đều bằng tiếng nước ngoài. Con số nhảy múa. Hỏi đáp ngắn gọn. Không có chỗ cho sự chần chừ. Dealer này cho biết từ sáng nay đến trưa tỉ giá “nhảy” 40 điểm (1,2025 - 1,2065), nếu “đánh” 1 triệu euro sẽ lãi 4.000 USD.
Tuy nhiên tỉ giá đã giật ngược lại cuối phiên giao dịch chiều (1,2050); nếu không bán kịp euro sẽ mất lãi, thậm chí sẽ lỗ nếu để đến tối. Theo dealer này, thường xuyên chỉ vừa đặt xong lệnh mua hoặc bán đã lỗ hoặc lãi vài nghìn USD vì tỉ giá nhảy quá nhanh, không thể dự đoán kịp.

Dealer khắc nghiệt

Dealing room của Ngân hàng Công thương Việt Nam bận rộn và bừa bộn; thậm chí bà Tú Lan, trưởng phòng mua bán ngoại tệ, cũng không muốn dẫn khách vào xem. Nhưng thực tế là ở đây chẳng ai màng tới khách khứa, ngoài công việc của họ. Họ cũng không thích tìm hiểu về mình, về công việc mình làm. Bà Lan thuyết phục mãi mới “mời” ra được một dealer có gần 10 năm kinh nghiệm. Anh đeo kính và lộ vẻ mệt mỏi nơi đôi mắt thâm quầng. Anh nói: “Cảm giác sướng nhất là khi làm đúng hướng của thị trường. Đánh thắng ngủ ngon, đánh thua mất ngủ, có đêm không ngủ. Làm việc đến 9-10 giờ đêm là chuyện thường”.

Theo dealer này, nghề của anh “đơn giản” như nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường ngoại hối: mua và bán song hành; lúc nào cũng dùng tiền để mua; dự đoán giá xuống bán ra, giá lên mua vào chờ lên cao nhất lại bán. Ngoài những kiến thức cơ bản học ở đại học chuyên ngành kinh tế và khả năng ngoại ngữ, Internet, tố chất cần thiết nhất của dealer là khả năng lựa chọn thời điểm, phán đoán tỉ giá, phân tích xu hướng lên xuống của đồng tiền. Anh nói: “Vì lệch múi giờ với hai sàn giao dịch châu Âu và châu Mỹ nên giờ làm việc của chúng tôi cũng khác biệt. Sáng có thể chưa làm gì nhưng chiều tối làm hối hả”.

trader-dealer-ngan-hang-traderviet-1.jpg

Sàn giao dịch của Vietcombank không hề yên ả như vẻ bề ngoài

Phòng của bà Lan có 11 nhân viên nhưng “buôn” đến trên 10 đồng tiền mạnh được Chính phủ cho phép chuyển đổi tự do như USD, yen Nhật, bảng Anh, euro, đôla Canada... Với mức đánh trung bình 20 - 30 deal/ngày, 1 deal hạn mức dưới 1 triệu bảng Anh hoặc 1 triệu euro, giờ làm việc hành chính chưa bao giờ là đủ cho những lần đánh thông trưa, thông chiều liên tiếp của các dealer. Xúc cơm hộp, gặm bánh mì, đi muộn, thiếu ngủ với họ là chuyện thường xuyên.

Cái nghề của họ như bám vào đôi mắt: nhìn máy tính, săn tin, mua tin qua mạng, xem truyền hình cáp nước ngoài... Buộc phải sống trong thời sự cũng chính là những cơ hội của họ: từ tình hình kinh tế, chính trị, khủng bố, chiến tranh đến phát biểu của các sếp tài chính, ngân hàng; xìcăngđan của những ngôi sao nổi tiếng... Tất cả đều có thể tác động đến sự trồi sụt của đồng tiền và cái đầu vốn đã luôn sôi sùng sục của các dealer.

Chấp nhận làm việc trong môi trường khắc nghiệt và có tính thay thế liên tục là điểm dễ nhận thấy ở nghề còn tương đối lạ này. Các dealer còn trẻ. Họ có sức chịu đựng, khả năng đeo bám nhạy bén và làm việc rất khỏe. Cả ngày gần như họ không ngủ. Đôi mắt dán vào màn hình máy tính. Trong khi tay gõ bàn phím thì đầu óc liên tục phải hoạt động với cường độ cao để phân tích, phán đoán thị trường, các yếu tố có khả năng tác động trực tiếp đến kinh tế. Đã ngồi vào phòng, họ không thể còn chỗ để nghĩ về chuyện riêng tư, gia đình. Kể cả khi đêm về các con số cũng như nhảy múa trong giấc ngủ.

Tại một số ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng cổ phần, nghề dealer đem đến những cơ hội hấp dẫn cho những người trẻ: họ được thưởng tiền trực tiếp trên tỉ lệ lãi của mỗi lần đánh thắng. Đó là cơ chế động viên “cực mạnh” để nâng cao động lực chiến thắng của các dealer. Ngoài ra, các ngân hàng cũng ráo riết săn tìm những dealer tuổi trẻ tài cao để về làm việc cho mình. Tuy nhiên, nếu cứ đánh thua mãi thì các dealer cũng có thể bị đuổi việc.

Còn tại các ngân hàng quốc doanh, dealer chỉ được thưởng thêm phần nào vào thu nhập nếu đánh thắng. Nếu thua thì đã có hạn mức do ngân hàng chịu. Dù vậy nhưng không vì thế mà khát khao đánh thắng ở hai nơi này lại khác nhau. Ngoài ra họ như có chung một chu trình làm việc: hết mình với nghề từ 10-15 năm trong độ tuổi thanh xuân, đến quá 35-40 tuổi chuyển sang cương vị khác hoặc tham gia đào tạo lớp trẻ kế cận; bởi dealer không có chỗ cho tuổi già.

Võ Trí Thanh, dealer kỳ cựu của Vietcombank từ năm 1999, nói: “Sáng gọi đi Hong Kong, tối gọi cho Mỹ, cũng ngần ấy mặt đồng tiền làm đi làm lại mấy năm chẳng thấy chán”. Những năm ở đỉnh cao phong độ, ngày Thanh đánh trung bình 20 deal, toàn từ 500.000 - 2.000.000 USD/deal. Đợt nước Mỹ bị khủng bố 11-9, đồng USD mất giá thê thảm, Thanh đánh 1 triệu USD có thể thắng 20.000 USD/deal là chuyện thường.

Còn có lần máu ăn thua và rất tin tưởng khả năng thị trường thuận chiều, Thanh được phép để lại một giao dịch qua đêm, anh ngủ tại ngân hàng theo dõi từng động thái của thị trường; cho đến sáng sau, thị trường mở cửa trở lại, Thanh đánh một trận thắng lớn, được khen thưởng. Chưa phải quá già nhưng giờ Thanh đã có suy nghĩ: “Khả năng chịu đựng và cường độ làm việc cũng giảm rồi. Giờ ngày tôi đánh 1-2 deal thôi, tranh thủ lúc nào được thì chỉ bảo cho các em sau thay thế”.

* * *

Nghề dealer khắc nghiệt nhưng không nhàm chán và “tuổi thọ” là như vậy. Nó hoạt động khác hẳn cơ chế của các “chợ buôn tiền”. Ngay tại VN, kể cả các dealer đã giải nghệ hoặc người hiểu biết về nghề này cũng không được làm dealer độc lập để kinh doanh cho mình. Bởi không phải nhiều tiền là có thể mở khoản và tạo dựng được niềm tin, tham gia mua bán với các ngân hàng lớn trên thế giới.

Ngay tại các ngân hàng trong nước, mặc dù đánh có thắng, kể cả thua, nhưng tất cả lợi nhuận từ việc “buôn tiền” đều phải chịu thuế kinh doanh ngoại tệ của Chính phủ. Thường thì các ngân hàng nhỏ trong nước hay “gọi” cho ngân hàng ngoại thương hoặc các ngân hàng lớn hơn; trong khi các ngân hàng này sẽ gọi cho các ngân hàng tại Mỹ hoặc châu Âu nhưng có chi nhánh tại Hong Kong, Singapore hay các nước châu Á cùng múi giờ.

Nhờ đó, họ có thể nhận được giá chuẩn nhất từ các thị trường châu Âu, Mỹ... Dường như dealer không bao giờ thiếu việc, kể cả những tháng ngày thị trường tiền tệ ít dao động nhất.

Theo NGUYÊN GIA / Tuoitre.vn
[TBODY] [/TBODY]



 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Bài báo rất nghiệp dư, chả phân biệt được mua bán ngoại tệ và đầu cơ tỷ giá là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
 
truyền thống ngành ngân hàng có hai mảng kinh doanh, cho vay và giao dịch các sản phẩm tài chính. VN bắt đầu hội nhập nên mới chỉ thực hiện được phần cho vay để đảm bảo nguồn cung tiền cho thị trường nội địa; phần giao dịch các sản phẩm tài chính thì họ đến bây giờ cũng mới bắt đầu, nhưng thấy chưa được hệ thống hóa cho lắm, mà mới chỉ gọi là tham gia kinh doanh để đảm bảo xoay vòng vốn ( tiền tối kỵ để nằm yên không động tới!). Nhưng như vậy cũng là một bước tiến xa trong ngành ngân hàng VN rồi.
 
Thì ra ngân hàng toàn intraday và scalping khủng khiếp thật, tâm lý từ sức ép kinh doanh để kiếm tiền hàng ngày không khác gì retail trader nhỏ lẻ hết.
 
Anh em mình trade cũng khác gì bọn dealer này đâu. Áp lực cũng bạc cả mái đầu ấy chứ. Mỗi ngày kiếm chục bát cháo, bát phở mà cũng khó.
Giờ trên TraderViet có hai hoa tiêu chỉ đường rất giỏi đó là đồng chí tienha và Tui nè nên anh em nếu muốn ăn ngắn thì theo dõi bài post của Tui nè còn ăn dài chút thì theo dõi bài của tienha học theo cách các đ/c ấy vào lệnh rồi từ từ nghiệm ra phương pháp và cách cảm nhận thị trường qua hệ thống mà hai hoa tiêu sử dụng qua đó sẽ giúp giảm bớt áp lực cùng đỡ tốn tiền mua thuốc nhuộm tóc.
 
Có vẻ như các ngân hàng Vietnam, dù lớn cỡ Vietcombank cũng giao dịch kiểu retail trading mà không có hệ thống HFT, phải không các anh em có kinh nghiệm vấn đề này? Xin cảm ơn.
 
Có vẻ như các ngân hàng Vietnam, dù lớn cỡ Vietcombank cũng giao dịch kiểu retail trading mà không có hệ thống HFT, phải không các anh em có kinh nghiệm vấn đề này? Xin cảm ơn.
HFT thì ở VN mình chưa nghe nói bác ạ. Chắc chưa đủ trình để chơi món đó
 
Ae cho hỏi nộp hồ sơ ứng tuyển ở đâu thế, để mình vào học hỏi xin ít kinh nghiệm của bank trader
 
VCB báo cáo lãi to từ kinh doanh ngoại hối nên chắc bên đó toàn thánh scalp.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 17 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 89 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 27 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên