Cung và cầu có phải lúc nào cũng bù trừ nhau?

Cung và cầu có phải lúc nào cũng bù trừ nhau?

Cung và cầu có phải lúc nào cũng bù trừ nhau?

Jasmine Tran

Editor
Trial mod
839
4,978
Như mọi người đã biết, quy luật cung cầu (Suppy & demand) là một trong quy luật quan trọng của nền kinh tế thế giới và cả thị trường tài chính. Nếu hiểu đơn giản thì khi cung tăng, cầu giảm và ngược lại. Tuy nhiên, không như mọi người vẫn tưởng, cung cầu không hề lập tức bù trừ nhau hoặc bù trừ nhau một cách hoàn hảo như các mảnh ghép.

Cung và cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động đến giá cả trong nền kinh tế thị trường. Khi nhu cầu tăng lên, nguồn cung thường tăng theo khi doanh nghiệp cố gắng đáp ứng với sản lượng cao hơn. Phản ứng này không phải luôn luôn ngay lập tức. Ví dụ, nếu nhu cầu về nhà ở tăng lên đáng kể ở một mức giá cụ thể nào đó, việc xây dựng nhà ở mới để đáp ứng nhu cầu chắc chắn đòi hỏi thời gian và có thể không xảy ra nhanh chóng. Tuy nhiên, nguồn cung để đáp ứng lại với nhu cầu ngày càng gia tăng của truyền thông/truyền hình có thể đòi hỏi thời gian ít hơn rất nhiều. Một số sản phẩm như hàng hoá hoặc dịch vụ mà có số lượng lớn các sản phẩm thay thế, thì thường không có tính nhạy để đáp ứng khi nhu cầu tăng nhanh. Theo nghĩa này, cung và cầu không phải lúc nào cũng bị bù trừ lẫn nhau lập tức và cung cầu không phải lúc nào cũng như nhau.

Chính vì rất hiếm có viễn cảnh "hoàn hảo" 1 cộng 1 trừ của cung cầu, chúng ta có một thuật ngữ kinh tế là độ co dãn giá cả của nhu cầu (price elasticity of demand). Độ co dãn giá cả của nhu cầu được sử dụng để đo lường và thấu hiểu liệu thay đổi trong phản ứng của giá cả và cung ứng sẽ biến động như thế nào khi so sánh với nhu cầu trong thị trường. Nói đơn giản là xem xét liệu khi nhu cầu thay đổi thì giá cả và cung ứng có thay đổi với nhịp độ tương tự hay không. Khi độ co giãn trở về con số 0, nhu cầu trở nên kém nhạy hơn khi có sự thay đổi về giá cả. Các doanh nghiệp đo lường nhu cầu và tính đàn hồi của giá để giúp xác định họ sẽ sản xuất bao nhiêu là đủ cho thị trường tiêu dùng. Còn người tiêu dùng trong một nền kinh tế thị trường sẽ ước lượng mức sản xuất và tính sẵn sàng của sản phẩm (sản phẩm có sẵn để tiêu thụ ngay). Khi người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ tiêu dùng, nhu cầu về sản phẩm tăng và giá có thể tăng lên theo.

Tuy nhiên, các sản phẩm không linh hoạt thì thường có rất ít thay đổi trong nhu cầu khi giá cả thay đổi.Ví dụ như đối với các hàng xa xỉ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng có nhiều lựa chọn thay thế, người tiêu dùng có thể tìm ra các lựa chọn thay thế tương đương, không mua đồ đắt giá hoặc tìm các chiến lược khác để tránh hoặc giảm thiểu mua hàng. Những lựa chọn này có thể làm giảm nhu cầu trong một nền kinh tế. Từ đó, các doanh nghiệp, nghiên cứu những xu hướng này, xác định hạn ngạch sản xuất để theo dõi chi tiêu của người tiêu dùng.

Tóm lại, cung cầu không phải luôn bù trừ nhau một cách hoàn hảo, mà còn có các yếu tố khách quan từ các đặc điểm của sản phẩm, độ co dãn giá cả tác động lên nó. Đây cũng là lí giải vì sao đôi khi chúng ta nhìn thấy nhu cầu rõ ràng tăng nhưng thực chất cung ứng và giá cả lại không biến động ngay hoặc biến động mạnh.

Nguồn: Investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 740 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 179 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,242 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên