Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 3

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 3

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 3

Khánh Trình

Active Member
1,337
8,618
Đây là phần 3 trong chuỗi bài viết giới thiệu về vùng supply demand và cũng là phần kết thúc của chuỗi bài cơ bản về vùng supply demand. Phần này chúng ta sẽ hiểu chính xác bao lâu thì vùng supply demand vô hiệu.

Chính xác thì khi nào vùng supply demand vô hiệu?

Như bạn cũng biết trên thị trường có 2 loại trader là trader giao dịch ngắn hạn và trader giao dịch dài hạn. Tương tự, big boy cũng sẽ có 2 loại big boy là những big boy giao dịch ngắn hạn và big boy giao dịch dài hạn.

Các big boy giao dịch trong ngày (intra-day) là những người thích bắt các đợt sóng nhỏ của thị trường, họ kiếm ít nhưng kiếm lợi nhuận dần dần trên thị trường. Họ đặt lệnh trong ngày nên họ sẽ có mong muốn lệnh giao dịch của họ phải được thanh khoản ngay trong ngày, chẳng ai trong số họ muốn đặt lệnh rồi qua hôm sau lệnh của họ mới "khớp".

Và như các bạn cũng biết các big boy sẽ chờ cho các lệnh giao dịch của retail trader bị dính stop loss tại vùng supply demand, các vùng supply demand vì thế sẽ không tồn tại quá 24 giờ (như đã giải thích lý do ở trên vì các bank trader không muốn lệnh chờ của họ bị thanh khoản qua đêm).

Vì vậy, có một quy luật mà các trader nên cân nhắc khi trading với vùng supply demand. Các vùng supply demand trade trên khung H1 chỉ nên tồn tại trong vòng 24 giờ. Nếu hơn 24 giờ mà thị trường không quay lại vùng đó, ta nên xem nó đã trở nên vô hiệu.

Nếu bạn trade vùng supply demand trên khung daily, nếu thị trường không quay trở lại vùng đó trong vòng 1 tháng, vùng đó sẽ trở nên vô hiệu. Với khung thời gian daily, vùng supply demand ở khung này chịu sự ảnh hưởng của các bank trader thích trade dài hạn (loại 2). Vị thế của những trader này là nguồn gốc hình thành trend trên thị trường forex.

Tuy gọi là trader, big boy v.v... nhưng họ là các thể chế lớn có vai trò định hình thị trường forex (các ngân hàng lớn, các quỹ lớn...). Họ sẽ hợp tác với nhau để điều phối thị trường và khiến cho các trader nhỏ lẻ như chúng ta nghĩ thị trường đang đi theo đúng xu hướng nhưng thực ra là ngược lại, thế là họ bẫy được chúng ta.



Xu hướng của thị trường

Cũng như hầu hết các phương pháp trading, trader sử dụng vùng supply demand cũng phải nắm khái niệm về trend và sử dụng trend trong giao dịch. Tuy nhiên, vấn đề là cách mà các trader nhận định trend khiến cho họ mắc sai lầm.

Các trader thường hay quan sát khung thời gian daily và dựa vào đó để ra quyết định giao dịch dù họ giao dịch ở khung thời gian thấp hơn. Khi giao dịch ở khung thời gian thấp mà dựa vào khung thời gian cao để xác định xu hướng, họ vô tình trade ngược xu hướng khung thời gian thấp mà họ giao dịch, dẫn đến lỗ những lệnh không cần thiết.

Mọi người không ai nhận ra rằng, trend trên khung thời gian mà họ đặt lệnh là trend mà họ nên đi theo. Nếu bạn trade trên khung thời gian daily thì bạn nên trade theo xu hướng của daily, nếu bạn trade trên khung H1 bạn chỉ nên trade trên khung H1.

Tổng kết

Với hàng loạt những thông tin mà bạn cập nhật xưa nay về vùng supply demand, bạn có thể đã mắc sai lầm. Bạn cần hiểu thị trường từ bản chất cốt lõi để biết thực sự vùng supply demand là loại vùng như thế nào.
  • Các loại lệnh chờ (limit order) không đóng vai trò di chuyển thị trường. Limit order cung cấp thanh khoản cho thị trường, stoploss của trader chính là limit order.
  • Tuổi của vùng supply demand cũng như sức mạnh của giá khi thoát khỏi vùng supply demand không liên quan đến độ mạnh yếu của vùng supply demand đó.
  • Vùng supply demand mới hình thành sau khi giá đã đi trong một xu hướng càng lâu thì tỉ lệ đảo chiều thành công càng cao.
  • Vùng supply demand ở khung H1 sẽ vô hiệu khi hình thành quá 24 giờ, và vùng supply demand ở khung daily sẽ vô hiệu khi hình thành quá 1 tháng.


Việc xác định vùng supply demand chỉ là mảnh ghép đầu tiên để trader có thể biết cách trade với loại vùng này. Có thể tuần tới, mình sẽ viết về cách vẽ vùng supply demand và cách vào lệnh với vùng supply demand.

Một lần nữa cảm ơn các bạn đã theo dõi series này và xin lỗi các bạn vì bài này không có hình minh họa. Các phần sau mình sẽ cố gắng khắc phục điểm này.

Happy learning... again :)!

Tham khảo forexmentoronline
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
hì, mình rút gọn phần official of supply demand này tập trung vào các vấn đề :
-thiếu thanh khoản là một trong những điều khiến giá dịch chuyển.
-supply-demand zone là những vùng giá được đánh dấu bằng những hình chữ nhật mà tại đó có 1 nến tăng/ giảm cực mạnh
-độ mạnh của một vùng supply hoặc demand liên quan tới vị trí xuất hiện của nó trong trend
- có 2 dạng bigboy là intra-day và long time, tương ứng với thời gian giá sẽ retest S-D zone hiệu quả là 1 ngày và 1 tháng.
- nếu bạn trade H1, hãy để ý trend ở H1, trade D1, để ý trend D1 , nếu 2 trend này mà trùng hướng thì đó là điều tuyệt vời, cần tận dụng
:3 , :D , mình chỉ hiểu như thế, mọi người góp ý thêm nhé,
thank you and good luck in trade !
 
hì, mình rút gọn phần official of supply demand này tập trung vào các vấn đề :
-thiếu thanh khoản là một trong những điều khiến giá dịch chuyển.
-supply-demand zone là những vùng giá được đánh dấu bằng những hình chữ nhật mà tại đó có 1 nến tăng/ giảm cực mạnh
-độ mạnh của một vùng supply hoặc demand liên quan tới vị trí xuất hiện của nó trong trend
- có 2 dạng bigboy là intra-day và long time, tương ứng với thời gian giá sẽ retest S-D zone hiệu quả là 1 ngày và 1 tháng.
- nếu bạn trade H1, hãy để ý trend ở H1, trade D1, để ý trend D1 , nếu 2 trend này mà trùng hướng thì đó là điều tuyệt vời, cần tận dụng
:3 , :D , mình chỉ hiểu như thế, mọi người góp ý thêm nhé,
thank you and good luck in trade !

Thank sonpt, có cái đoạn vùng supply demand có hiệu lực trong vòng 24 giờ nếu trade khung H1 rất hay. Trade price action bao năm ngờ ngợ giờ đã hiểu kỹ hơn nhiều.
 
Thank sonpt, có cái đoạn vùng supply demand có hiệu lực trong vòng 24 giờ nếu trade khung H1 rất hay. Trade price action bao năm ngờ ngợ giờ đã hiểu kỹ hơn nhiều.
đọc cái dàn bài này cần hiểu về tâm lý của pro trader ghê lắm. Bản thân tác giả cũng là một pro trader nên nó có những góc phân tích về tâm lý rất hay. Hi vọng Trình sẽ dịch hệt loạt bài này :D, đừng bỏ cuộc sớm như mình :)
 
Đây là phần 3 trong chuỗi bài viết giới thiệu về vùng supply demand và cũng là phần kết thúc của chuỗi bài cơ bản về vùng supply demand. Phần này chúng ta sẽ hiểu chính xác bao lâu thì vùng supply demand vô hiệu.

Chính xác thì khi nào vùng supply demand vô hiệu?

Như bạn cũng biết trên thị trường có 2 loại trader là trader giao dịch ngắn hạn và trader giao dịch dài hạn. Tương tự, big boy cũng sẽ có 2 loại big boy là những big boy giao dịch ngắn hạn và big boy giao dịch dài hạn.

Các big boy giao dịch trong ngày (intra-day) là những người thích bắt các đợt sóng nhỏ của thị trường, họ kiếm ít nhưng kiếm lợi nhuận dần dần trên thị trường. Họ đặt lệnh trong ngày nên họ sẽ có mong muốn lệnh giao dịch của họ phải được thanh khoản ngay trong ngày, chẳng ai trong số họ muốn đặt lệnh rồi qua hôm sau lệnh của họ mới "khớp".

Và như các bạn cũng biết các big boy sẽ chờ cho các lệnh giao dịch của retail trader bị dính stop loss tại vùng supply demand, các vùng supply demand vì thế sẽ không tồn tại quá 24 giờ (như đã giải thích lý do ở trên vì các bank trader không muốn lệnh chờ của họ bị thanh khoản qua đêm).

Vì vậy, có một quy luật mà các trader nên cân nhắc khi trading với vùng supply demand. Các vùng supply demand trade trên khung H1 chỉ nên tồn tại trong vòng 24 giờ. Nếu hơn 24 giờ mà thị trường không quay lại vùng đó, ta nên xem nó đã trở nên vô hiệu.

Nếu bạn trade vùng supply demand trên khung daily, nếu thị trường không quay trở lại vùng đó trong vòng 1 tháng, vùng đó sẽ trở nên vô hiệu. Với khung thời gian daily, vùng supply demand ở khung này chịu sự ảnh hưởng của các bank trader thích trade dài hạn (loại 2). Vị thế của những trader này là nguồn gốc hình thành trend trên thị trường forex.

Tuy gọi là trader, big boy v.v... nhưng họ là các thể chế lớn có vai trò định hình thị trường forex (các ngân hàng lớn, các quỹ lớn...). Họ sẽ hợp tác với nhau để điều phối thị trường và khiến cho các trader nhỏ lẻ như chúng ta nghĩ thị trường đang đi theo đúng xu hướng nhưng thực ra là ngược lại, thế là họ bẫy được chúng ta.

Xu hướng của thị trường

Cũng như hầu hết các phương pháp trading, trader sử dụng vùng supply demand cũng phải nắm khái niệm về trend và sử dụng trend trong giao dịch. Tuy nhiên, vấn đề là cách mà các trader nhận định trend khiến cho họ mắc sai lầm.

Các trader thường hay quan sát khung thời gian daily và dựa vào đó để ra quyết định giao dịch dù họ giao dịch ở khung thời gian thấp hơn. Khi giao dịch ở khung thời gian thấp mà dựa vào khung thời gian cao để xác định xu hướng, họ vô tình trade ngược xu hướng khung thời gian thấp mà họ giao dịch, dẫn đến lỗ những lệnh không cần thiết.

Mọi người không ai nhận ra rằng, trend trên khung thời gian mà họ đặt lệnh là trend mà họ nên đi theo. Nếu bạn trade trên khung thời gian daily thì bạn nên trade theo xu hướng của daily, nếu bạn trade trên khung H1 bạn chỉ nên trade trên khung H1.

Tổng kết

Với hàng loạt những thông tin mà bạn cập nhật xưa nay về vùng supply demand, bạn có thể đã mắc sai lầm. Bạn cần hiểu thị trường từ bản chất cốt lõi để biết thực sự vùng supply demand là loại vùng như thế nào.
  • Các loại lệnh chờ (limit order) không đóng vai trò di chuyển thị trường. Limit order cung cấp thanh khoản cho thị trường, stoploss của trader chính là limit order.
  • Tuổi của vùng supply demand cũng như sức mạnh của giá khi thoát khỏi vùng supply demand không liên quan đến độ mạnh yếu của vùng supply demand đó.
  • Vùng supply demand mới hình thành sau khi giá đã đi trong một xu hướng càng lâu thì tỉ lệ đảo chiều thành công càng cao.
  • Vùng supply demand ở khung H1 sẽ vô hiệu khi hình thành quá 24 giờ, và vùng supply demand ở khung daily sẽ vô hiệu khi hình thành quá 1 tháng.
Việc xác định vùng supply demand chỉ là mảnh ghép đầu tiên để trader có thể biết cách trade với loại vùng này. Có thể tuần tới, mình sẽ viết về cách vẽ vùng supply demand và cách vào lệnh với vùng supply demand.

Một lần nữa cảm ơn các bạn đã theo dõi series này và xin lỗi các bạn vì bài này không có hình minh họa. Các phần sau mình sẽ cố gắng khắc phục điểm này.

Happy learning... again :)!

Tham khảo forexmentoronline
am có đọc hết serie của anh nhưng vẫn không biết cách xác định S-D zone thế nào cho đúng, anh có book nào viết về S-D zone k, anh cho em xin với ạ.
 
am có đọc hết serie của anh nhưng vẫn không biết cách xác định S-D zone thế nào cho đúng, anh có book nào viết về S-D zone k, anh cho em xin với ạ.

Supply demand bạn có thể tìm tác giả Sam Seiden, anh này hay viết blog trên fxstreet và cũng có blog riêng của ảnh.
 
Supply demand bạn có thể tìm tác giả Sam Seiden, anh này hay viết blog trên fxstreet và cũng có blog riêng của ảnh.

cái này thấy ko ổn rồi Trình, vì tác giả viết loạt bài này cho rằng Sam Seiden có những khía cạnh sai lầm khi trade theo S-D zones,
mà nếu theo Sam Seiden thì qua Tieulong FX cũng có mấy clip về S_D zone vietsub theo Alfonso, cũng một trường phái như Sam Seidon
:).
 
cái này thấy ko ổn rồi Trình, vì tác giả viết loạt bài này cho rằng Sam Seiden có những khía cạnh sai lầm khi trade theo S-D zones,
mà nếu theo Sam Seiden thì qua Tieulong FX cũng có mấy clip về S_D zone vietsub theo Alfonso, cũng một trường phái như Sam Seidon
:).

Đúng là ông tác giả series có phản biện nhiều bài của Sam Seiden, nhưng sách về supply demand thấy hiếm, giới thiệu cho bạn đọc thêm thôi, nếu bạn chỉ đọc về cách vẽ, còn cách trade thì cần tham khảo nhiều nguồn.
 
:), nói chung sách hay kiến thức thì ở trên google, theo mình quan trọng nhất khi trade S_D là phải tập xác định S_D zone bằng tay. chứ dùng indicator là hoang mang liền, vì indicator trên mạng thường vẽ một lúc 6 vùng S_D :)
 
:), nói chung sách hay kiến thức thì ở trên google, theo mình quan trọng nhất khi trade S_D là phải tập xác định S_D zone bằng tay. chứ dùng indicator là hoang mang liền, vì indicator trên mạng thường vẽ một lúc 6 vùng S_D :)
vâng, em vẽ S-D zone bằng tay cả mà, nhưng thường vẽ sai tạo ra những vùng quá kém hiệu quả.
 
Với nhận định của e thì trong mọi TT e luôn lấy SD làm nền tảng nhưng sau khi đọc bài của bác giúp e trả lời đc rất nhiều câu hỏi cảm ơn bác nhiều, mong bác giúp đỡ ae nhiều hơn để khỏi tốn tiền ngu cho những bọn lừa đảo
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 219 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 33 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 327 Xem / 9 Trả lời
  • Linh2021 trong Chuyện bên lề 165 Xem / 6 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên