Liệu Trumponomics có thật sự hồi sinh nước Mỹ?

Liệu Trumponomics có thật sự hồi sinh nước Mỹ?

Liệu Trumponomics có thật sự hồi sinh nước Mỹ?

Lương Thanh Hà

Active Member
33
130
Sự nông nổi và thiếu suy xét của tân Tổng thống Mỹ có thể đe doạ đến sự sụp đổ nền kinh tế Mỹ cũng như những luật lệ trước đó của nước này.

Donald Trump điều hành Washington như thể một vị vua và nhà Trắng chính là hoàng cung của ông ta. Sự chuyên quyền, khao khát trở thành tâm điểm của sự chú ý và sự nông nổi của Trump được đánh giá giống như vua Henry VIII thời trước và thậm chí Trump sẵn sàng loại bỏ bất kì ai có ý định cản đường mình.

Sự việc gần nhất gây náo động dư luận khi James Comey đã nối gót vị giám đốc FBI tiền nhiệm bị “đá" ra khỏi vị trí của mình. Comey đã mắc lỗi và Trump “danh chính ngôn thuận” loại ông ra khỏi bộ máy điều hành. Nhưng vị tân Tổng Thống đã khéo léo lôi kéo dư luận quan tâm đến vấn đề về mối liên hệ của ông với Nga và thái độ coi thường của ông đối với những quy định về giám sát Tổng Thống trong quá trình “thử việc".

Tuy nhiên, những hoạch định của Trump để làm “sống dậy" nền kinh tế Mỹ cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Những chính sách của Trump đã “kích hoạt" quả bom nổ chậm trong lòng nước Mỹ và thậm chí sự ảnh hưởng có thể lan rộng ra toàn bộ thế giới.

trumponomics-co-that-su-hoi-sinh-nuoc-my-traderviet-1.jpg

Những chính sách Trumponomics 101

Trong bài phỏng vấn với báo, vị tân Tổng Thống đã không đưa ra những mô tả cụ thể về những dự định mà ông sẽ thực hiện với nền kinh tế. Mục tiêu của ông là đảm bảo sẽ có thêm nhiều người Mỹ nhận được những công việc tốt thông qua việc tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Người phát ngôn của Trump khẳng định 3% là mức tăng trưởng thêm của GDP mà Trump hướng đến - cao hơn nhiều so với tỷ lệ mà nhiều nhà kinh tế học tin rằng hiện đang là mức phát triển ổn định.

Theo quan điểm của Trump thì phương hướng quan trọng để tạo ra nhiều việc làm tốt hơn và mức tăng trưởng nhanh hơn nằm ở những thoả thuận thương mại công bằng hơn. Mặc dù Trump khẳng định rằng mình theo chủ trương thúc đẩy hiệp định thương mại tự do, miễn là những luật lệ được đảm bảo sự công bằng, viễn cảnh này cũng chính là mục tiêu mà những nhà nhà cầm quyền đang theo đuổi. Cán cân thương mại chỉ đạt được khi dòng giao dịch mua bán được cân bằng. Các công ty nên được khuyến khích thực hiện đầu tư nội quốc và bị phạt khi đầu tư mở rộng ra phạm vi quốc tế.

Một phần của chính sách Trump về việc cắt giảm thuế và bãi bỏ một số quy định sẽ khuyến khích đầu tư trong nước. Mức thuế thấp và luật lệ linh hoạt sẽ giúp hỗ trợ những nhà khởi nghiệp, thúc đẩy sự phát triển và tạo ra nhiều việc làm hơn. Đây là nền kinh tế đẩy mạnh cung, nhưng không thể xem đây là một biện pháp để hồi sinh chế độ Cộng Hoà.

Không giống như Reaganomics (tạm dịch: chính sách kinh tế của Reagan), bản chất của Trumponomics không được xây dựng dựa trên những học thuyết kinh tế. Các chính sách này được xem như những lời “mách nước" của nhóm cố vấn dành cho người đứng đầu. Trump đã tin tưởng vào những lời khuyên của những người được xem là quân sư trong khi có một sự thật rằng hầu như hiếm có một nhà kinh tế học đúng nghĩa trong Nhà Trắng.

Các chính sách của Trump một phần còn bị ảnh hưởng bởi mindset của một “tay lão luyện” trên mặt trận kinh doanh, nơi mà ở đó chỉ có cuộc chiến “cá lớn nuốt cá bé".

Khi Trumponomics được đưa vào hoạt động, những doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng lợi khổng lồ. Đây là lí do tại sao những nhà phê bình ở phe đối lập phản đối thông qua, họ đưa ra những viễn cảnh về hậu quả liên quan đến mất kỷ luật ngân sách và có thể là những sự thiên vị. Vì vậy, chúng ta dễ hiểu tại sao những doanh nhân và nhà đầu tư đã rất ủng hộ vị tổng thống thứ 45 này, vì họ nhìn thấy được lợi ích kiếm tiền từ những rủi ro mà Trumponomics mang lại. Tiêu biểu là việc một số mã cổ phiếu gần như chạm mức kịch trần lịch sử và những chỉ số thể hiện niềm tin kinh doanh cũng cho thấy những dấu hiệu tăng đột biến.

Trong khoản thời gian tương lai, chúng ta sẽ đón chờ liệu Trump có thể hoàn thành được những lời hứa của mình để đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại như thời hoàng kim trước đây hay không. Và với sức mạnh của mình, liệu Mỹ có thể “ép” Canada và Mexico quay trở lại bàn thương thuyết NAFTA?

trumponomics-co-that-su-hoi-sinh-nuoc-my-traderviet-3.jpg

Việc gỡ bỏ những rào cản đương nhiên sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực từ nhiều phía, nhưng Trumponomics còn cho thấy hai rủi ro tiềm ẩn khác.

Thứ nhất, những giả định kinh tế của Trumponomomics cho thấy sự tồn tại của sự thiếu nhất quán trong bản thân hệ thống hành pháp. Thêm vào đó, chúng được xây dựng dựa trên bức tranh lí tưởng về một nền kinh tế Mỹ đã không còn phù hợp với thời điểm hiện tại khi thế giới đang tiến đến toàn cầu hoá.

Trái ngược với những nghiên cứu của nhóm cố vấn của Trump, hầu như khó tìm thấy được bằng chứng xác thực để chứng minh rằng hệ thống thương mại quốc tế hay những giao dịch cá nhân đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dân Mỹ. Thay vào đó, thiếu hụt mậu dịch được hiểu là khoảng chênh lệch giữa khoảng tiền tiết kiệm và đầu tư của người dân Mỹ. Một số chuyên gia dự đoán rằng những kế hoạch thúc đẩy đầu tư nội địa của Trump sẽ có thể sẽ làm tệ hơn tình trạng thâm hụt thương mại, gợi chúng ta nhớ lại cuộc bùng nổ Reagan vào những năm 1980. Trump sẽ cần phải từ bỏ chính sách công bằng thương mại hoặc phải kiềm chế thâm hụt bằng cách đặt ra các khoản thuế quan bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên những chính sách như vậy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc thậm chí khiến dư luận thế giới hiểu nhầm về những động thái của Trump.

Một vấn đề khác được nêu ra ở đây là Trumponomics đang vẽ nên một viễn cảnh thiển cận về nền kinh tế Mỹ. Trump và những cố vấn của ông bị ám ảnh bởi ảnh hưởng của thương mại lên những người công nhân, mặc dù ngành công nghiệp sản xuất chỉ sử dụng 8,5% nguồn nhân lực quốc gia và chiếm khoảng 12% tổng GDP. Trumponomics chưa thực sự giải quyết triệt để vấn đề bức bối nhất trong nền kinh tế Mỹ - tự động hoá. Trong ngành bán lẻ, các xu hướng mới mà công nghệ đem lại sẽ tước đi việc làm của lao động tay nghề thấp. Tình trạng này đang ngày càng xấu đi bởi Mỹ hiện nay đang tăng tốc độ tự động hoá: nhiều công ty không sử dụng nguồn lao động nhập cư Mexico sẽ trở nên cạnh tranh bằng việc đầu tư vào máy móc trong nước. Năng suất và lợi nhuận có thể tang những việc này hẳn sẽ không thể giúp ích gì nhiều cho tình trạng thất nghiệp của người dân- đối tượng mà Trump khẳng định là mối quan tâm hàng đầu của mình.

trumponomics-co-that-su-hoi-sinh-nuoc-my-traderviet-2.jpg

Trumponomics liệu có trở thành tương lai của Mỹ?

Trumponomics là một biện pháp chưa hiệu quả cho sự phát triển về lâu dài. Mỹ sẽ có thể đi đến “ngõ cụt” với nợ công chồng chất và nhiều bất công, “bỏ lơ” những vấn đề cấp thiết, ví dụ như cách để tái đào tạo những công nhân có tay nghề nhưng lại bị quên lãng.

Thậm tệ hơn, khi vấn đề mâu thuẫn trở nên sâu sắc, chủ nghĩa dân tộc của Trump sẽ càng tỏ rõ sự yếu thế, và có thể gây ra sự phản ứng dữ dội của những nước khác, và hậu quả là sự phản kháng của dân Mỹ. Dù Trumponomics tương lai có thể mang lại những dấu hiệu hồi sinh nhanh chóng, nhưng chưa chắc chắn được rằng những chính sách của Trump sẽ “chữa trị” những căn bệnh “mãn tính” tồn tại trong hệ thống quốc gia mà có thể đe doạ đến không chỉ người dân mà cả đất nước.

Nguồn economist
 

Đính kèm

  • trumponomics-co-that-su-hoi-sinh-nuoc-my-traderviet-2.jpg
    trumponomics-co-that-su-hoi-sinh-nuoc-my-traderviet-2.jpg
    12.9 KB · Xem: 5

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
Sự việc gần nhất gây náo động dư luận bởi động thái của Trump khi sa thải James Comey - người đã nối gót vị giám đốc FBI tiền nhiệm bị “đá" ra khỏi vị trí của mình. Comey đã mắc lỗi và Trump “danh chính ngôn thuận” loại ông ra khỏi bộ máy điều hành
Cái này ko phải trump nhé, cả bộ máy quyết định sa thải.
 
Cái này ko phải trump nhé, cả bộ máy quyết định sa thải.
Dear FonFon,

Mình đã chỉnh sửa để tránh nhầm lẫn. Cám ơn đóng góp của bạn.

Chúc chiều tốt lành!

Best regards,

Thanh Hà.
 
bạn @Lương Thanh Hà viết toàn những bài kiến thức cao siêu nhỉ, mình đọc mãi, nhũn cả não mới hiểu được một phần :confused:
Dear thangnd.1211,

Mình hiện đang bí source đây, bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về kiến thức nào không? Mình có thể tìm hiểu và edit giúp.

Chúc bạn một ngày tốt lành!

Best regards,

Thanh Hà.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,007 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 322 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,326 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 219 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 135 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên