Market update 22/12: Thị trường có sự điều chỉnh nhẹ vào dịp cuối năm?

Market update 22/12: Thị trường có sự điều chỉnh nhẹ vào dịp cuối năm?

Market update 22/12: Thị trường có sự điều chỉnh nhẹ vào dịp cuối năm?

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Vừa qua FED đã chính thức nâng lãi suất lên 0.75% cùng với những hứa hẹn rất hấp dẫn rằng sẽ duy trì lộ trình nâng lãi suất 3 lần nữa trong năm 2017 tới đây, những phát biểu đó đã làm cho đồng USD tăng mạnh kéo dài đến tận hôm nay. Các cặp tiền chính đều diễn biến theo xu hướng đồng USD tăng, đặc biệt là cặp EURUSD đã giảm về mức thấp nhất kể từ năm 2002. Qua đó làm suy yếu đồng EUR hơn và mang lại những lợi ích nhỏ trong thương mại của EU. Các số liệu vừa mới được công bố của Mỹ cũng tương đối tốt, đó cũng chính là những lý do để Yellen có cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế và dẫn chứng cho việc nâng lãi suất và duy trì lộ trình như vậy. Cũng phần nào dưới những áp lực mà tân tổng thống trúng cử Donal Trump đang gia tăng với FED, có thể nhiệm kỳ tổng thống tới đây người ta sẽ lại chứng kiến một vị tổng thống can thiệp nhiều nhất vào hoạt động điều hành chính sách tiền tệ, xuất thân là doanh nhân nên không khó để nhận ra nội các mới của ông Trump có rất nhiều doanh nhân và tỉ phú.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_US_economic_Indicators_22.12.2016.png

Số liệu tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,6% thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008 là một kết quả của nỗ lực nới lỏng chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế của FED, lạm phát đã dần tiến đến mức mục tiêu 2%, tuy nhiên Mỹ vốn là nước nhập siêu từ lâu nên không khó khăn để nhận ra tỉ lệ nhập siêu đang gia tăng mạnh hơn trong một giai đoạn đồng USD tăng cao tác động xấu tới xuất khẩu. Có thể nói đồng USD tăng là để thu hút dòng tiền đầu tư vào Mỹ nhiều hơn nhưng phải đánh đổi một cái giá là buộc phải hi sinh về mặt xuất khẩu, thực tế nội tại nền kinh tế Mỹ là một nến kinh tế độc lập tự cung tự cấp được và cũng không phụ thuộc qua nhiều vào việc xuất cảng để thu về lợi nhuận vì chính nhu cầu của người dân Mỹ cũng đã rất lớn rồi cho nên sự sụt giảm trong xuất khẩu cũng không phải là một gánh nặng.

Giá dầu tăng cao sau những quyết định cắt giảm sản lượng mạnh tay của cả OPEC và NON OPEC cũng chính là những rào cản với nền kinh tế Mỹ, USD tăng làm cho Mỹ xuất khẩu trì trệ hơn, hàng hóa ế ẩm và nhu cầu tiêu thụ dầu giảm xuống, nếu xét về một khía cạnh độc lập hơn thì USD tăng sẽ làm giá dầu giảm, nhưng các nước xuất khẩu dầu lại đồng loạt mong muốn giá dầu lên trên 50$/basel và hơn nữa làm cho nền kinh tế sẽ càng khó khăn hơn khi mà vừa khó xuất khẩu đi lại phải gánh thêm chi phí tăng cao, đấy là những bất lợi trước mắt mà Mỹ phải gánh chịu.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_USOIL_update_22.12.2016_1024x539.png

Trên biểu đồ giá dầu đang tăng khá mạnh từ sau những công bố của các nước xuất khẩu dầu, tuy nhiên có một vài khả năng khi trước đây OPEC từng công bố sẽ duy trì giá dầu ổn định ở mức 40-60$/basel, nghĩa là trong thời gian tới giá dầu sẽ còn được hưởng lợi do những cam kết cắt giảm sản lượng. Bên cạnh đó vẫn còn những lo ngại liệu có nước nào phá bỏ cam kết và không chịu cắt giảm sản lượng để kéo theo đó là các nước khác cũng không đồng ý khiến cho giá dầu tiếp tục giảm lại? Những lo ngại trên là có cơ sở thế nhưng tạm thời khi chưa xảy ra biến động gì thì người ta vẫn sẽ đặt cược giá dầu lên cao hơn nữa, thị trường hàng hóa nói chung cũng được hưởng lợi rất nhiều từ sự tăng giá này, chi phí tăng cao, lạm phát tăng và nó có thể làm giấy lên một vài kỳ vọng về sự thay đổi chính sách tiền tệ của các central bank và đặc biệt là cái lời hứa nâng lãi suất thêm 3 lần năm 2017 của FED có cơ sở để trở thành hiện thực hơn.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_CRB_INDEX_update_22.12.2016_1024x565.png

Thị trường hàng hóa phục hồi tốt cũng phần nào giúp cho thị trường chứng khoán tăng trưởng, kể từ sự kiện Brexit đến bây giờ thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng rất ấn tượng, không những các sự kiện lớn trên xảy ra không làm cho người ta bi quan hơn mà nó còn tác động một cách tích cực đến xu hướng mạo hiểm của nhà đầu tư, điển hình là việc tỉ phú Carl Icahn đặt mua 1 tỉ USD các cổ phiếu ngay khi Trump đắc cử, thật không thể tin được là đấy chỉ là một cái hoa tiêu mà đã làm cho thị trường thay đổi suy nghĩ nhanh chóng chỉ sau đó không lâu, dù FED có nâng lãi suất khiến cho giới đầu tư lo ngại và thị trường chứng khoán có giảm lại đôi chút tuy nhiên là phần USD tăng đã kéo theo dòng tiền đổ về với thị trường Mỹ tăng nhanh chóng, và trong một xu hướng đang tăng như hiện nay thì chỉ khi xảy ra những sự kiện bất ngờ như phiên giao dịch đầu tiên của năm 2016 thì mới khiến tâm lý nhà đầu tư bị xáo trộn, vẫn là một sự kỳ vọng tăng trong quý tiếp theo. Thị trường chứng khoán Châu Á và điển hình là Nhật và Trung Quốc cũng có được sự phục hồi ấn tượng trong suốt những tháng qua, nhất là việc đồng USD tăng quá mạnh kéo tỉ giá USD/JPY tăng cao phần nào hỗ trợ tốt cho việc xuất cảng của Nhật được thuận lợi hơn, đẩy thị trường CK Nhật phục hồi tốt nhất những năm vừa qua.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_Japan_56e0b63d48bd0535af49402cad3dd1d9.png

Ngay sau khi FED công bố lãi suất và các chính sách mới dự kiến trong năm 2017 thì BOJ cũng công bố chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện tại, cụ thể thì BOJ vẫn chủ động trong việc kiểm soát đường cong lợi tức và vừa mới ngày hôm nay chính phủ Nhật tuyên bố cắt giảm sản lượng trái phiếu phát hành xuống từ 147 ngàn tỉ JPY xuống còn 141.2 ngàn tỉ JPY, đây là một trong những động thái trực tiếp can thiệp đến đường cong lợi tức. Chính phủ gia tăng chi tiêu công thêm 830 tỉ USD cho các dịch vụ quân sự, phúc lợi xã hội và cơ sở hạ tầng… trong một nỗ lực của chính phủ Abe khi thực hiện 3 mục tiêu của Abenomics lần thứ 2. Bên cạnh đó vẫn duy trì một chính sách lãi suất thấp và tiếp tục mua tài sản giá trị 80 ngàn tỉ JPY hàng năm. Chính sách lãi suất âm hiện tại không hẳn đã mang lại kết quả tốt mà có thể sẽ phản tác dụng và làm cho tâm lý cất giữ tiền ở nhà của người Nhật tăng lên. Có thể nói các biện pháp như vậy khó mang lại kết quả liền mà chính sách đánh mạnh vào thay đổi từ chính nội tại nước Nhật, thay đổi suy nghĩ và tư duy của giới trẻ mới chính là những điều cần với Nhật bây giờ. Đánh giá tác động của chính sách lãi suất âm tại bài viết này.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_USDJPTcce8243d516581f2601b05d246a06b81.png

Trong bức hình trên cặp UJ tăng cao hỗ trợ tốt cho nền kinh tế Nhật và giúp cho thị trường chứng khoán Nhật tăng vọt, hiện tại xu hướng tăng đang chững lại phần vì cuối năm áp lực chốt lời, sự e ngại những bất ngờ có thể diễn ra vào những phiên giao dịch đầu năm như những năm gần đây. Cặp USDJPY có thể sẽ có sự điều chỉnh nhẹ và tiếp tục xu hướng tăng hướng đến mục tiêu 120 trong thời gian tới. Các mức hỗ trợ có thể là 116 – 114. Những phân tích cụ thể để giao dịch với cặp tiền này tôi sẽ nói riêng.

Lợi tức trái phiếu Nhật tăng cao cùng với xu hướng của lợi tức trái phiếu Mỹ, dòng tiền đang tháo chạy khỏi trái phiếu để tìm đến với những giao dịch mạo hiểm hơn trong đó chứng khoán là cái dễ thấy nhất.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_US_10_6f3289c387e3ba4a7b6a720d8ead64e1.png

Với những chính sách của ECB hiện tại là một bước ngoặt khi mà ECB đã tiếp tục chương trình mua tài sản 80 tỉ EUR hàng tháng kéo dài tới hết tháng 3/2017 và giảm dần QE xuống 60 tỉ EUR mỗi tháng cho tới hết năm 2017, tiếp tục duy trì chính sách lãi suất tiêu cực… Những chính sách trên tạo cho giới đầu tư tài chính một kỳ vọng rằng trong dài hạn ECB vẫn duy trì đồng EUR yếu và tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng giúp phục hồi nền kinh tế. Cái hạn cuối tháng 3 trùng với thời điểm Brexit chính thức kích hoạt điều 50, nghĩa là trong khoảng thời gian quý 1/2017 tới đây ECB và cả Anh sẽ làm rất nhiều điều để phục hồi nền kinh tế theo hướng tích cực hơn để Brexit diễn ra êm đẹp và không tạo ra quá nhiều cú sốc nữa.

Một lo ngại đang hiện hữu và có thể sẽ lại dậy sóng trong năm 2017 là nguy cơ Nợ Công căng thẳng hơn với EU khi mà việc giải cứu Hy Lạp diễn ra chậm trễ có thể khiến ECB gia hạn QE lâu hơn nữa chứ không phải là hết năm 2017. Việc thất bại trong cuộc đàm phán mới nhất về vấn đề giải cứu Hy Lạp và sự trì hoãn trong việc đưa Hy Lạp vào một chương trình kích thích kinh tế mới của ECB, những lo ngại này khiến cho việc giải cứu Hy Lạp khỏi vỡ nợ trở nên khó khăn hơn và bên cạnh đó những quốc gia khác là Tây Ban Nha, Ý… cũng đang trong một viễn cảnh có thể khủng hoảng nợ công lớn hơn, đặt châu Âu vào một giai đoạn suy thoái và có thể sẽ có thêm một nước nào đó Exit nữa.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_EU_economic_indicator_update_22.12.2016.png

Bảng thống kê ở trên về tình hính sức khỏe EU có những chuyển biến nhưng chưa thật sự tốt, tỉ lệ thất nghiệp còn ở ngưỡng quá cao, tăng trưởng GDP thấp, lạm phát chưa đạt được mục tiêu 2% và đương nhiên với những con số trên thì ECB chắc chắn sẽ phải theo đuổi chương trình QE lâu dài nữa. Nghĩa là hiện tại người ta sẽ vẫn chờ đợi và kỳ vọng một đồng EUR yếu hơn nữa. Năm 2017 có thể sẽ đánh dấu một cột mốc lịch sử với cặp EURUSD khi tỉ giá hiện đang hướng xuống mức thấp nhất năm 2001 vùng 0.8-0.9 USD đổi 1 EUR.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_EURUSD_update_22.12.2016_1024x557.png

Kênh truyền hình Sky News ngày 15/12 dẫn một số nguồn tin cho biết nhà đàm phán chính của EU về Brexit Michel Barnier hiện đang nỗ lực để thỏa thuận giữa London và Brussels về việc Anh rút khỏi EU bao gồm cả điều kiện thanh toán các nghĩa vụ khoảng từ 50 đến 60 tỉ euro để trả tiền lương cho công dân Anh sinh sống tại EU, cung cấp đảm bảo cho các khoản tín dụng… Việc tính khoản tiền này sẽ là chủ đề đầu tiên trong các cuộc đàm phán giữa EU và Anh sau khi Thủ tướng Anh Theresa May kích hoạt điều khoản 50 Hiệp ước Lisbon khởi động quá trình Anh ra khỏi EU kéo dài 2 năm. Bình luận về thông tin này, đại diện chính thức của Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết Anh sẽ thực hiện các cam kết của mình trước EU cho đến khi còn là thành viên của khối, còn các khoản phí khác sẽ phải đàm phán. Đó là một con số không hề nhỏ và nó đặt nước Anh vào một tình thế khó khăn hơn nhiều khi vừa thiệt thòi hơn trong các giao dịch với EU và chịu giám sát bởi hàng rào thuế quan khó khăn hơn. Điều này thêm lần nữa khẳng định rằng đồng GBP sẽ tiếp tục được duy trì thấp và thậm chí còn giảm mạnh hơn hôm 7-10 vừa rồi.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_UK_economic_indicator_update_22.12.2016.png

Các số liệu kinh tế của Anh hiện tại cũng đã có chút ổn định hơn, lạm phát đang hướng đến mức mục tiêu 2%, tỉ lệ thất nghiệp ổn định ở mức dưới 5%, điều cần thiết bây giờ là duy trì tăng trưởng GDP tốt hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho việc chính thức Brexit vào cuối tháng 3/2017.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_GBPUSD_update_22.12.2016_1024x525.png

Các đồng tiền hàng hóa được hưởng lợi khá nhiều từ việc giá dầu tăng, nhu cầu của các quốc gia công nghiệp tăng cao, sự phục hồi tuy không nhiều của thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng phần nào tăng thêm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lên, đẩy lạm phát chung của cả thế giới có dấu hiệu tăng tích cực hơn. Tiêu dùng tăng cao hơn vào dịp cuối năm, mặc dù đồng USD tăng mạnh tuy nhiên các đồng tiền hàng hóa vẫn được hưởng lợi nhiều cho nên sự sụt giảm của các cặp tiền AUDUSD, NZDUSD và USDCAD là không nhiều. Một xu hướng mới trong năm 2017 là kỳ vọng go long các đồng tiền hàng hóa. Biểu đồ sức mạnh của các đồng tiền dưới đây trong năm 2016 cho thấy được sự phục hồi của hàng hóa chính là một yếu tố thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng hơn nữa trong năm 2017.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_so_san5bdfe8dd07b523a8a99389b4d094604e.png

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_so_san33e73ee5a84d9fd034c39057d5ec5aa8.png

Sự thay đổi luân chuyển trong các phân khúc nền kinh tế Mỹ cũng thể hiện sự phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm ngành, trong 6 tháng vừa qua thấy rõ dòng tiền đang chạy sang các nhóm ngành tài chính, năng lượng và công nghiệp. Trong khi đó nhóm ngành Y tế là suy yếu mạnh nhất sau khi tổng thống mới đắc cử Donal Trump tuyên bố hủy bỏ Obamacare.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_su_lua76d1a2788e573f68b4eb94d0a39ce9a1.png

Riêng với vàng xu hướng chính vẫn là giảm trong một giai đoạn niềm tin của nhà đầu tư đang tốt, nhưng dịp cuối năm vẫn làm cho giới đầu tư lo ngại và hơn nữa là nhu cầu tiêu thụ vàng ở các nước châu Á tăng vọt sẽ thúc đẩy nhu cầu vàng lên kéo giá vàng phục hồi nhẹ, trên chart có thể vàng sẽ tăng lại vùng 1150$/oz.


aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2016_12_XAUUSD_update_22.12.2016_1024x525.png
Các signal vào lệnh và những phân tích chi tiết hơn các bạn liên hệ trực tiếp với tôi.

Điểm vào các bạn tham khảo thêm, bài viết dừng lại ở đây, tuy nhiên còn rất nhiều nguyên nhân và lý do khác các bạn nên tham khảo thêm và tự có quyết định mua bán của mình. Những phân tích trên có phần bao quát và thiên về quan điểm cá nhân, có đúng có sai.

Good Luck To All Trader!

“SAI ĐÚNG LÀ NHẤT THỜI – KIẾN THỨC LÀ MÃI MÃI” VÀ HƠN HẾT KIẾM ĐƯỢC TIỀN TRÊN THỊ TRƯỜNG LÀ THÀNH CÔNG!

Nếu Bạn thấy blog hữu ích hãy like, share bài viết và comments chia sẻ ý kiến của bạn tới với tất cả mọi người. Cảm ơn Bạn!

Ngọc Hải M.Pearlie

Nguồn: Inter-Market Analysis Blog
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Cho dù không hiểu được bao nhiêu ở bài viết của anh ,nhưng cũng thấy bài viết này chất lượng quá, Cảm ơn anh
Thanks bạn đã quan tâm, kiến thức liên thị trường rất rộng lớn và khá khó, với những bạn mới tìm hiểu thị trường tài chính thì sẽ khó hiểu, bạn cần học một chút về kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ... lúc đó mới hiểu về liên thị trường được. ở blog của mình có nhiều bài viết, bạn có thể tham khảo để hiểu về phân tích liên thị trường là gì nhé!
 
awww_tradingview_com_x_pz9tlyK3__.png
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 364 Xem / 22 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,442 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,074 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 280 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên