Mất giá tiền tệ là gì? Vì sao các quốc gia cố tình giảm giá trị đồng tiền của mình?

Mất giá tiền tệ là gì? Vì sao các quốc gia cố tình giảm giá trị đồng tiền của mình?

Mất giá tiền tệ là gì? Vì sao các quốc gia cố tình giảm giá trị đồng tiền của mình?

Jasmine Tran

Editor
Trial mod
839
4,978
Liệu các chính sách tiền tệ của các nước đó là liệu chúng có làm tiền tệ mất giá hay không? Vậy sự mất giá tiền tệ này là gì, nguyên nhân nào gây ra nó và đồng tiền mất giá có phải là tình huống cực kì xấu cho một quốc gia?

Như vừa rồi, Tổng thống Mỹ - Donald Trump phát biểu rằng ông thích một chính sách lãi suất thấp vì nó sẽ khiến đồng đô la yếu đi so với các đồng tiền khác. Điều này có nghĩa đồng đô la sẽ mất giá nếu như chính sách ông Trump muốn thành hiện thực. Hoặc trong một trường hợp khác, mọi người thường hay nói rằng đồng tiền Việt Nam đang mất giá và điều này thật tệ.

Sự mất giá tiền tệ có thể xảy ra theo nghĩa tuyệt đối và tương đối. Sự mất giá tương đối xảy ra khi giá trị ngoại hối của một loại tiền tệ giảm xuống so với giá trị trao đổi của các loại tiền tệ khác.

Ví dụ, đồng Bảng Anh có thể giao dịch đổi lấy nhiều đô la Mỹ hơn trong hôm nay so với hôm qua. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giá trị tuyệt đối của đồng đô la Mỹ là ít hơn so với ngày hôm trước nếu xét theo sức mua thực của thị trường. Trong cả hai trường hợp, nguồn gốc kinh tế của việc mất giá tiền tệ đều phụ thuộc vào khả năng sản xuất của một nền kinh tế và quy mô cung tiền của nó.

Hầu như mọi đồng tiền chính được kiểm soát độc quyền bởi nhà nước và luật pháp quốc gia. Vì lý do này, các chính phủ và ngân hàng trung ương kiểm soát các yếu tố mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiền tệ. Mặc dù những điều này không được coi là những yếu tố kinh tế, nhưng chúng vẫn là các yếu tố quyết định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ bao gồm:


Năng suất và giá trị tuyệt đối của đồng tiền


Trong thị trường kinh tế và lao động của một đất nước, đồng tiền là kho hàng giá trị và là phương tiện trao đổi thể hiện mức cung cầu tài chính. Ví dụ, trong trường hợp năng suất lao động tăng, tiền lương sẽ tăng và người dân sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Nếu cung tiền ở một quốc gia được cố định nhưng năng suất tăng, thì mỗi đơn vị tiền tệ phải có giá trị lớn hơn. Nếu năng suất của một nền kinh tế được cố định nhưng cung tiền tệ giảm, thì mỗi đơn vị tiền tệ cũng sẽ phải có giá trị lớn hơn. Điều ngược lại cũng đúng. Khi năng suất giảm nhanh hơn cung tiền, giá trị của mỗi đơn vị tiền tệ sẽ giảm.

Sức mua và giá trị ngoại hối


Chúng ta hiểu đơn giản là tỷ giá hối đoái và các nhà giao dịch đang mua vào đồng tiền nào nhiều hơn khi xét trên một cặp tiền tệ. Đây cũng là lí do vì sao chúng ta thường nghe các nhà phân tích forex nhận xét rằng đồng USD bị giao dịch thấp hơn hoặc cao hơn các đồng tiền chính khác. Sức mua chính là yếu tố quyết định, nếu nhà giao dịch cảm thấy giá trị kì vọng trong tương lai của đồng tiền này cao hơn đồng tiền khác, họ có thể lợi dụng điều này để giao dịch thu lợi nhờ vào cặp tiền chênh lệch đó.

Bốn nhân tố trên sẽ điều chỉnh giá trị của một đồng tiền. Tuy nhiên, các nhân tố trên thông thường không tự nó thay đổi mà được kiểm soát bởi các chính sách từ chính phủ và ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ giá tiền tệ và lượng cung cầu tiền hợp lí nhằm phát triển kinh tế.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ trên thị trường quốc tế bao gồm chính sách tiền tệ tương đối giữa các chính phủ và ngân hàng trung ương, sự khác biệt trong dự báo kinh tế giữa hai nước, sự khác biệt trong năng suất giữa các nhóm lao động, và nhu cầu tương đối cho hàng hoá và dịch vụ được sản xuất giữa các quốc gia khác nhau.


Thực chất, không phải sự mất giá tiền tệ nào cũng là tình huống tồi tệ cho một quốc gia. Trường hợp chúng ta thường gặp nhất đó là các quốc gia cố tình giữ giá trị đồng tiền nước mình thấp hơn so với các đồng tiền chính khác.

Sự mất giá tiền tệ sẽ nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa.

Mặt lợi của chính sách này là ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh tỷ giá và cán cân thương mại mà không cần phải chờ đợi thị trường tự điều chỉnh.

Điều này giúp họ chủ động trong việc kiểm soát cán cân thương mại và giảm thiểu cạnh tranh giá không lành mạnh từ các nước khác (trong trường hợp của Mỹ như lời Tổng thống Trump nói).

Tuy nhiên, mất giá quá nhiều sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế trong nước nếu áp lực giá cả là quá cao. Do đó, mất giá tiền tệ sẽ không là tồi tệ nếu đó là chủ trương ngắn hạn của một quốc gia, còn nếu do chính thị trường kinh tế tự điều chỉnh khiến đồng tiền mất giá thì lại là một vấn đề cần phải lo lắng.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
tuy nhiên mất giá tiền tệ như xứ hoa hậu Veneduela thì lại là chuyện khác .mất giá tiền tệ có kiểm soát thì sẽ hợp lý hơn hoặc thao túng tiền tệ thì hay hơn chăng ?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 76 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 16 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 25 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên