Nền kinh tế nào lớn hơn: Mỹ hay Trung Quốc?

Nền kinh tế nào lớn hơn: Mỹ hay Trung Quốc?

Nền kinh tế nào lớn hơn: Mỹ hay Trung Quốc?

khapham1010

Active Member
639
4,965
Nền kinh tế của Mỹ đã là nền kinh tế mạnh nhất thế giới kể từ khi soán ngôi Anh từ năm 1872, nhưng vị thế này của Mỹ có vẻ sắp bị chấm dứt. Theo phương pháp so sánh GDP giữa các nước, Trung Quốc đang là quốc gia sản xuất lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, dựa theo một phương pháp tính toán khác thì nền kinh tế của Mỹ vẫn lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Phương pháp nào chính xác hơn, cũng như việc nhìn nhận xem nền kinh tế nào mạnh hơn, đều phụ thuộc vào người so sánh cũng như các tiêu chí để thực hiện thao tác này ngay từ đầu.

nen-kinh-te-nao-lon-hon-my-hay-trung-quoc-traderviet.png
Vấn đề của việc so sánh giữa các quốc gia

GDP đo lường giá trị tiền tệ của tổng thể hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nước trong một khoảng thời gian nhất định. Từ khoá ở đây là giá trị tiền tệ, bởi giá trị của bản thân hàng hoá khó có thể quan sát hay đo lường được. Thứ duy nhất có thể cân đo đong đếm giá trị của hàng hoá hay dịch vụ là giá cả trao đổi (giá trị tiền tệ)

Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi chúng ta đem so sánh hàng hoá và dịch vụ của Mỹ được niêm yết với đơn vị tiền tệ là đôla Mỹ, còn hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc thì lại bằng nhân dân tệ - hai đơn vị tiền tệ có giá trị khác nhau. Trừ khi chúng ta biết tỉ giá quy đổi, việc so sánh giá hàng hoá của hai đơn vị tiền tệ khác nhau là một việc vô nghĩa. May mắn thay, chúng ta có công cụ chuyển đổi, nhưng lại có đến hai công cụ chuyển đổi khác nhau tạo ra những khác biệt lớn.

Hai yếu tố chuyển đổi hiện hành là tỷ giá hối đoái thị trường và tỷ giá sức mua tương đương (PPP). Dựa theo tổ chức World Bank, tính theo tỷ giá hối đoái thị trường, vào năm 2014 chỉ số GDP của Trung Quốc là 10,36 nghìn tỷ USD, trong khi của Mỹ là 17,42 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, tính theo tỷ giá PPP, GDP của Trung Quốc vào năm 2014 là 18,03 nghìn tỷ USD, và của Mỹ thì vẫn cùng con số 17,42 như trên. Đó quả là một khác biệt đáng kể.

Tỷ giá hối đoái trên thị trường so với tỷ giá sức mua tương đương

Tỷ giá hối đoái trên thị trường sử dụng tỷ giá thịnh hành trong thị trường FX vào cuối pha trong cùng giai đoạn, hoặc tỷ giá bình quân của giai đoạn đó. Còn tỷ giá PPP lại tính tỷ giá dựa trên lượng tiền tệ mà quốc gia này cần phải đổi sang đơn vị tiền tệ khác để mua cùng một lượng hàng hay dịch vụ ở mỗi nước.

Trong khi đo lường bằng tỷ giá hối đoái trên thị trường có vẻ là đã quá đủ rồi, hãy xem qua một ví dụ để hiểu cách đo lường của PPP nhé: Giả sử bình quân bạn cần 5 USD để mua một cái hamburger ở Mỹ, trong khi đó giá tiền của một cái hamburger ở Trung Quốc là 17 nhân dân tệ. Điều này có nghĩa là tỷ giá PPP để đổi từ đôla sang nhân dân tệ sẽ là 17/5 = 3.4, bởi tại tỷ giá này thì hamburger sẽ có cùng một giá tại cả hai quốc gia.
Tuy nhiên, việc so sánh GDP giữa hai quốc gia dựa trên tỷ giá tương đối của một món hàng ở cả hai nước lại không thích đáng. Điều quan trọng khi so sánh là chúng ta cần phải xem xét một loạt các hàng hoá và dịch vụ khác nhau, và đây cũng chính là cái mà chương trình so sánh quốc gia (International Comparisons Program – gọi tắt là ICP) đang cố gắng thực hiện. ICP đã có một danh sách cốt lõi toàn cầu với hơn 1000 món hàng cũng như dịch vụ có thể so sánh được trên các vùng khác nhau và đã được định giá bởi các quốc gia thuộc chương trình này.

Ưu và nhược điểm

Một trong những lý do khiến việc dùng PPP trở thành phương pháp quan trọng là vì mặc dùng tỷ giá hối đoái thị trường có thể quy đổi GDP ra một đơn vị tiền tệ chung, tỷ giá này lại không tính đến khả năng mua tương đương của đơn vị tiền tệ của các quốc gia tương ứng. Mặc dù phương pháp dùng tỷ giá hối đoái trên thị trường sẽ tính đến khả năng mua hàng hoá, dịch vụ quốc tế, phương pháp này lại không phản ánh được sự thật là nhiều hàng hoá – dịch vụ sẽ có giá rẻ hơn nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc.

Một ưu điểm khác của tỷ giá PPP là nó thường sẽ mang tính ổn định với thời gian, trong khi tỷ giá hối đoái trên thị trường lại thường có nhiều biến động. Đo lường tăng trưởng nhìn chung sẽ biến động dữ dội giống như tỷ giá hối đoái trên thị trường, nhưng tốc độ tẳng trưởng thực tế lại tương đối ổn định, phản ánh bởi chỉ số PPP.

Vậy, ta có thể thấy được nhược điểm của phương pháp dùng tỷ giá hối đoái thông qua ưu điểm của chính tỷ giá PPP. Song, tỷ giá hối đoái trên thị trường lại có thể dễ dàng được thực hiện bởi bất cứ ai, trong khi việc tính toán PPP lại rất dễ xuất hiện nhiều sai sót.

Lời kết

Trong việc cố gắng xác định xem phương pháp đo lường GDP nào tốt hơn để so sánh các nền kinh tế khác nhau, việc hiểu xem tại sao bạn dùng phương pháp so sánh đó là rất quan trọng. Nếu mục tiêu của bạn là dùng GDP để so sánh mức sống cơ bản, thì việc dùng tỷ giá PPP có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất bởi nó đo lường một cách tương thích sức mua của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nếu mối quan tâm của bạn lại mang tính địa chính trị, thì việc dùng tỷ giá hối đoái trên thị trường sẽ tốt hơn trong việc đo lường mức độ quan trọng của một đối tác thương mại quốc gia. Câu hỏi liệu nên kinh tế của Trung Quốc hay của Mỹ lớn hơn có thể là một tiêu đề hay, nhưng nó sẽ chả có nghĩa lý gì nếu bạn không chắc rằng việc đo lường GDP đem lại gì cho mình.

Theo Investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 97 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên