Paul Tudor Jones II dùng phương pháp phân tích kỹ thuật gì để kiếm được 100 triệu USD sau Thứ 2 đen?

Paul Tudor Jones II dùng phương pháp phân tích kỹ thuật gì để kiếm được 100 triệu USD sau Thứ 2 đen?

Paul Tudor Jones II dùng phương pháp phân tích kỹ thuật gì để kiếm được 100 triệu USD sau Thứ 2 đen?

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,192
153,379
Lần trước chúng ta có bài viết về một nữ tiên tri là bà Elaine Garzarelli dự đoán đúng về Thứ 2 đen (black monday) hồi năm 1987 khi DowJones Mỹ sập đến hơn 22%. Bà Garzarelli chỉ dự đoán chứ không trade. Hôm nay, chúng ta sẽ nói về một Trader thắng đậm ngày hôm đó, một sát thủ thực sự.

Sau cú trade năm 1987 huyền thoại đó, ông kiếm được 100 triệu USD

Chúng ta đang nói về một người có tài sản 4.7 tỷ USD. Theo bảng xếp hạng những tỷ phú của Forbes thì hiện ông đang ở hạng 348 toàn cầu.

Ông là Paul Tudor Jones II.

Ông được cho rằng đã dùng phân tích kỹ thuật và dữ liệu quá khứ của S&P 500 để "thấy được" khả năng sụp đổ của thị trường chứng khoán và vào lệnh bán với khối lượng lớn

Vậy "siêu trader" Paul Tudor Jones II đã dùng chiêu gì để phân tích được khả năng sụp đổ của thị trường vào thời điểm đó?

Trước tiên, hãy nhìn bối cảnh của thị trường lúc đó. Nhìn bối cảnh thị trường là điều mà không một trader nào có thể bỏ qua khi vào trận. Nhìn bối cảnh tức là nhìn xu hướng, diễn biến của xu hướng để nhận định về xu hướng đó, xem nó có thể đi tiếp hoặc đảo chiều hay không.

Chỉ số DowJones đi từ 777 điểm năm 1982 lên 1700 năm 1986 - tăng 119% trong 4 năm. Từ 1986 đến tháng 08/1987, DowJones tăng lên đến 2700, chỉ trong 9 tháng. Như vậy, chỉ số này đã tăng quá nóng trong thời gian quá ngắn. Dạng tăng nóng này gọi là đường cong parabol, như hình minh họa dưới đây

paul-tudor-jones-traderviet-1.jpg

Nếu nhìn trên biểu đồ của DowJones sẽ thấy điều tương tự
paul-tudor-jones-traderviet-2.jpg

Biểu đồ DowJones về cú sập năm 1987

Chúng ta thấy được từ biểu đồ về biến động trước khi thị trường sập năm 1987 là mô hình parabol, và cách thị trường chuẩn bị sập khi đường xu hướng (trendline) của giai đoạn 4 (base 4) bị cắt gãy. Sau đó, thị trường tăng tốc theo hướng giảm khi đường cong parabol đã bị phá.

Ông Paul Tudor Jones II đã so sánh biểu đồ DowJones năm 1987 với biểu đồ của cú sập năm 1929 và nhận ra điều tương tự, vì vậy ông đã chuẩn bị "bắt đỉnh". Tuy nhiên, ông không chắc khi nào cú sập sẽ xảy ra, vì vậy ông đã thử bắt đỉnh vài lần. Ông bán ra vài lần và dừng lỗ với mức nhỏ. Vì vậy, ông dính vài lệnh lỗ nhỏ trước khi trúng được 1 cú lớn. Tổng lại, số lợi nhuận lớn hơn nhiều so với tổng số lỗ để "dò" bắt đỉnh.

Nhìn chung, phương pháp của "siêu trader" Paul Tudor Jones II là dùng mô hình đường cong Parabol để đoán thị trường đi vào trạng thái "quá mua" - overbought - rồi sau đó ra tay dần dần. Sở dĩ ông tìm được mô hình này vì ông quan sát đợt sập giá quá khứ của S&P 500 để tìm ra mô hình này. Ông không đoán được chính xác thời điểm nên ông chỉ bán dò từng đợt cho đến khi đúng.

Lược dịch từ Trejdify
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Hôm nay được bác admin mở mang thêm cái mô hình parabol bá đạo quá. Trước giờ giao dịch cả fx lẫn ck kẻ trend gặp kiểu mô hình parabol này nhiều nhưng lại không biêt nó có hẳn tên và mô tả chi tiết. Kiểu này market chết với ông.:cool::cool::cool:
 
Hôm nay được bác admin mở mang thêm cái mô hình parabol bá đạo quá. Trước giờ giao dịch cả fx lẫn ck kẻ trend gặp kiểu mô hình parabol này nhiều nhưng lại không biêt nó có hẳn tên và mô tả chi tiết. Kiểu này market chết với ông.:cool::cool::cool:
Sắp có Paul Tudor Jones với Black Monday phiên bản Việt hả cụ?
 
Lần trước chúng ta có bài viết về một nữ tiên tri là bà Elaine Garzarelli dự đoán đúng về Thứ 2 đen (black monday) hồi năm 1987 khi DowJones Mỹ sập đến hơn 22%. Bà Garzarelli chỉ dự đoán chứ không trade. Hôm nay, chúng ta sẽ nói về một Trader thắng đậm ngày hôm đó, một sát thủ thực sự.

Sau cú trade năm 1987 huyền thoại đó, ông kiếm được 100 triệu USD

Chúng ta đang nói về một người có tài sản 4.7 tỷ USD. Theo bảng xếp hạng những tỷ phú của Forbes thì hiện ông đang ở hạng 348 toàn cầu.

Ông là Paul Tudor Jones II.

Ông được cho rằng đã dùng phân tích kỹ thuật và dữ liệu quá khứ của S&P 500 để "thấy được" khả năng sụp đổ của thị trường chứng khoán và vào lệnh bán với khối lượng lớn

Vậy "siêu trader" Paul Tudor Jones II đã dùng chiêu gì để phân tích được khả năng sụp đổ của thị trường vào thời điểm đó?

Trước tiên, hãy nhìn bối cảnh của thị trường lúc đó. Nhìn bối cảnh thị trường là điều mà không một trader nào có thể bỏ qua khi vào trận. Nhìn bối cảnh tức là nhìn xu hướng, diễn biến của xu hướng để nhận định về xu hướng đó, xem nó có thể đi tiếp hoặc đảo chiều hay không.

Chỉ số DowJones đi từ 777 điểm năm 1982 lên 1700 năm 1986 - tăng 119% trong 4 năm. Từ 1986 đến tháng 08/1987, DowJones tăng lên đến 2700, chỉ trong 9 tháng. Như vậy, chỉ số này đã tăng quá nóng trong thời gian quá ngắn. Dạng tăng nóng này gọi là đường cong parabol, như hình minh họa dưới đây


Nếu nhìn trên biểu đồ của DowJones sẽ thấy điều tương tự
View attachment 12809
Biểu đồ DowJones về cú sập năm 1987

Chúng ta thấy được từ biểu đồ về biến động trước khi thị trường sập năm 1987 là mô hình parabol, và cách thị trường chuẩn bị sập khi đường xu hướng (trendline) của giai đoạn 4 (base 4) bị cắt gãy. Sau đó, thị trường tăng tốc theo hướng giảm khi đường cong parabol đã bị phá.

Ông Paul Tudor Jones II đã so sánh biểu đồ DowJones năm 1987 với biểu đồ của cú sập năm 1929 và nhận ra điều tương tự, vì vậy ông đã chuẩn bị "bắt đỉnh". Tuy nhiên, ông không chắc khi nào cú sập sẽ xảy ra, vì vậy ông đã thử bắt đỉnh vài lần. Ông bán ra vài lần và dừng lỗ với mức nhỏ. Vì vậy, ông dính vài lệnh lỗ nhỏ trước khi trúng được 1 cú lớn. Tổng lại, số lợi nhuận lớn hơn nhiều so với tổng số lỗ để "dò" bắt đỉnh.

Nhìn chung, phương pháp của "siêu trader" Paul Tudor Jones II là dùng mô hình đường cong Parabol để đoán thị trường đi vào trạng thái "quá mua" - overbought - rồi sau đó ra tay dần dần. Sở dĩ ông tìm được mô hình này vì ông quan sát đợt sập giá quá khứ của S&P 500 để tìm ra mô hình này. Ông không đoán được chính xác thời điểm nên ông chỉ bán dò từng đợt cho đến khi đúng.

Lược dịch từ Trejdify
Chưa hiểu rõ quy luật của mô hình parabol, bác Dương Huy làm quả chia sẻ thêm nhé! Cảm ơn trước! :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 13 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên