[Quy tắc giao dịch hàng đầu] Logic sẽ chiến thắng, "manh động" sẽ đại bại

[Quy tắc giao dịch hàng đầu] Logic sẽ chiến thắng, "manh động" sẽ đại bại

[Quy tắc giao dịch hàng đầu] Logic sẽ chiến thắng, "manh động" sẽ đại bại

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,524
153,867

Bài này nằm trong series bài gồm 10 [URL='http://traderviet.org/tags/quy-tac-giao-dich-hang-dau/']quy tắc giao dịch hàng đầu[/URL] trong giao dịch Forex, do 2 chuyên gia là Boris Schlossberg và Kathy Lien biên soạn


Số tiền bị thua lỗ do trading "manh động" nhiều hơn nhiều so với các cách thức khác. Nếu bạn hỏi 1 trader mới là vì sao lại mua vào cặp tiền đó thì bạn sẽ thường được nghe câu trả lời "Bởi vì nó giảm đủ rồi - nên chắc giờ sẽ bật lên lại". Chúng tôi thường tròn xoe mắt với những câu trả lời kiểu này vì nó không dựa trên bất cứ 1 lý do nào - chỉ đơn giản là một sự mong ước mà thôi.

Chúng tôi chưa bao giờ hết ngạc nhiên về cách hành xử của những doanh nhân khó nhằn, thông minh, tàn nhẫn tại Las Vegas (sòng bài). Những người đàn ông hay phụ nữ vốn không bao giờ trả hơn 1 đồng khi thương lượng giá cả kinh doanh nhưng lại không nghĩ ngợi gì khi thua lỗ 10.000 USD trong chỉ 10 phút chơi trò roulette. Sự ồn ào của đám đông, sự máu me của trò chơi đã khiến những người lý trí, tỉnh táo này thành những tay cờ bạc điên dại.Thị trường forex, vốn hoạt động liên tục, tin tức ngập tràn và đòn bẩy cực cao cũng có tác động tương tự với những trader mới vào nghề.

[COLOR=#000066]Giao dịch "manh động" đơn giản chỉ là cờ bạc[/COLOR]


Có thể là một cuộc nước rút thần kỳ khi trader đang ở trong chuỗi thắng, nhưng đôi khi chr cần 1 lệnh thua xui rủi là biến toàn bộ lợi nhuận của trader đó, cộng thêm cả tiền vốn của họ, vào túi thị trường hết. Cũng giống như mọi câu chuyện thần kỳ ở Las Vegas sớm muộn gì cũng tan vỡ, các kiểu giao dịch "manh động" cũng vậy thôi. Giao dịch theo kiểu logic (có lý luận) sẽ thắng, "manh động" sẽ thất bại. Nguyên nhân của vấn đề này không phải là vì việc giao dịch có lý luận (logic) thì luôn đúng nhiều hơn là giao dịch "manh động". Sự thật là nó hay xảy ra ngược lại. Người giao dịch manh động có thể có chuỗi chiến thắng kéo dài và người giao dịch logic thì lại có chuỗi thua lỗ hàng loạt. Nguyên nhân là người giao dịch logic thường sẽ cắt lỗ, dẫn đến có lệnh thua lỗ, còn người giao dịch manh động sẵn sàng gồng lệnh nên đôi khi ít có lệnh lỗ, nhưng mỗi lệnh lỗ đều đe dọa cháy tài khoản. Hãy tìm hiểu rõ hơn dưới đây

[COLOR=#000066]Trader bốc đồng, manh động - Impulsive Trader[/COLOR]


Trader A là một trader manh động. Anh "cảm nhận" biến động giá và phản ứng theo nó. Bây giờ hãy tưởng tượng là giá của EURUSD đang tăng mạnh. A "cảm thấy" EURUSD đã đi quá xa và đón đầu bán xuống. Giá vẫn đi lên tiếp và A tiếp tục nghĩ là EURUSD đã quá sức rồi, và lại bán tiếp. Nhìn chung là cứ càng lên càng bán. Giá tạm ngưng lại, nhưng vẫn không đi xuống. A, vốn theo trường phái trader manh động, nghĩ rằng mình chắc chắn đã ở rất gần đỉnh rồi, quyết định bán khối lượng lớn hơn nữa. A bắt đầu lạnh tóc gáy khi EURUSD lại đi lên, cuối cùng làm A cháy tài khoản. Vài giờ sau, EURUSD tạo đỉnh và sập mạnh, làm A trở nên muốn điên vì lúc này tài khoản đã cháy. Thực ra, A đã đoán đúng hướng nhưng lại đón đỉnh quá sớm, và đón đỉnh 1 cách manh động, cảm giác chứ không hề có tính toán, lý do.

Trader phân tích cẩn thận, khoa học, có lý luận


Ngược với A, Trader B là người dùng cả phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật để tính toán rủi ro và căn chỉnh thời điểm vào lệnh. B cũng nghĩ là EURUSD đã tăng quá xa, nhưng thay vì ngay lập tức bán xuống, B ngồi đợi cho đến khi có tín hiệu kỹ thuật rõ ràng - ví dụ như nến giảm khi chạm vào cạnh trên của Bollinger Band hoặc là RSI cắt từ trên xuống trong khu vực quá mua 70 - trước khi vào lệnh. Thêm nữa, B dùng khu vực đỉnh cũ của giá làm nơi đặt dừng lỗ và tính toán rủi ro của lệnh một cách rõ ràng. B cũng tính xem sẽ vào lệnh với khối lượng bao nhiêu để không rủi ro quá 2% tài khoản nếu bị dừng lỗ. Ngay cả khi B cũng bị dừng lỗ giống như A thì cách B làm khiến vốn của B được bảo toàn, vì vậy, B vẫn có thể tiếp tục trade sau đó, trong khi mà A đã bị cháy tài khoản.

Kết luận


Điểm quan trọng là xu hướng trong thị trường Forex có thể kéo dài, vì vậy, việc bắt đỉnh có thể giúp bạn có cái để khoe nhưng rủi ro của việc bắt đỉnh quá sớm, bắt đỉnh sai vượt xa cái cảm giác sung sướng của việc bắt đúng đỉnh. Thay vào đó, có thể đợi tín hiệu đảo chiều rõ ràng hơn trước khi vào lệnh. Bạn có thể lỡ mất cái đỉnh, nhưng chỉ cần ăn được 80% của biến động (chừa đỉnh đáy ra) đã là quá tốt rồi. Mặc dù nhiều trader mới rất thích làm trader manh động, nhưng dân trader chuyên nghiệp họ biết rằng chỉ có giao dịch khoa học, thận trọng, có lý luận rõ ràng thì mới tồn tại lâu dài được.

Theo Investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chính xác , lúc thua toàn ngứa tay nhồi thêm vài lệnh nữa, nên cháy là tất yếu .
 
Ha ha. Có 2 lần bắt đỉnh bắt đáy huyền thoại. Ăn cả 2 chiều tăng và giảm. Cứ nghĩ mình là huyền thoại. Rồi thì, người và market hợp nhất. :). Sau đó bị market vùi dập te tua. Mới biết rằng mình như 1 trò đùa trong trò chơi này.
Nghĩ lại mà giờ vẫn thấy mắc cười
 
Ngược với A, Trader B là người dùng cả phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật để tính toán rủi ro và căn chỉnh thời điểm vào lệnh. B cũng nghĩ là EURUSD đã tăng quá xa, nhưng thay vì ngay lập tức bán xuống, B ngồi đợi cho đến khi có tín hiệu kỹ thuật rõ ràng - ví dụ như nến giảm khi chạm vào cạnh trên của Bollinger Band hoặc là RSI cắt từ trên xuống trong khu vực quá mua 70 - trước khi vào lệnh. Thêm nữa, B dùng khu vực đỉnh cũ của giá làm nơi đặt dừng lỗ và tính toán rủi ro của lệnh một cách rõ ràng. B cũng tính xem sẽ vào lệnh với khối lượng bao nhiêu để không rủi ro quá 2% tài khoản nếu bị dừng lỗ. Ngay cả khi B cũng bị dừng lỗ giống như A thì cách B làm khiến vốn của B được bảo toàn, vì vậy, B vẫn có thể tiếp tục trade sau đó, trong khi mà A đã bị cháy tài khoản.

Chiêu này em đang test thử. Đa phần là để đưa ra quyết định không nhảy vào thị trường (tức là không trade gì cả, dù có thấy ham muốn đi nữa).
 
Ha ha. Có 2 lần bắt đỉnh bắt đáy huyền thoại. Ăn cả 2 chiều tăng và giảm. Cứ nghĩ mình là huyền thoại. Rồi thì, người và market hợp nhất. :). Sau đó bị market vùi dập te tua. Mới biết rằng mình như 1 trò đùa trong trò chơi này.
Nghĩ lại mà giờ vẫn thấy mắc cười
Vậy ra chú đã bị Mr.Market troll với thông ass rồi à
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,047 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 341 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,379 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 252 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 146 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên