[Series tài chính hành vi] Bài 4 : Mốc neo giá

[Series tài chính hành vi] Bài 4 : Mốc neo giá

[Series tài chính hành vi] Bài 4 : Mốc neo giá

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,523
153,861
Đây là bài 4 trong số series bài cơ bản về nghiên cứu tài chính hành vi - Behavioral Finance. Môn này sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn tại sao đôi khi thị trường tài chính, mà cụ thể hơn là những người giao dịch trong thị trường đó, lại hành động 1 cách phi lý trí và không có lợi cho chính bản thân họ, dẫn đến gần như không thể phân tích hay dự báo.

Series bài được dịch từ Investopedia
-----------------​
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá 8 khái niệm quan trọng tiên phong trong ngành tài chính hành vi và được nhận diện là góp phần vào những quyết định tài chính phi lý trí và đôi khi là gây hại. Khi bạn đọc những vấn đề này, hãy thử xem là mình có bị những trường hợp tương tự không, Khả năng là chúng ta đình gặp phải, dù nhiều hay ít.

Khái niệm chủ chốt số 1 : Mốc neo giá

Cũng tương tự như việc một ngôi nhà phải được xây dựng dựa trên một nền tảng tốt và vững chãi, các ý tưởng và quan điểm của chúng ta cũng nên dựa trên những sự kiện liên quan và thích hợp, nhằm có thể được xem là đúng gắn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Khái niệm về mốc neo sẽ dựa trên xu hướng để gắn hoặc "neo" ý nghĩ chúng ta vào các điểm tham khảo - ngay cả khi nó không có liên quan logic nào đến quyết định của chúng ta.

Mặc dù nó có vẻ không phải là một hiện tượng, việc neo giá đang khá phổ biến trong tình huống con người xử lý với các khái niệm mới mẻ và lạ thường.

Mốc neo giá kim cương

nhan-kim-cuong-traderviet.jpg

Hãy xem ví dụ kinh điển này: Một yếu tố thông tường là một chiếc nhẫn đính hôn bằng kim cương thì thường tốn khoảng 2 tháng lương. Dù bạn tin hay không, "tiêu chuẩn" này là một trong những ví dụ phi logic của neo giá. Trong khi việc dùng 2 tháng lương có thể là một điểm chuẩn để đánh dấu, nó hoàn toàn là một điểm tham khảo không liên quan vốn được tạo ra bởi ngành trang sức nhằm tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải là giá trị của tình yêu

Nhiều người đàn ông không thể bỏ ra 2 tháng lương cho chiếc nhẫn trong khi phải chi phí cho cuộc sống đắt đỏ. Kết quả là, nhiều người phải nợ nần để đạt được "tiêu chuẩn" này. Trong nhiều trường hợp, "mốc neo giá kim cương" này đã đúng với cái tên gọi của nó, khi mà các chú rể tương lại phải đấu tranh không ngừng cho nó nhằm tránh nợ nần.

Mặc dù thực ra mức chi cho 1 chiếc nhẫn đính hôn phải gắn với số tiền mà người ta có, thì nhiều anh lại gắn suy nghĩ mình vào tiêu chuẩn 2 tháng lương một cách phi logic. Bởi vì mua 1 chiếc nhẫn là điều "lạ thường" đối với nhiều anh, họ thường sẽ chọn mua thứ gần với "tiêu chuẩn", mặc cho giá cả đắt đỏ của nó. Đó chính là sức mạnh của sự neo giá.

Chứng cứ về mặt học thuật

vong-xoay-traderviet.jpg

Phải thừa nhận rằng, tiêu chuẩn 2 tháng sử dụng trong ví dụ trên là một điều nghe có vẻ khá chính đáng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về học thuật cho thấy sự tác động neo giá là mạnh mẽ và nó vẫn sẽ xảy ra trong các trường hợp mà sự neo giá là hoàn toàn ngẫu nhiên.

Trong bài viết năm 1974 có tựa đề "Phán quyết dựa trên sự bất định: Tự nghiệm và quan điểm"("Judgment Under Uncertainty: Heuristics And Biases"), Kahneman và Tversky đã thực hành 1 nghiên cứu với 1 bánh xe được gắn số từ 1 đến 100 xoay vòng. Sau đó, các chủ thể được hỏi 1 câu hỏi rằng tỷ lệ thành viên Liên hiệp quốc của các nước châu Phi sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn con số trên vòng xoay. Sau đó, chủ thể lại được yêu cầu đưa ra con số chính xác.Tversky và Kahneman thấy rằng con số neo ngẫu nhiên khi mà vòng xoay dừng lại này có ảnh hưởng đến câu trả lời của chủ thể được hỏi. Ví dụ, khi vòng quay dừng lại ở số 10, mức trung bình dự đoán tỷ lệ là 25%, còn nếu vòng quay dừng ở 60, con số dự đoán là 45%. Như bạn đã thấy, con số ngẫu nhiên đã tạo hiệu ứng mốc neo đến câu trả lời của chủ thể, khiến câu trả lời tiến đến gần với con số họ thấy - ngay cả khi con số này không có liên quan gì đến câu hỏi

Mốc neo giá trong đầu tư

moc-neo-gia-trong-dau-tu-traderviet.jpg

Mốc neo giá còn có thể là một nguồn gốc của sự thất bại trong thị trường tài chính, khi giới đầu tư dựa quyết định của họ trên những thống kê hoặc con số không liên quan. Ví dụ, một số nhà đầu tư đã đầu tư vào cổ phiếu của một công ty đang trên đà giảm giá trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư đang neo vào mức giá "cao nhất" gần đây của cổ phiếu và cho rằng việc giảm giá này chính là mua được với giá rẻ.

Đúng là sự bất thường của thị trường tổng quan thường khiến một số mã cổ phiếu giảm mạnh, giúp nhà đầu tư kiếm lời trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cổ phiếu thực ra thường giảm giá trị dựa trên cơ sở có một sự thay đổi mạnh về cơ bản bên trong

Ví dụ, giả sử rằng cổ phiếu XYZ có doanh thu rất mạnh trong năm ngoái, khiến giá cổ phiếu tăng từ 25USD lên 80USD. Tuy nhiên, không may là sau đó một khách hàng chính của công ty, vốn đóng góp 50% doanh thu, đã quyết định không ký hợp đồng mới với XYZ. Tin này làm cổ phiếu XYZ giảm mạnh từ 80 xuống 40.

Bằng cách neo giá vào đỉnh cũ ở 80USD và giá hiện tại là 40USD, nhiều nhà đầu tư có niềm tin sai lầm rằng XYZ đang ở dưới giá trị. Hãy nhớ rằng đây không phải là XYZ giá rẻ, mà là nó bị rớt giá bởi vì có sự thay đổi về nội tại của nó (mất doanh thu từ khách hàng lớn). Trong ví dụ này, nhà đầu tư đã trở thành con mồi cho sự neo giá nguy hiểm


Tránh mốc neo giá

Để tránh mốc neo giá, không có cách nào khác ngoài tư duy phê phán nghiêm khắc. Phải đặc biệt cẩn thận về các số liệu dùng để phân tích cổ phiếu tiềm năng. Nhà đầu tư thành công không chỉ dựa trên một hai điểm nào đó để ra quyết định, họ đánh giá mỗi công ty theo nhiều góc nhìn, nhằm có thể thấy được bức tranh thật nhất của viễn cảnh đầu tư.

Đặc biệt đối với nhà đầu tư mới, có một ý tưởng không tồi, đó là hãy nghiên cứu thêm các quan điểm khác. Nhưng nếu lắng nghe phải những "lời của ác quỷ" thì có thể dẫn đến những điểm đánh giá sai và dẫn đến chiến lược của bạn sẽ thất bại.

Theo Investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Anh bạn mềnh hồi ăn con UJ rồi sau đó lại mất đi kha khá sau khi giá hồi chỉnh, anh chạy xe ngoài đường và neo giá số tiền SL vào các con xe hơi chạy trên đường :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 499 Xem / 46 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 134 Xem / 13 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 65 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 72 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,943 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 218 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,007 Xem / 47 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên