[Series Tài chính hành vi] Bài 8 : Hành vi bầy đàn

[Series Tài chính hành vi] Bài 8 : Hành vi bầy đàn

[Series Tài chính hành vi] Bài 8 : Hành vi bầy đàn

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,166
153,350
Đây là bài 7 trong số series bài cơ bản về nghiên cứu tài chính hành vi - Behavioral Finance. Môn này sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn tại sao đôi khi thị trường tài chính, mà cụ thể hơn là những người giao dịch trong thị trường đó, lại hành động 1 cách phi lý trí và không có lợi cho chính bản thân họ, dẫn đến gần như không thể phân tích hay dự báo.

Series bài được dịch từ Investopedia
--------------​

Khái niệm quan trọng số 5 : Hành vi bầy đàn


Một trong những sự kiện tài chính nổi bật nhất trong thời gian gần đây chính là việc nổ bong bóng của quả bong bóng internet. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra trên thị trường.

Làm cách nào mà những điều thảm khốc như vậy lại cứ xảy đi xảy lại hoài?

tam-ly-bay-dan-traderviet-2.jpg
Câu trả lời cho câu hỏi này nằm ở chỗ điều mà một số người tin là thuộc tính của con người : hành vi bầy đàn, là xu hướng mà các cá nhân bắt chước hành động (hợp lý hay phi lý) của một nhóm lớn hơn. Tuy nhiên, về cá nhân thì hầu hết mọi người không cần phải có lựa chọn giống nhau.

Có một số lý do tại sao tâm lý bầy đàn lại xảy ra. Đầu tiên là áp lực xã hội về sự phù hợp. Bạn cũng đã hiểu từ kinh nghiệm của bản thân rằng điều đó (áp lực xã hội) là lực rất mạnh. Đó là bởi vì hầu hết con người đều rất hòa đồng và có một mong muốn tự nhiên là được chấp nhận bởi một nhóm, hơn là bị đặt ra ngoài. Vì vậy, đi theo 1 nhóm là cách lý tưởng để trở thành thành viên nhóm đó.

Lý do thứ hai là lý do phổ biến rằng một nhóm lớn thì khó sai. Ngay cả khi bạn biết rằng một ý tưởng nào đó, một khóa học nào đó, một hành động nào đó là phi lý hoặc không đúng, bạn có thể vẫn đi theo bầy đàn, tin rằng họ biết điều gì đó mà bạn không biết. Điều này đặc biệt phổ biến trong các tình huống và cá nhân nào đó có ít kinh nghiệm.

Bầy đàn Dotcom


tam-ly-bay-dan-traderviet-3.jpg

Tâm lý bầy đàn của bong bóng Dotcom vào những năm 2000

Hành vi bầy đàn đã được thể hiện trong những năm cuối 1990 khi các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư cá nhân đã điên cuồng đầu tư rất nhiều tiền vào các công ty có liên quan đến internet, ngay cả khi hầu hết các công ty dotcom này lúc nào cũng hợp lý về mặt kinh doanh. Lực đẩy khiến nhà đầu tư nhấn chìm tiền bạc của mình vào những quỹ đầu tư không chắc chắn nhằm giúp họ đảm bảo là họ làm giống như những gì các nhà đầu tư khác đang làm

Tâm trạng bầy đàn mạnh có thể tác động đến cả dân tài chính chuyên nghiệp. Mục tiêu tối thượng của một nhà quản lý vốn là tuân thủ chiến lược đầu tư để tối đa hóa lơi nhuận cho tài sản của khách hàng. Vấn đề nằm ở chỗ khách hàng sẽ yêu cầu rất nhiều đến các nhà quản lý vốn mỗi khi có một kênh đầu tư gì mới. Ví dụ như khách hàng nghe thấy một kênh đầu tư hấp dẫn và không biết là liệu người quản lý vốn của mình có đầu tư vào đó hay không

Trong nhiều trường hợp, rất tốt nếu nhà quản lý vốn đi theo đám đông là các chuyên gia đầu tư. Nếu thắng, khách hàng sẽ hạnh phúc, nếu không, nhà quản lý vốn đó chỉ cần chỉnh sửa quyết định đầu tư bằng cách chỉ ra rằng nhiều người khác cũng sai.

Phí tổn của việc bị dẫn đi sai đường


tam-ly-bay-dan-traderviet-1.jpg
Hành vi bầy đàn, như bong bóng dotcom nói trên, thường không phải là một chiến lược đầu tư có quá nhiều lợi nhuận. Những nhà đầu tư mà có chiến lược giao dịch dựa theo tâm lý bầy đàn sẽ mua và bán các tài sản dựa theo xu hướng đầu tư mới nhất và nóng nhất hiện tại. Ví dụ, nếu nhà đầu tư bầy đàn nghe được rằng các cổ phiếu của các công ty Internet là kênh đầu tư tốt nhất hiện nay, anh ấy sẽ chuẩn bị vốn và đầu tư hết vào kênh đó. Nếu cổ phiếu ngành sinh học có thể hot trong thời gian 6 tháng tới, anh lại tiếp tục nhảy tiếp qua đây, mặc dù mớ cổ phiếu internet anh mua trước đó chưa có lời.

Hãy nhớ rằng các lệnh mua và bán thường xuyên thì phải trả nhiều phí giao dịch, và phí này sẽ ăn vào lợi nhuận. Hơn nữa, sẽ rất khó để có thể dự đoán thời điểm giao dịch chính xác nhằm đảm bảo rằng bạn vào lệnh ngay đúng khi giá bắt đầu đi theo xu hướng. Tại thời điểm một nhà đầu tư bầy đàn biết về một xu hướng mới nhất, hầu hết các nhà đầu tư khác đã hưởng lợi từ tin đó, và có thể giá của mặt hàng đó đã đi đến đỉnh. Điều này có nghĩa nhiều nhà đầu tư bầy đàn sẽ vào lệnh rất trễ và có thể sẽ lỗ vốn khi mà các nhà đầu tư vào trước đó đã bắt đầu thay đổi chiến lược.


Cách tránh tâm lý bầy đàn


Mặc dù rất tốt khi tuân thủ theo xu hướng đầu tư mới nhất, một nhà đầu tư cần tránh xa bầy đàn. Đừng bởi vì mọi người đang nhảy vào một kênh đầu tư nào đó mà nghĩ là chiến lược đó hoàn toàn đúng. Vì vậy, tư vấn cho bạn đó là hãy luyện tập thường xuyên trước khi đi theo xu hướng.

Hãy nhớ rằng một kênh đầu tư nào đó được bầy đàn đi theo thì rất dễ bị vượt quá giá trị, bởi vì một kênh đầu tư có giá quá cao thường do sự lạc quan chứ không phải do yếu tố cơ bản bên dưới.

Theo Investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,498 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,574 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 368 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên