Tại sao giao dịch trả thù lại nguy hiểm?

Tại sao giao dịch trả thù lại nguy hiểm?

Tại sao giao dịch trả thù lại nguy hiểm?

ono

Junior Mod
1,953
7,367
Đối với người giao dịch lâu năm, số lệnh lỗ cũng không hề thua kém số lệnh thắng. Thật không may, rất nhiều trader tự gặm nhấm lệnh thua và họ phản ứng lại với lệnh thua bằng cách đặt tiếp những lệnh trả thù.

Giao dịch trả thù chủ yếu xuất phát từ nỗi sợ sai. Thông thường khi một trader trải qua một lệnh thua tệ hại, quyết định sửa sai bằng cách đặt những lệnh tiếp theo một cách táo bạo hơn.

Điều này rất nguy hiểm cho tài khoản của bạn, bởi hai lý do. Đầu tiên, bạn đã tự mình “quăng” sự kỷ luật ra ngoài cửa sổ. Thứ hai, bạn đã chuyển sự tập trung từ quy trình giao dịch, nguyên tắc quản lý rủi ro sang việc kiếm lại những gì đã mất với những lệnh thiếu chín chắn hơn.

Giao dịch dựa trên cảm xúc và may rủi thì không gọi là giao dịch. Đó là cờ bạc. Nếu không có bất kỳ kế hoạch quản lý rủi ro nào, bạn có thể cháy tài khoản chỉ với một lệnh. Đây cũng là một tình huống thua-thua. Nếu bạn thua luôn cả lệnh trả thù, bạn đã nâng mức drawdown với một lệnh mà bạn không hề chuẩn bị trước. Nếu bạn thắng, bạn sẽ dẫn tới niềm tin rằng giao dịch dựa vào cảm giác không tồi chút nào và bạn sẽ lại có ý định làm một lần nữa.

Screenshot_1.png


Có rất nhiều dạng giao dịch trả thù nhưng phổ biến nhất là khi trader bốc đồng giao dịch (thường là với khối lượng lớn hơn) sau một lệnh thua tệ hại với hy vọng lấy lại những gì đã ất. Dưới đây là một vài ví dụ:

Ian thua $97 trên $100 khi anh ấy đặt lệnh bán USD/JPY. Anh thấy rằng cặp tiền này vẫn còn đang đi lên và anh vẫn còn tin vào quyết định của mình. Anh điều chỉnh cắt lỗ và đợi giá hồi về. Hai tiếng sau giá đã chạm cắt lỗ điều chỉnh của anh. Anh mất $250 thay vì chỉ $100 như dự định ban đầu.

Mika vừa có lệnh thua $50 mà trước đó vài tiếng vẫn còn đi đúng hướng. Quá sợ hãi, cô ấy quyết định rủi ro gấp đôi và đặt $100 vào lệnh tiếp theo. Không muốn có thêm lệnh thua, cô chốt lời sớm khi đã lấy lại được $50.

Mặt dù cả hay đều có kết quả khác nhau, cả Ian và Mika đều có sai phạm khi giao dịch trả thù. Ian thua lỗ nhiều hơn mức ban đầu chỉ vì muốn khẳng định phân tích của anh là chính xác, trong khi Mika đặt thêm một lệnh táo bạo hơn thông thường và mất đi khoảng lời tiềm năng bằng cách chốt lời sớm. Cả hai đều không tuân theo chiến lược chỉ vì không muốn thua lỗ.

Screenshot_2.png


May mắn thay, có nhiều cách để hồi phục tài khoản mà không cần giao dịch trả thù. Một vài cách có thể thực hiện được:

1. Nhấc mông ra khỏi ghế và xóa sạch ký ức sau một lệnh thua thảm. Làm những việc không liên quan đến giao dịch và trở lại chỉ khi bạn ý thức được rằng thua lỗ là một phần của cuộc chơi.

2. Ghi chép cẩn thận các lý do vì sao bạn thua lỗ. Nhận ra được điều gì sai với lệnh của bạn và tập trung cải thiện quá trình giao dịch sẽ giúp giảm thiểu cảm xúc thị trường đang chống lại bạn.

3. Ghi lại diễn biến giao dịch trong nhật ký giao dịch của bạn. Bạn làm như thế khi bạn vừa trải qua một tình huống không lường trước? Bạn có hay cắn móng tay, hay la hét chửi thề trước khi làm chuyện ấy? Biết được diễn biến khi bạn “bóp cò” sẽ giúp ngăn chặn chính bạn khỏi những giao dịch trả thù.

4. Tin vào hệ thống giao dịch của bạn. Nếu bạn đã test hệ thống của mình và tuân thủ kế hoạch giao dịch 100%, bạn không cần bận tâm về những lệnh thua vì con số cuối cùng sẽ nói lên tất cả.

5. Luyện tập quản lý rủi ro. Nếu bạn tạo được thói quen quản lý rủi ro, thì bạn sẽ giao dịch kỷ luật hơn và ít có những giao dịch bốc đồng hơn. Nếu bạn chưa quen với việc đó, bạn có thể bắt đầu với việc tuân thủ nghiêm ngặt khối lượng giao dịch và thời gian giao dịch.

Hãy nhớ rằng ngay cả những trader ổn định, có lợi nhuận đều đặn vẫn có những ngày giao dịch tồi tệ. Đây đơn giản là một phần của cuộc chơi.

Đừng xem việc thua lỗ đồng nghĩa với việc thị trường đang chống lại bạn. Thị trường không quan tâm cảm xúc của bạn hay chiến lược của bạn hay cỡ nào. Thực tế, việc của chúng ta là giao dịch, và chỉ giao dịch những gì ta thấy, không phải ta nghĩ. Hãy bỏ qua cái tôi và tập trung trở thành một trader giỏi.

Nguồn: babypips
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
đừng trả đũa thị trường khi nó đang lên cơn dại :D:D:D. và khi đối thủ quá mạnh thì cần phải lượng sức mình :eek:
Nhỏ ko nhịn tất loạn đại mưu:D:D
 
  • Like
Reactions: ono
nhiều khi cả tháng nâng 40% 50% balance nhưng 1h 2h gồng đỏ máy có thể đi luôn cả cái balance.
p/s: em demo các bác ạ!! cháy hơn chục balance rồi!!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 529 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,216 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 487 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên