Tìm điểm vào lệnh lần 2 cho price action - Re entry method

Tìm điểm vào lệnh lần 2 cho price action - Re entry method

Tìm điểm vào lệnh lần 2 cho price action - Re entry method

Khánh Trình

Active Member
1,439
8,625
Re-entry trading là một khái niệm quan trọng trong price action. Nếu bạn đã từng trade một thời gian, bạn có thể đã từng trải qua trường hợp bạn vào lệnh rồi giá đột nhiên quét stop loss của bạn, sau đó giá lại đảo chiều ngay tại điểm bạn đặt stop loss và đi đúng xu hướng mà bạn mong muốn.

Những lúc như vậy, bạn sẽ thường tự đặt câu hỏi: "liệu lần sau mình nên dời stop loss ra xa một tí để tránh bị big boy càn quét stop loss?" Chắc bạn sẽ thấy tình huống này rất quen thuộc, chúng ta sẽ cực kỳ chán nản khi thấy lệnh mình vào đã đi đúng hướng, nhưng chỉ còn... tí nữa là có lời.

Có một cách khác hay hơn để bạn thay vì dời stop loss ra xa, thay vì lo lắng với rủi ro giao dịch ngày càng lớn đó là đi tìm điểm vào lệnh lần 2 (re-entry) cho điểm vào lệnh cũ. Đây là một trong các kỹ năng cần thiết nếu bạn muốn trading chuyên nghiệp.

Dưới đây là một ví dụ điển hình khi trader bị quét stop loss và cho cơ hội vào lệnh lần 2.

tim-diem-vao-lenh-lan-2-cho-price-action-re-entry-method-traderviet.png

1. Sau khi phân tích xu hướng thị trường, bạn vào lệnh với cây nến pin bar (chart EURUSD).
2. Bạn đặt lệnh stop loss bên dưới nến pinbar.
3. Thị trường đảo chiều và quét lệnh stop loss của bạn.
4. Thị trường đi theo xu hướng mà bạn phân tích trước đó.

Bạn sẽ thấy trường hợp này xảy ra rất nhiều lần khi trading và khiến trader có cảm giác thị trường như muốn "chơi đùa" với mình. Không sao, bản chất của thị trường là vậy, bạn không thể nào đoán được chính xác hành động tiếp theo nhưng bạn hoàn toàn có thể sẵn sàng cho những trường hợp có thể xảy ra. Học cách tìm điểm vào lệnh lần 2 có thể giúp bạn đề phòng được những trường hợp này.



Cơ bản, điểm vào lệnh lần 2 thường sẽ cần các yếu tố:

1. Phát hiện một trading setup mới với bất kì mô hình giá nào.
2. Trading setup đầu tiên bị quét stop loss.
3. Thị trường đảo chiều và đi đúng xu hướng cũ với trading setup mới.

Có thể giải thích một chút về phương pháp tìm điểm vào lệnh lần 2 như sau: khi giá quét stop loss ở trading setup đầu tiên, có rất nhiều trader bị thua lỗ. Họ (những người bị quét stop loss) sẽ có kỳ vọng vào lệnh lần nữa vì họ nghĩ rằng họ vẫn xác định đúng xu hướng (chẳng qua là sai thời điểm thôi). Áp lực vào lệnh của các trader này giúp đẩy thị trường đi xa hơn trong thời điểm vào lệnh lần 2.

Ví dụ trade thắng với re-entry:

tim-diem-vao-lenh-lan-2-cho-price-action-re-entry-method-traderviet-1.png
Chart EURUSD trên khung M30 cho ta một ví dụ trade thắng:
  1. Một nến pinbar bật mạnh từ đường EMA. Đây sẽ một setup khiến trader bị quét stoploss.
  2. Trader sử dụng re-entry hoặc chấp nhận lỗ lệnh đầu tiên, hoặc bỏ qua pinbar này.
  3. Trader chọn vào lệnh với pinbar tiếp theo xuất hiện quanh đường MA.
  4. Thị trường tăng giá trở lại và đi tiếp từ pinbar re-entry.


Không phải cách trade nào cũng thắng liên tục, dưới đây là ví dụ trade thua:

tim-diem-vao-lenh-lan-2-cho-price-action-re-entry-method-traderviet-2.png

  1. Một nến pinbar chạm đường EMA sau khi nó tìm thấy một vùng hỗ trợ gần đó.
  2. Nến pinbar thu hút các trader vào lệnh mua, trader sử dụng phương pháp re-entry hoặc bỏ qua cây nến này hoặc chấp nhận lỗ.
  3. Sau khi trend tăng, giá giảm và chạm stoploss ta đã đặt ở điểm thấp nhất của pinbar.
  4. Giá sideway, trader vào lệnh buy ở cây nến tăng marubozu tiếp theo.
  5. Thị trường vẫn tiếp tục sideway bất chấp nến marubozu hình thành và tiếp tục giảm xuống, trader lỗ lệnh lần 2.
Ta rút ra điều gì khi quan sát lệnh lỗ này? Nếu nhìn kỹ sẽ thấy thị trường đang giao dịch bên dưới đường MA. Đây là một điểm quan trọng, thị trường đã chuyển sang xu hướng giảm (selling bias), trend chưa chuyển nhưng lực giá đã nghiêng về hướng bán nhiều hơn.

Hơn nữa, thị trường cũng đã chạm take profit của mô hình tam giác (vùng màu cam). Nghĩa là giá đã đi hết lực, khả năng re-entry để đi tiếp không còn tốt như ở ví dụ trade thắng.

Tham khảo tradingsetupreviews
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cũng nhiều lần chết ở điểm Re entry này rồi. Điển hình con GBP CAD trong 3 ngày cuối tuần. Cứ vào lệnh sell. Xanh cái dịch SL về điểm entry. Đá SL xong. Em lại vào lệnh lại. Nó đá SL 2 lần liền. Nản quá, em ko vào sell nữa. Thì nó chạy 1 mạch đi xuống. Giờ vẫn chưa thấy ngóc đầu lên để sell tiếp T_T
 
Có lẽ phương pháp này hợp với thị trường đi ngang, Sẽ có nhiều cơ hội để ko phải tiếc nuối :D
 
tim-diem-vao-lenh-lan-2-cho-price-action-re-entry-method-TraderViet-png.11497


Tôi cá rằng nhiều bạn đã nếm mùi Second Entry, nó không phải là cơ hội thứ 2 mà là lần chết thứ 2.

Trước tiên hãy quan sát các yếu tố trên đồ thị:
Điểm: A, B, C, D
Xu hướng giả định: Up = xy

Lời khuyên từ chuyên gia:
Khi hỏng A, ta sẽ phục đợi tín hiệu để phang cú thứ 2 (tại C) ??????
-----------------------------------------------------------------
Tuy nhiên sự đơn giản của Price Action do yếu tố thị giác tạo nên:
1. Các bạn nhìn A và C như những yếu tố riêng biệt, sau A đến C và thường bỏ qua-hoặc không chú ý- không đủ kỹ năng đánh giá điểm B.
Đây là 1 vấn đề. Tạm gác lại

2. Tương tự, khi máu đang sôi, máu đang hau háu tìm cơ hội Thứ 2 trả thù, bạn quên mất XY.

Và:

Khi bạn nhìn thấy cơ hội lần 2 ở C:
1. Có thể B đã tạo đỉnh của nhịp lớn hơn : bạn dính correction

2. Nếu thiếu quan sát XY: điểm C có thể đã là điểm gần đỉnh của 1 xu hướng lớn

3. Trong trường hợp đồ thị này, điểm C là 1 cây Pinbar yếu hơn rất nhiều so với điểm A, tuy nhiên thị trường vẫn lên. Nếu tử tế thì C > A, nhưng nó vẫn lên để lần sau chúng ta tin rằng vậy là Đúng.

4. Đây là chưa kể các yếu tố tâm lý của Reaction-Phản ứng, Revengence-Trả thù tạo ra sau điểm A thua lỗ, nó sẽ dẫn tới các "Cơ hội " chết ngươi khi vào lệnh lần 3, lần 4 nữa.

5. Các vấn đề trên thực ra là lỗi tư duy với cả các phương pháp khác. Tuy nhiên PA sẽ dính nhiều hơn do tư duy cục bộ, không có sự tương quan ở phạm vi rộng.

Good luck,

Ps: Và lời khuyên tôi dành cho các bạn: nếu lần 2 cũng chết nốt thì cố gắng thử thêm lần 3, 2 sai sẽ thành 1 đúng.
 

Đính kèm

  • tim-diem-vao-lenh-lan-2-cho-price-action-re-entry-method-traderviet.png
    tim-diem-vao-lenh-lan-2-cho-price-action-re-entry-method-traderviet.png
    271.5 KB · Xem: 5
Chỉnh sửa lần cuối:
tim-diem-vao-lenh-lan-2-cho-price-action-re-entry-method-TraderViet-png.11497


Tôi cá rằng nhiều bạn đã nếm mùi Second Entry, nó không phải là cơ hội thứ 2 mà là lần chết thứ 2.

Trước tiên hãy quan sát các yếu tố trên đồ thị:
Điểm: A, B, C, D
Xu hướng giả định: Up = xy

Lời khuyên từ chuyên gia:
Khi hỏng A, ta sẽ phục đợi tín hiệu để phang cú thứ 2 (tại C) ??????
-----------------------------------------------------------------
Tuy nhiên sự đơn giản của Price Action do yếu tố thị giác tạo nên:
1. Các bạn nhìn A và C như những yếu tố riêng biệt, sau A đến C và thường bỏ qua-hoặc không chú ý- không đủ kỹ năng đánh giá điểm B.
Đây là 1 vấn đề. Tạm gác lại

2. Tương tự, khi máu đang sôi, máu đang hau háu tìm cơ hội Thứ 2 trả thù, bạn quên mất XY.

Và:

Khi bạn nhìn thấy cơ hội lần 2 ở C:
1. Có thể B đã tạo đỉnh của nhịp lớn hơn : bạn dính correction

2. Nếu thiếu quan sát XY: điểm C có thể đã là điểm gần đỉnh của 1 xu hướng lớn

3. Trong trường hợp đồ thị này, điểm C là 1 cây Pinbar yếu hơn rất nhiều so với điểm A, tuy nhiên thị trường vẫn lên. Nếu tử tế thì C > A, nhưng nó vẫn lên để lần sau chúng ta tin rằng vậy là Đúng.

4. Đây là chưa kể các yếu tố tâm lý của Reaction-Phản ứng, Revengence-Trả thù tạo ra sau điểm A thua lỗ, nó sẽ dẫn tới các "Cơ hội " chết ngươi khi vào lệnh lần 3, lần 4 nữa.

5. Các vấn đề trên thực ra là lỗi tư duy với cả các phương pháp khác. Tuy nhiên PA sẽ dính nhiều hơn do tư duy cục bộ, không có sự tương quan ở phạm vi rộng.

Good luck,

Ps: Và lời khuyên tôi dành cho các bạn: nếu lần 2 cũng chết nốt thì cố gắng thử thêm lần 3, 2 sai sẽ thành 1 đúng.

Cảm ơn anh, anh nói đúng hết vấn đề. Tuy nhiên, nếu suy một trường hợp cho toàn bộ thì kiểu gì cũng sai. Thị trường không đơn giản theo kiểu nếu trước đây có pattern a thì sẽ có hiệu ứng b, tương lai lặp lại y chang vậy. Nên em viết tạm khái niệm re-entry, bài sau tiếp tục đi sâu thêm.

Quan điểm của re-entry không quá 2 lần. Nếu có lần thứ 3, thị trường đã chuyển sang một giai đoạn khác, lúc đó em sẽ phải phân tích lại.
 
Cảm ơn anh, anh nói đúng hết vấn đề. Tuy nhiên, nếu suy một trường hợp cho toàn bộ thì kiểu gì cũng sai. Thị trường không đơn giản theo kiểu nếu trước đây có pattern a thì sẽ có hiệu ứng b, tương lai lặp lại y chang vậy. Nên em viết tạm khái niệm re-entry, bài sau tiếp tục đi sâu thêm.

Quan điểm của re-entry không quá 2 lần. Nếu có lần thứ 3, thị trường đã chuyển sang một giai đoạn khác, lúc đó em sẽ phải phân tích lại.

Aaaaaaaa, cái dòng PS cuối cùng đó là tếu mà không nhận ra à?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 759 Xem / 39 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 129 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,275 Xem / 84 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,171 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 310 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên