Trade price action trong vùng supply demand - phần 2

Trade price action trong vùng supply demand - phần 2

Trade price action trong vùng supply demand - phần 2

Khánh Trình

Active Member
1,337
8,618

Price action trong vùng supply demand


Như mình đã giới thiệu ở phần trước, để có thể trade price action trong vùng supply demand, bạn cần phải nắm rõ mô hình nến đảo chiều trong vùng này. Bằng việc sử dụng các mô hình đảo chiều, bạn sẽ bắt đầu hiểu hơn về price action trong vùng supply demand và chủ động hơn khi trade

Mô hình nến che phủ trong vùng supply demand (engulfing candles)


Loại mô hình nến này không quá xa lạ với nhiều anh em đã quen thuộc với các mô hình nến. Nó là loại mô hình mà ta tin cậy nhất khi giao dịch trong vùng supply demand.

Nến engulfing khi tìm thấy trong các vùng supply demand cho thấy các bank trader muốn đẩy cho thị trường thoát ra khỏi vùng suppy demand, nến engulfing chính là kết quả của bank trader tham gia vào thị trường.

trade-price-action-trong-vung-supply-demand-phan-2-traderviet.png

Hình trên cho thấy một vùng supply tại khung H1 của cặp AUDUSD với một nến engulfing.

Cách chúng ta giao dịch trước tiên là xác định vùng supply demand trên chart, sau đó, khi thị trường quay trở lại vùng này, chúng ta sẽ chuyển sang khung thời gian thấp hơn (lower timeframe) để xem các nến engulfing vừa xuất hiện. Đây chính là thời điểm chúng ta sẽ vào lệnh

Lưu ý: Khi chuyển sang khung thời gian thấp hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh mình khuyên bạn đi không chọn khung thời gian thấp hơn chart M5. Nếu bạn sử dụng chart như M1, bạn sẽ gặp phải rất nhiều tín hiệu sai trước khi giá thực sự thoát khỏi vùng supply demand.

trade-price-action-trong-vung-supply-demand-phan-2-traderviet-1.png

Bây giờ chúng ta đang nhìn vào vùng supply trên chart M5, ta có thể thấy nến engulfing đang xuất hiện ngay sau khi giá bước vào vùng này. Đây là thời điểm chúng ta đặt lệnh. Bạn sẽ chờ cho nến này hoàn thành trước khi vào lệnh sell.

Bạn có thể sử dụng khung thời gian chính mà bạn đã đánh dấu vùng supply demand để vào lệnh nhưng tốt hơn là nên chuyển sang khung thời gian thấp hơn vì bạn sẽ có tỉ lệ risk reward tốt hơn. Do đó, bạn sẽ giảm rủi ro hơn và tăng lợi nhuận nhiều hơn.

Nếu bạn vào lệnh bằng nến engulfing trên biểu đồ H1, khoảng dừng lỗ của bạn từ điểm entry sẽ là 19 pips, tuy nhiên nếu bạn đã chuyển sang biểu đồ M5 và vào lệnh bằng cách sử dụng nến engulfing trên chart này, bạn chỉ có thể bị lỗ 12 pips, do đó bạn đã làm giảm rủi ro của bạn nhiều hơn. Bạn càng trade nhiều theo cách này, rủi ro của bạn càng giảm.

Ngoài việc giảm rủi ro, chúng ta cũng tăng lợi nhuận tiềm năng của cú trade kể từ khi chúng ta vào lệnh ngay tại thời điểm đầu của xu hướng giảm. Nếu bạn vào lệnh với nến engulfing trên biểu đồ H1, chúng ta sẽ vào lệnh sau khi thị trường đã di chuyển được một khoảng, do đó lợi nhuận của cú trade có thể kiếm được đã giảm nhiều hơn.

Nếu bạn nhìn vào hình biểu đồ M5, bạn sẽ thấy rằng thị trường cho bạn nhiều mô hình nến engulfing hơn so với biểu đồ H1 (tín hiệu nhiễu nhiều hơn). Điều này là một trong những vấn đề lớn mà rất nhiều trader gặp phải: nến engulfing nào là nến nên trade? Cái nào nên bỏ qua?

Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này trong phần 3 và mình sẽ chỉ cho bạn cách xác định dấu hiệu rõ ràng một vùng supply demand có thể giữ giá lại được hay không.

Chúng ta đi tiếp tới mô hình nến tiếp theo - nến pinbar.

Mô hình nến pinbar trong vùng supply demand


Một tín hiệu price action nổi tiếng khác mà bạn có thể sử dụng khi tìm điểm vào lệnh tại các vùng supply demand là nến pinbar.

Pinbar, như bạn đã biết, thể hiện sự từ chối khi giá tiến vào một vùng trên thị trường, thường là từ ngưỡng hỗ trợkháng cự, nhưng có thể từ các đường xu hướng và những đỉnh cao hay thấp gần đó.

Ta xem xét một số ví dụ:

trade-price-action-trong-vung-supply-demand-phan-2-traderviet-3.png
Đây là một vùng supply trên biểu đồ H1 của cặp EURUSD

Nếu bạn muốn đặt lệnh tại vùng supply này, điều đầu tiên bạn cần làm là đánh dấu sẵn vùng supply trên biểu đồ của bạn ở tất cả các khung thời gian, sau đó bạn sẽ chờ thị trường quay lại vùng supply này một lần nữa.

Tương tự cách vào lệnh với nến engulfing, khi giá trở lại vùng này, bạn sẽ cần chuyển sang một khung thời gian thấp hơn để tìm nến pinbar mà bạn có thể vào lệnh.

trade-price-action-trong-vung-supply-demand-phan-2-traderviet-4.png
Thị trường tạo một nến pinbar khi giá tiến vào vùng supply (chỗ đánh dấu X).

Cách bạn giao dịch này là chờ đợi cho đến khi pinbar hình thành, sau đó bạn đặt một lệnh bán hoặc lệnh chờ sell bên dưới nến. Stoploss sẽ đặt đặt bên trên giá cao nhất của nến pinbar.

Dưới đây là một ví dụ khác, biểu đồ H1 của USDJPY:

trade-price-action-trong-vung-supply-demand-phan-2-traderviet-5.png

Bạn thấy nến pinbar đã hình thành trên khung thời gian này mà không cần ta phải vào khung thời gian thấp hơn để tìm, bạn có thể đặt lệnh ngay từ khung thời gian H1. Nhưng để có tỉ lệ risk reward tốt hơn bạn vẫn cần phải chuyển sang khung thời gian thấp.

Vùng supply trên biểu đồ M15:

trade-price-action-trong-vung-supply-demand-phan-2-traderviet-6.png

Chúng ta có thể thấy một nến pinbar khác. Cách chúng ta vào lệnh cũng chính xác giống như những gì mình vừa thảo luận lúc nãy. Ta đặt một lệnh sell order khi nến đóng cửa hoặc lệnh chờ sell bên dưới mô hình nến. Stoploss được đặt bên trên đỉnh cây nến.

Một số trader có ý kiến nên đặt stoploss bên trên vùng supply nhưng điều đó là sai lầm. Ý tưởng trade của bạn dựa trên việc thị trường sẽ giảm nhanh sau khi pinbar đã xuất hiện. Vì bank trader đã tham gia thị trường, họ không muốn giá đảo chiều trừ khi tín hiệu đó sai lầm. Trường hợp bạn dính lỗ, đơn giản bạn cần chấp nhận và chờ một tín hiệu khác hình thành.

Happy learning!

 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
đi tìm chân lý trading càng nhiều thì càng nhận ra phải back to basics. thanks bác nhiều vì đã bắt đầu và duy trì chủ đề này. Hóng những bài sau của bác :)
 
Mình nghĩ thế này các bác xem đúng không
1/ Khi Big-boy tham gia thị trường, VD như là SELL, giá sẽ giảm và hình thành cây nến giảm to.
2/ Khi giá giảm 1 đoạn đủ lời, bigboy take profit làm giá bật lại vùng Supply
3/ Tuy nhiên bigboy không thể thoát 1 lần hết được nên vẫn còn giữ 1 số lệnh SELL tại vùng Supply.
4/ Vì vậy Bigboy bán thêm một số nữa để giữ giá không tăng quá khỏi vùng này --> đây là nguyên nhân làm giá bật lại tại vùng supply và chúng ta sẽ vào lệnh tại đây
5/ Sau đó giá lại giảm để bigboy chốt lời
6/ Bigboy lặp lại vài lần như vậy cho đến khi thoát hết lệnh
7/ Vì vậy vùng supply (demand) nào càng test nhiều lần thì rủi ro càng cao vì big boy đã thoát hết lệnh rồi.
 
Vì bank trader đã tham gia thị trường
Có cách nào hay chọn thời điểm nào trong ngày để chắc chắn rằng mấy thím "banh chây đơ" đang có mặt trên thị trường hk anh @Khánh Trình ? Nhiều lần test thử pp SD mà thấy toàn chớt quớt ~.~! Tại thích ban đêm nên em toàn trade phiên Úc , tầm khoảng 2h khuya - 6h sáng ko à , ban ngày bận nên hk có tập tành gì đc , để ý nhiều ngày thấy khoảng 7h tối VN trở đi thường thấy giá di chuyển kinh dị lắm , hk biết có phải là khoảng tg "banh chây đơ" xuất hiện hay ko ~.~!?
 
Có cách nào hay chọn thời điểm nào trong ngày để chắc chắn rằng mấy thím "banh chây đơ"
nếu đã biết chắc chắn thì tôi và bạn đã không còn ngồi đây :v. Mình nghĩ ta chỉ có thể "đoán" thông qua một dữ kiện trung gian thu hút các thím big boy.

Còn dữ kiện trung gian đó là gì thì theo mình biết có nhiều cách để xác định, như trong series bài này là một ví dụ.
 
khi vẽ vùng S/D và chuyển qua TF thấp hơn để xác định PA như bạn hướng dẫn thì nó mất tiu cái khung rồi, vì thế mình ko xác định được chính xác điểm vào lệnh. Nhờ bạn hướng dẫn thêm giúp.
Many thanks.
 
khi vẽ vùng S/D và chuyển qua TF thấp hơn để xác định PA như bạn hướng dẫn thì nó mất tiu cái khung rồi, vì thế mình ko xác định được chính xác điểm vào lệnh. Nhờ bạn hướng dẫn thêm giúp.
Many thanks.
cho hình ví dụ đi, mình chưa hiểu ý bạn.
 
Có nghĩa là mình dùng công cụ rectangle vẽ vùng base trên TF H1, sau đó chuyển qua TF M15 thì nó mất tiêu, ko như hình bạn chú thích. Mất thgian xác định lại vùng base và thường là ko chính xác.
không bạn dùng phần mềm nào để trade, mình dùng mt4 thì không bị mất vùng rectangle đã vẽ.
 
"Bạn có thể sử dụng khung thời gian chính mà bạn đã đánh dấu vùng supply demand để vào lệnh nhưng tốt hơn là nên chuyển sang khung thời gian thấp hơn vì bạn sẽ có tỉ lệ risk reward tốt hơn. Do đó, bạn sẽ giảm rủi ro hơn và tăng lợi nhuận nhiều hơn.

Nếu bạn vào lệnh bằng nến engulfing trên biểu đồ H1, khoảng dừng lỗ của bạn từ điểm entry sẽ là 19 pips, tuy nhiên nếu bạn đã chuyển sang biểu đồ M5 và vào lệnh bằng cách sử dụng nến engulfing trên chart này, bạn chỉ có thể bị lỗ 12 pips, do đó bạn đã làm giảm rủi ro của bạn nhiều hơn. Bạn càng trade nhiều theo cách này, rủi ro của bạn càng giảm."

Mình đọc đi đọc lại đoạn này mà vẫn chưa hiểu tại sao vì sao trade khung thời gian thấp hơn thì tỉ lệ risk reward tốt hơn. Nhờ bạn Trình giải thích thêm hoặc cho link đến bài giảng với. Xin cảm ơn
 
"Bạn có thể sử dụng khung thời gian chính mà bạn đã đánh dấu vùng supply demand để vào lệnh nhưng tốt hơn là nên chuyển sang khung thời gian thấp hơn vì bạn sẽ có tỉ lệ risk reward tốt hơn. Do đó, bạn sẽ giảm rủi ro hơn và tăng lợi nhuận nhiều hơn.

Nếu bạn vào lệnh bằng nến engulfing trên biểu đồ H1, khoảng dừng lỗ của bạn từ điểm entry sẽ là 19 pips, tuy nhiên nếu bạn đã chuyển sang biểu đồ M5 và vào lệnh bằng cách sử dụng nến engulfing trên chart này, bạn chỉ có thể bị lỗ 12 pips, do đó bạn đã làm giảm rủi ro của bạn nhiều hơn. Bạn càng trade nhiều theo cách này, rủi ro của bạn càng giảm."

Mình đọc đi đọc lại đoạn này mà vẫn chưa hiểu tại sao vì sao trade khung thời gian thấp hơn thì tỉ lệ risk reward tốt hơn. Nhờ bạn Trình giải thích thêm hoặc cho link đến bài giảng với. Xin cảm ơn
các mức chốt lời, cắt lỗ trên khung thời gian chính bạn vẫn giữ thì khi chuyển sang khung nhỏ hơn để vào lệnh sớm hơn bạn sẽ có điểm vào ít rủi ro hơn... nhưng cũng đi kèm xác suất thua cao do vào lệnh sớm.
 
Cảm ơn bạn Trình quan tâm trả lời!
Dù vẫn chưa hình dung ra cụ thể, mình sẽ làm theo. Chắc sẽ có thêm thời gian nghiệm lại.

Cho mình hỏi thêm: Trong bài viết "Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 3", bạn có viết "... vấn đề là cách mà các trader nhận định trend khiến cho họ mắc sai lầm.
Các trader thường hay quan sát khung thời gian daily và dựa vào đó để ra quyết định giao dịch dù họ giao dịch ở khung thời gian thấp hơn. Khi giao dịch ở khung thời gian thấp mà dựa vào khung thời gian cao để xác định xu hướng, họ vô tình trade ngược xu hướng khung thời gian thấp mà họ giao dịch, dẫn đến lỗ những lệnh không cần thiết.
Mọi người không ai nhận ra rằng, trend trên khung thời gian mà họ đặt lệnh là trend mà họ nên đi theo. Nếu bạn trade trên khung thời gian daily thì bạn nên trade theo xu hướng của daily, nếu bạn trade trên khung H1 bạn chỉ nên trade trên khung H1."

Vậy, ý trong hai bài này có mâu thuẫn với nhau không ? Bạn có thể giải thích thêm giùm được không ?
 
Cảm ơn bạn Trình quan tâm trả lời!
Dù vẫn chưa hình dung ra cụ thể, mình sẽ làm theo. Chắc sẽ có thêm thời gian nghiệm lại.

Cho mình hỏi thêm: Trong bài viết "Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 3", bạn có viết "... vấn đề là cách mà các trader nhận định trend khiến cho họ mắc sai lầm.
Các trader thường hay quan sát khung thời gian daily và dựa vào đó để ra quyết định giao dịch dù họ giao dịch ở khung thời gian thấp hơn. Khi giao dịch ở khung thời gian thấp mà dựa vào khung thời gian cao để xác định xu hướng, họ vô tình trade ngược xu hướng khung thời gian thấp mà họ giao dịch, dẫn đến lỗ những lệnh không cần thiết.
Mọi người không ai nhận ra rằng, trend trên khung thời gian mà họ đặt lệnh là trend mà họ nên đi theo. Nếu bạn trade trên khung thời gian daily thì bạn nên trade theo xu hướng của daily, nếu bạn trade trên khung H1 bạn chỉ nên trade trên khung H1."

Vậy, ý trong hai bài này có mâu thuẫn với nhau không ? Bạn có thể giải thích thêm giùm được không ?
Trả lời cho câu này và câu trên của bạn. Cho nhưng ai sau này đọc được bài này có cùng thắc mắc được giải đáp.
1 là tại sao trade khung thời gian nhỏ lại xem xu hướng ở khung thời gian lớn dẫn đến ngược xu hướng. Bình thường giá có xu hướng đi lên hoặc đi xuống. Không có xu hướng là đi ngang. Vậy khi có xu hướng thì cũng không thể cứ vào bất kì điểm nào cũng sẽ lời. Cứ thấy lên là buy bất kể hay xuống là sell là lãi thì không cần cái j nghiên cứu hay chiến lược chiến thuật j cả. Điều quan trọng ở đây là giá đi theo xu hướng nếu án theo lý thuyết thì cứ 1 đoạn đẩy xa 1 đoạn hồi về rồi lại đẩy xa như kiểu bậc thang. Nhưng thực tế nó không đều và đẹp như vậy. Nhưng đúng là đẩy đưa như vậy. Vấn đề là xu hướng lên sẽ đặt lệnh buy chỗ nào là chỗ hồi để sau khi đó giá lại tiếp tục đẩy lên mà sinh lãi. Khi bạn xem khung ngày chẳng hạn. Rõ là xu hướng lên. Nhưng khi bạn vào khung giờ đặt lệnh thì ngay đúng đoạn hồi về đương nhiên là trade ngược hướng sinh lỗ vì theo khung giờ đoạn này đã kịch khung giá lên. Hiện tại giá chỉ có con đường đi ngang và đi xuống nên buy đỉnh là đây mà ra. Dĩ nhiên nếu bạn vẫn xác định được điểm ra vô trên khưng ngày và đặt cắt lỗ trên đấy thì đã án chừng được mức lỗ thì vẫn tính bạn trade theo xu hướng. Nhưng rõ ràng là 1 cây nến ngày bao nhiêu là pip. Với trader nhỏ lẻ chúng ta gồng hơi mệt mà nếu như có phuương án tốt hơn là về khung ngày. Chờ giá hồi lại. Tìm được điểm vào tại những SD này có phải là đã bớt đi bao nhiêu là pip cắt lỗ không. Và dĩ nhiên là vẫn tuân theo xu hướng ngày là buy chứ k sell.
lại nói vì không phải cú trade nào cứ tính là trúng mà cũng chỉ có tỉ lệ cao thành công nên việc bạn chọn điểm vào tốt vừa tăng cao khả năng thắng lại giúp tiết kiệm số pip đặt cắt lỗ. Mỗi lệnh ít lại 3-5 pip thì 10 lệnh nó ra 50 pip. Đủ cắt lỗ thêm một vài lệnh khác
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 46 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 192 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 660 Xem / 44 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 382 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 6 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 292,629 Xem / 1,385 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên