Trader đã biết về fast market và cách đối phó với nó chưa?

Trader đã biết về fast market và cách đối phó với nó chưa?

Trader đã biết về fast market và cách đối phó với nó chưa?

Jasmine Tran

Editor
Trial mod
839
4,978
Mọi người đã từng nghe qua cụm từ “fast market” (thị trường nhanh) chưa? Mình khá chắc hiện giờ vẫn còn nhiều trader không có kinh nghiệm và thông tin cần thiết về mức biến động của thị trường trong bối cảnh hiện nay. Fast market có thể hiểu đơn giản là thị trường dao động với nhịp độ cao hơn bình thường do một số các chất xúc tác nhất định. Cụ thể hơn, một thị trường chuyển động nhanh thường đi kèm với một sự điều chỉnh giá hoặc động thái bán tháo mạnh trong thị trường chứng khoán hoặc ngoại hối.

Khi nào thì thị trường forex được xem là đang chuyển động nhanh? Chúng ta có thể dựa vào các cột mốc của dữ liệu kinh tế quan trọng hoặc tin tức chính trị, thậm chí, các sự kiện mang tầm vĩ mô hoặc các thảm họa như vụ khủng bố tấn công tòa tháp đôi mỹ ngày 11/9 cũng khiến thị trường đột ngột chao đảo.

Một ví dụ điển hình hơn là vụ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, các thị trường tài chính đều bị đe dọa nghiêm trọng và gây ra sự hoảng loạn trong giới đầu tư. Trader thường không biết ứng phó như thế nào trước các thông tin trái chiều, tiêu cực liên tục.

Hiểu phản ứng của thị trường


Để thích nghi với thị trường chuyển động nhanh, trader trước hết cần phải hiểu phản ứng của thị trường để không bị động trước các rủi ro bất ngờ. Cốt lõi ở đây chính là khi nhìn về hiện tại và tương lai, mỗi người hãy đặt ra câu hỏi “liệu điều gì sẽ xảy ra?” khi một loạt các sự kiện, có thể về kinh tế hoặc chính trị, làm rung chung sự tự tin của các nhà hoạch định tài chính. Nhà hoạch định tài chính, những người chơi chính trong thị trường, chứ không phải tâm lí của trader chúng ta nhé. Điều này cũng khá khó khăn, nhất là làm sao để xác định khi nào thì một thị trường nhất định đảo ngược từ Bullish xuống Bearish do các thay đổi này thường không được chú ý bởi trader.

Tuy nhiên, nhìn chung, phản ứng đầu tiên của thị trường sẽ là cắm đầu đi xuống, ít nhất chúng ta đã thấy viễn cảnh này quá nhiều lần. Nhưng đôi khi đây không phải là cơ hội tốt vì spread sẽ dao động cực kì thất thường và đa phần là phí spread cực cao vào các thời điểm ngay sau khi thị trường phản ứng. Ví dụ nhưng một bằng chứng cho sự điều chỉnh dài hơi, hay tin tức về khả năng trả nợ của một ông lớn nào đó, hay các kết quả Brexit đều khiến spread dãn mạnh. Và khi spread dãn đến mức 20-25 pips, các nền tảng giao dịch gần như đóng băng do khối lượng lệnh vào chỉ toàn 1 chiều thì nền tảng giao dịch khó có thể theo kịp nhịp độ giá thay đổi.


Nhà cái (B-book operators)


Thị trường forex hiện tại gần như bị kiểm soát bởi các nhà cái vì họ là những người làm việc với chúng ta - trader - những người tham gia giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, trong các khoảng thời gian thị trường biến động mạnh, các nhà cái này có thể tự động dãn spread, dẫn đến việc hàng loạt lệnh của khách hàng bị từ chối mặc cho trader liên tục gọi điện thoại đến phàn nàn. Như vậy, thực chất, cơ chế của các nền tảng giao dịch được xây dựng để bảo vệ các sàn môi giới CFD/forex chứ không phải trader chúng ta.

Trước đây, trong trường hợp có bất kì biến động giá lớn nào, các điểm dừng lỗ thường sẽ không được đảm bảo và giá tất nhiên sẽ di chuyển cực nhanh, không đủ thời gian để các hoạt động báo giá được thực hiện. Nhiều sàn môi giới đã phải giải quyết những vấn đề này vào năm 2015 với Ngân hàng Thụy Sĩ (SNB).

Một vấn đề khác xảy ra khi thị trường biến động mạnh đó là các công ty CFD/ FX sẽ triển khai “off that” - một thông báo tạm dừng khi giá đã chạy. Thật không may, điều này cũng thể hiện các trader hầu như không có bất kì công cụ nào để giao dịch trong một thị trường nhanh.

Trong tình hình như vậy, các trader sẽ cần phải chuẩn bị để xem giá nhảy 30-40 pips trong khoảng thời gian rất ngắn - điều này thực sự là một thử thách ngay cả đối với các trader dày dặn nhất. Thay vào đó, nhiều khả năng các trader sẽ bị mất tiền vì yêu cầu về tỷ suất ký quỹ được xây dựng trong nền tảng do chúng được thiết lập để đảm bảo rằng các nhà cái B-book operators không bị mất tiền. Các trader cũng dễ bị âm tài khoản khi thị trường biến động mạnh, như vụ khủng hoảng Ngân hàng Thụy Sĩ.

Mặc dù hiện nay, các biện pháp cải thiện, khắc phục rủi ro từ broker đã có nhưng vẫn chưa thật sự tối ưu cho trader. Cơ cấu cốt lõi vẫn giữ như vậy ngay cả khi các thông tin dãn spread được đưa ra từ rất sớm trước các sự kiện quan trọng.

Các biện pháp đối phó cho trader


Với những rủi ro này, trader cần tìm kiếm hoặc lựa chọn các điểm dừng lỗ hợp lí, hãy đảm bảo nó sẽ an toàn cho tài khoản của bạn ngay cả nó bị trượt một chút. Nếu không, hãy tránh xa các nguy cơ biến động cao. Hơn nữa, trong trường hợp thị trường chuyển động nhanh hay hỗn loạn, các trader thường sẽ được hỗ trợ để liên lạc với nhà cái và yêu cầu họ gửi email thông báo về tình hình hiện tại. Do đó, việc lựa chọn một nhà cái/broker/môi giới uy tín là rất quan trọng cho trader.

Ngay cả trước khi bất kỳ sự hỗn loạn nào xảy ra, trader cũng cần lấy càng nhiều số điện thoại càng tốt của sàn môi giới/nhà cái để phòng hờ rủi ro với tài khoản của mình. Hãy luôn nhớ: thị trường chuyển động nhanh có thể gây ra rủi ro cho mọi thành phần trong thị trường tài chính bao gồm cả trader và nhà cái/broker.

Nguồn: FinanceMagnate
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 689 Xem / 35 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 18 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 5 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên