Kiểm soát Drawdown ở mức thấp bằng 4 bước này

Kiểm soát Drawdown ở mức thấp bằng 4 bước này

Kiểm soát Drawdown ở mức thấp bằng 4 bước này

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,943
Hôm nay là cuối tuần, tôi xin chia sẻ một bài về quản trị rủi ro nhẹ nhàng để mọi người thư giãn.

Một số trader đã giao dịch được một thời gian sẽ tự thắc mắc rằng: "làm sao để giữ được mức drawdown thấp khi giao dịch Forex".

Nếu bạn giao dịch đã lâu, bạn chắc chắn đã đôi lần vướng phải một chuỗi thua lỗ nặng nề. Nói cho dễ hiểu, ví dụ tài khoản của bạn là 1000 USD, sẽ có lúc bạn thua hết 500 USD, tức là tỷ lệ drawdown của bạn là 50%.

Điều này thật kinh khủng, thậm chí nếu không kiểm soát tốt, bạn sẽ còn thua lỗ nặng nề hơn nữa. Nhưng các trader giỏi biết rằng sự thua lỗ sẽ càng tăng lên nếu trader bị cảm xúc chi phối càng nhiều. Vậy bí quyết đơn giản để tránh bị thua lỗ nhiều, thua lỗ sâu cuối cùng là thua lỗ đậm là hãy để ý đến cảm xúc của mình và kiểm soát nó.

Nếu bạn muốn nghiên cứu về drawdown và kiểm soát chuỗi thua lỗ, hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn quá trình 4 bước để khắc phục những tình trạng kể trên và giúp bạn đi đúng hướng.

Vì một sự thật đơn giản, không phải cứ sở hữu một phương pháp giao dịch tốt là chúng ta sẽ kiếm lời. Tư duy này đã lỗi thời, còn rất nhiều yếu tố bạn phải chú ý, drawdown là một trong những yếu tố đó.

TÔI VẪN CHƯA HIỂU DRAWDOWN LÀ GÌ?

Đối với các trader mới chưa có kinh nghiệm thì họ sẽ chưa ý thức được sự tồn tại của drawdown. Nếu có đi nữa, họ cũng chưa chắc chú ý nhiều đến nó cho đến khi tài khoản bị cháy hoặc trải qua một thời kỳ thua lỗ kinh khủng khiếp.

Drawdown, nói cho dễ hiểu nhất, là mức sụt giảm so với tài khoản ban đầu.

Ví dụ, tài khoản của bạn hiện tại là 100,000 USD, bạn uýnh bao nhiêu lệnh không biết mà để thua lỗ 20,000 USD, thì drawdown là 20%.

drawdown-chart1.jpg

Biết con số này để làm gì? Để bạn biết bạn giao dịch tồi tệ như thế nào. Drawdown 5% thôi thì ổn, nhưng drawdown 50% thì cần phải xem lại phương pháp mình đang giao dịch.

Khái niệm này trader hay thường nhầm lẫn. Tôi ví dụ, tài khoản bạn nạp vào để trade là 1000 USD, bạn lỗ mất 200 USD thì drawdown lúc này là 20%; sau đó tài khoản bạn tăng lên 1200 USD, bạn lại lỗ mất 400 USD thì drawdown của bạn lúc này là 33.33% (lấy 400 / 1200). Mức tăng trưởng tài khoản của bạn là 20% ( 1200-1000/1000), nhưng mức sụt giảm (drawdown) lại tới 33.33 %, như vậy là không ổn, tăng không bền vững, hoặc tài khoản của bạn có khả năng sẽ bị giảm dần theo thời gian.

Do đó, mục đích của chúng ta phải cố gắng giảm drawdown xuống, và tăng mức tăng trưởng tài khoản lên lớn hơn mức drawdown thì may ra chúng ta mới có chén cơm để ăn.
Dưới đây là 4 bước để làm việc ấy.

4 BƯỚC ĐỂ KIỂM SOÁT DRAWDOWNS

Bước 1: Giữ cho rủi ro thấp nhất có thể

b1.jpg

Tài khoản của bạn sẽ như thế nào nếu thua lỗ 20 lệnh liên tiếp? 100 lệnh liên tiếp thì sao? Có người sẽ nói với tôi rằng em đứt từ lệnh thứ 10 rồi bác ơi, mỗi lệnh quất 1 lot lận.

Đó là do bạn để rủi ro cho mỗi lệnh quá nhiều, dẫn đến khi thua lỗ thì thua rất đậm. Thay vì thế, bạn nên giữ rủi ro cho mình nhỏ thôi, chỉ một 1% tài khoản hoặc 2%, 3% tùy vào ngưỡng chịu đựng rủi ro của bạn. Quy tắc 1% rủi ro này sẽ giúp bạn rất nhiều. Tôi ví dụ, nếu bạn thua lỗ liên tiếp 20 lệnh, thì bạn chỉ mới lỗ 20% tài khoản.

Nhưng nếu mỗi lệnh bạn để lỗ 5% thì sau khi kết thúc lệnh thứ 20, thị trường đã đá bạn văng ra ngoài - tài khoản cháy!

Bước 2: Giảm dần rủi ro khi thua lỗ tăng dần

b2.jpg

Bước này là bước cải tiến của bước 1, tức là bạn giảm dần mức thua lỗ nếu bạn tiếp tục thua lỗ. Tôi lấy ví dụ cho dễ hiểu:

Tài khoản của bạn là 1,000 USD. Bạn đặt tỷ lệ rủi ro 2% chẳng hạn. Tức là lệnh của bạn lỗ 20 USD là bạn sẽ cắt.

Tài khoản của bạn bây giờ còn lại 980 USD. Bạn đặt tỷ lệ rủi ro 2% trên tài khoản hiện tại, tức là bây giờ, lệnh bạn lỗ 19.6 USD (980 x 2%) là bạn phải cắt.

Lần thứ 3, nếu lỗ nữa, tài khoản còn 960.4, vậy nếu lệnh thứ 3 này bạn sẽ đặt rủi ro chỉ 19.2 USD thôi.

Và cứ thế thấp dần, thấp dần... thay vì mất mỗi lệnh 20 USD như bước 1.

buoc 2.png

Bạn có thấy làm theo cách này, mức lỗ của mình giảm đi đáng kể không?

Bước 3: Giới hạn một mức drawdown cho phép

b3.jpg

Thay vì cố gắng cầu khấn cho thua lỗ đừng tăng thêm nữa thì chúng ta nên làm thứ mà chúng ta có thể kiểm soát được, đó chính là tự đặt cho mình một hạn mức thua lỗ. Hay nói cách khác, đặt cho mình 1 mức mà thua đến đó thì dừng lại, tháng đó, tuần đó không giao dịch nữa.

Ví dụ, với tài khoản 1000 USD, ai thận trọng thì đặt maximum drawdown trong tháng là 20% tức thua 200 USD thì nghỉ, tháng sau trade tiếp.

Ai mạo hiểm một chút, hay ghiền quá, một ngày mà không vào lệnh thì không chịu nổi bất kể thắng thua thì cũng có thể đặt drawdown tối đa là 40%, tức là thua 400 USD thì nghỉ.

Nhưng theo tôi, 20% là quá nhiều rồi. Cái này tùy ý các bạn.

Bước 4: Nếu còn thua nữa, bỏ ra ngoài, hoặc bỏ trade luôn

b4.jpg

Bước này thì ngắn gọn dễ hiểu nhưng khó áp dụng nhất. Đó là nghỉ ngơi hoặc nghỉ luôn nếu ta vẫn cứ thua.

Tại sao lại phải nghỉ ngơi? Mỗi tháng khi ta bị thua lỗ đến mức drawdown tối đa, ta nên dừng lại, để kiểm soát cảm xúc của mình. Mặt khác, nghiên cứu lại hệ thống xem liệu có vấn đề gì mà làm cho mình thua lỗ như vậy. Đây là giây phút tự kiểm điểm cũng là lúc xem xét khả năng thiên bẩm của mình là trading hay mua vietlott

Tại sao phải nghỉ luôn? Vì bạn đánh hoài không ăn, kiểm soát rủi ro tới mức đó mà vẫn không ăn thua tức là nghề trading này không phù hợp với bạn. Một số công việc khác có thể phù hợp với bạn hơn nghề này. Còn nhiều nghề có thể làm tỷ phú lắm, đâu phải có một nghề forex.

Trên đây là 4 bước đơn giản được tôi trình bày chi tiết để các bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của drawdown và cách giảm thiểu nó. Hy vọng bài viết hữu ích cho các trader.

Xem thêm:

>> Một chiến lược hiệu quả cho các Swing Trader chỉ với 3 indicator này


 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Bài viết gốc này có gì đó không đúng nhỉ :| drawdown là % khác biệt giữa balance và equity tạo nên do có các lệnh đang thua lỗ nhưng chưa đóng lệnh :-? Chưa đóng lệnh thì sao có thể ghi là "loss" được.
 
Mình nghĩ drawdown tính cả mức biến động khi lệnh đang mở, vd, bạn có 1000, bạn đặt và đóng lệnh, thắng 100, nhưng trong lúc lệnh mở lệnh có lúc tk về còn 900 thì mức 900 đó đc tính là drawdown. Vậy chốt lệnh bạn thắng 10%, nhưng drawdown min của bạn là 90% tk. Ko biết mình nghĩ vậy đúng ko?
 
Mình có cách chống drawdown và quay lại đà tăng trưởng xanh nhanh đó là :
Khi bạn bị drawdown bạn hãy thật bình tĩnh và lệnh tiếp theo gấp thếp lên theo tỷ lệ nhất định tùy vào số vốn của bạn.
Phương pháp bạn giao dịch có tỷ lệ win càng cao thì gấp thếp càng hiệu quả.
Đừng sợ việc gấp thếp nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc :D
Bạn chịu được bao nhiêu lần gấp thếp với số vốn của bạn mới là điều quan trọng.........
 
Bài viết gốc này có gì đó không đúng nhỉ :| drawdown là % khác biệt giữa balance và equity tạo nên do có các lệnh đang thua lỗ nhưng chưa đóng lệnh :-? Chưa đóng lệnh thì sao có thể ghi là "loss" được.

Mình nghĩ drawdown tính cả mức biến động khi lệnh đang mở, vd, bạn có 1000, bạn đặt và đóng lệnh, thắng 100, nhưng trong lúc lệnh mở lệnh có lúc tk về còn 900 thì mức 900 đó đc tính là drawdown. Vậy chốt lệnh bạn thắng 10%, nhưng drawdown min của bạn là 90% tk. Ko biết mình nghĩ vậy đúng ko?

Các bạn tham khảo theo bài viết này nhé.

https://traderviet.org/threads/draw...thong-giao-dich-cua-forex-trader-ra-sao.3222/
 
Mình có cách chống drawdown và quay lại đà tăng trưởng xanh nhanh đó là :
Khi bạn bị drawdown bạn hãy thật bình tĩnh và lệnh tiếp theo gấp thếp lên theo tỷ lệ nhất định tùy vào số vốn của bạn.
Phương pháp bạn giao dịch có tỷ lệ win càng cao thì gấp thếp càng hiệu quả.
Đừng sợ việc gấp thếp nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc :D
Bạn chịu được bao nhiêu lần gấp thếp với số vốn của bạn mới là điều quan trọng.........

Nghe gấp nếp là sợ xanh mật đỏ tim rồi. Bác có cách khác không chứ cách này nhảy cầu sớm lắm.
 
Thì gấp thếp bao nhiêu thì nạp đạn bấy nhiêu. Ví dụ bác đánh 0.05/lot/100$ tk, nếu gần cháy bác nạp 200$ nhồi 0.1 lot...đến lúc nào giá quay đầu hòa thì thôi.
 
Cứ thua là lại gấp thếp mà ko chịu dừng lại suy nghĩ đánh giá xem vì sao mình thua thì sớm muộn cũng ra đảo thôi
 
Thì gấp thếp bao nhiêu thì nạp đạn bấy nhiêu. Ví dụ bác đánh 0.05/lot/100$ tk, nếu gần cháy bác nạp 200$ nhồi 0.1 lot...đến lúc nào giá quay đầu hòa thì thôi.

Đến lúc giá quay đầu chắc trader còn bộ xương khô rồi bác ah. Cách này giống như trader không dám đối diện với thua lỗ vậy.
 
Cứ thua là lại gấp thếp mà ko chịu dừng lại suy nghĩ đánh giá xem vì sao mình thua thì sớm muộn cũng ra đảo thôi

Đồng tình với quan điểm của bác, không nên gấp thếp, nó thể hiện trader không dám đối diện với thua lỗ.
 
Không Gấp Thếp Thì Bao Giờ Mới Cá Hồi Được ?? :D
Tất nhiên ko phải gấp thếp giống con bạc .
Như mình nói là tùy vào vốn của mình và phải tuân thủ chiến lược .
Nói thì dễ làm ,giữ tâm lý được mới khó.
Trade mà ko giàu thì làm việc khác còn hay hơn .
Good luck mọi người !
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 110 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,428 Xem / 1,065 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 377 Xem / 10 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 13 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 65 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 507 Xem / 21 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên