Hành động giá – Nắm bắt ngôn ngữ thị trường (tt) - Chương II: Kháng cự hỗ trợ

Hành động giá – Nắm bắt ngôn ngữ thị trường (tt) - Chương II: Kháng cự hỗ trợ

Hành động giá – Nắm bắt ngôn ngữ thị trường (tt) - Chương II: Kháng cự hỗ trợ

Trịnh Anh

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
199
1,941
Cảm ơn anh em đã nhiệt tình ủng hộ bài viết, bài hôm nay chúng ta sẽ nói về phần còn lại của chương I (đường kênh xu hướng) và bước sang chương II.

Tham khảo mục lục tại đây.
-----------------------------

...
1.3 Đường kênh xu hướng

Đường kênh xu hướng chính là một dạng nâng cao của đường xu hướng, nó bao gồm hai đường: một đường trendline gốc và một đường song song. Khi một trader xác định đường kênh xu hướng chuẩn xác, giá thường sẽ giao động trong hai đường này trong một khoảng thời gian nhất định.

Hai đường kênh này thực chất là những đường kháng cự - hỗ trợ động (thay đổi vị trí theo thời gian). Lý giải cho điều này với một xu hướng tăng, người mua luôn hăng hái đẩy giá lên cao hơn nữa từ bờ kênh dưới nhưng sẽ có một lượng người bán không nhỏ, chờ sẵn phía kênh còn lại để đẩy giá xuống mỗi khi nó tiếp cận vùng này.

Giống như đường trendline, đường kênh xu hướng rất dễ thu hút những trader nhảy vào thị trường khi xu hướng trở nên rõ ràng, điểm khác biệt đó là bạn sẽ dễ dàng nhận diện những vùng bubble khi giá phá kênh (đường song song).

hanh-dong-gia-nam-bat-ngon-ngu-thi-truong-tt-chuong-ii-khang-cu-ho-tro-traderviet1.png


Như ví dụ minh họa phía trên, ở cuối xu hướng, giá đã xuyên thủng đường kênh với những biến động mạnh, đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng đã mất đi tính ổn định và bước vào giai đoạn bong bóng. Xu hướng sau đó đã đảo chiều.

Chương II: Kháng cự - hỗ trợ


Đường kháng cự - hỗ trợ là một công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản nhất mà hầu hết mọi Trader đều sử dụng. Đặc biệt là với price action trader, công cụ kháng cự - hỗ trợ cần được kết hợp triệt để nhằm tăng mức độ hiệu quả khi giao dịch.

Với kháng cự- hỗ trợ khi nhìn vào các chart quá khứ, đa phần các Trader đều cảm nhận rằng nó rất hiệu quả và đơn giản, chỉ cần nối các mức đỉnh/ đáy lại với nhau và ngồi chờ đợi giá phản ứng. Tuy nhiên, khi bước vào giao dịch thực tế thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Các mức kháng cự- hỗ trợ mà bạn vẽ ra liên tục bị phá, giá không hề tôn trọng những đường này. Rồi sau đó chúng ta mất niềm tin vào công cụ.

Vấn đề nằm ở đâu? Chúng ta đã xác định chúng không chính xác. Cũng giống như rất nhiều loại công cụ phân tích kỹ thuật khác, sự luyện tập là không thể thiếu; quá khứ thì luôn đúng, và dự đoán tương lai mới là vấn đề mà chúng ta phải đối mặt.

2.1 Khi nào thì kháng cự - hỗ trợ hoạt động?

Khi xác định ra những mức kháng cự - hỗ trợ trên chart, chúng ta đều có một mong muốn rằng giá sẽ phản ứng thật chuẩn xác với những đường này. Nhưng sự thật thì thế nào? Câu trả lời tùy thuộc vào việc bạn vẽ chúng có đúng hay không. Khi quyết định mua/ bán một thứ gì đó, chúng ta sẽ có nhận định rằng mức giá hiện tại là cao hay thấp?

Các cặp tiền tệ mà Trader giao dịch cũng dựa trên nguyên lý này. Điểm khác biệt lớn nhất đó chính là mức cao/ thấp này liên tục thay đổi.

hanh-dong-gia-nam-bat-ngon-ngu-thi-truong-tt-chuong-ii-khang-cu-ho-tro-traderviet2.png

[Nguyên lý cơ bản nhất của kháng cự- hỗ trợ là nhận định chủ quan rằng giá đang cao hay thấp]
Những mức giá cao/ thấp quan trọng là bởi vì tại những vùng này thường có rất nhiều Trader chờ đợi, sẵn sàng mua hoặc bán khi có tín hiệu từ thị trường. Hiểu được nguyên lý này sẽ giúp Trader rất nhiều trong quá trình giao dịch. Và hãy nhớ rằng, một mức cản càng bị thị trường test nhiều lần thì nó càng trở nên yếu đi.

Còn tiếp...

P/s: nếu tiếp tục được anh em đọc giả quan tâm mình sẽ cố gắng viết nốt những phần còn lại trong thời gian sớm nhất (kể cả xin slot của các bác khác) :D
Thanks all,


Xem thêm:
[Hướng dẫn] 4 chiến lược giao dịch sử dụng trendline đúng chuẩn cho người mới
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết rất hay! Cảm ơn bác rất nhiều... Ủng hộ bác tiếp tục viết ra những kinh nghiệm trade cho ae tham khảo. Chúc bác giao dịch tốt!
 
Các mức cản càng test nhiều lần thì càng vững.... Còn bác thì ngược lại càng yếu. Mông lung như 1 trò đùa vậy.
 
Các mức cản càng test nhiều lần thì càng vững.... Còn bác thì ngược lại càng yếu. Mông lung như 1 trò đùa vậy.
Cái này tuỳ vào ngữ cảnh chắc bác chủ topic viết chưa rõ chỗ này, Nếu trong đầu nghĩ buy thì giá lao xuống test cản nhiều lần không phá ==> cản tốt buy tốt và ngược lai. Khúc này vào real sẽ hơi bị tẩu hoả.
 
Các mức cản càng test nhiều lần thì càng vững.... Còn bác thì ngược lại càng yếu. Mông lung như 1 trò đùa vậy.

Chủ topic nói đúng đấy, đây vẫn là bài toán xác suất thôi bạn, mà thôi, hình tượng thế này cho dễ hiểu :
Bạn xem phim chiến tranh thời xưa nhé, cả Âu như Thành Troy, Tử chiến Thành Jerusalem...hay Á như Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Đại Tần đế quốc.... bạn sẽ luôn gặp rất nhiều cảnh công thành ác liệt, và luôn có cảnhh quân sỹ đẩy một khúc gỗ to chình ình, đầu suôn suôn như cái đầu...cọc :D hè nhau hai...ba zô; hai...ba zô! đâm chí mạng vào cái cổng thành kiên cố, quân trong thành thì chèn cổng, trên thành thì bắn tên, ném đá phóng lao có khi đổ cả dầu sôi xuống để ngăn...và lần đầu, quân công thành thường phải rút ra xa...
Nhưng rồi chúng sẽ lại quay lại, có khi một lần, hai lần, ba lần....lần sau bao giờ cũng ác liệt, sống chết hơn lần trước...và thường thường...cuối cùng cổng thành sẽ bị vỡ, quân tấn công ào ạt tràn vào...

Vậy bạn có thấy cản càng test nhiều lần thì càng vững nữa không ??
Hy vọng bạn đã hết mông lung nhé.
:)
 
Chủ topic nói đúng đấy, đây vẫn là bài toán xác suất thôi bạn, mà thôi, hình tượng thế này cho dễ hiểu :
Bạn xem phim chiến tranh thời xưa nhé, cả Âu như Thành Troy, Tử chiến Thành Jerusalem...hay Á như Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Đại Tần đế quốc.... bạn sẽ luôn gặp rất nhiều cảnh công thành ác liệt, và luôn có cảnhh quân sỹ đẩy một khúc gỗ to chình ình, đầu suôn suôn như cái đầu...cọc :D hè nhau hai...ba zô; hai...ba zô! đâm chí mạng vào cái cổng thành kiên cố, quân trong thành thì chèn cổng, trên thành thì bắn tên, ném đá phóng lao có khi đổ cả dầu sôi xuống để ngăn...và lần đầu, quân công thành thường phải rút ra xa...
Nhưng rồi chúng sẽ lại quay lại, có khi một lần, hai lần, ba lần....lần sau bao giờ cũng ác liệt, sống chết hơn lần trước...và thường thường...cuối cùng cổng thành sẽ bị vỡ, quân tấn công ào ạt tràn vào...

Vậy bạn có thấy cản càng test nhiều lần thì càng vững nữa không ??
Hy vọng bạn đã hết mông lung nhé.
:)
Cảm ơn bác Thangco đã cắt nghĩa cho anh em ;)
 
Chủ topic nói đúng đấy, đây vẫn là bài toán xác suất thôi bạn, mà thôi, hình tượng thế này cho dễ hiểu :
Bạn xem phim chiến tranh thời xưa nhé, cả Âu như Thành Troy, Tử chiến Thành Jerusalem...hay Á như Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Đại Tần đế quốc.... bạn sẽ luôn gặp rất nhiều cảnh công thành ác liệt, và luôn có cảnhh quân sỹ đẩy một khúc gỗ to chình ình, đầu suôn suôn như cái đầu...cọc :D hè nhau hai...ba zô; hai...ba zô! đâm chí mạng vào cái cổng thành kiên cố, quân trong thành thì chèn cổng, trên thành thì bắn tên, ném đá phóng lao có khi đổ cả dầu sôi xuống để ngăn...và lần đầu, quân công thành thường phải rút ra xa...
Nhưng rồi chúng sẽ lại quay lại, có khi một lần, hai lần, ba lần....lần sau bao giờ cũng ác liệt, sống chết hơn lần trước...và thường thường...cuối cùng cổng thành sẽ bị vỡ, quân tấn công ào ạt tràn vào...

Vậy bạn có thấy cản càng test nhiều lần thì càng vững nữa không ??
Hy vọng bạn đã hết mông lung nhé.
:)
Cổng thành vỡ nhưng chưa hẳn là thất thủ :D.
 
Hình tượng hóa vẫn còn hơi mông lung quá, nói chung cũng hên xui 50-50 không chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra. :D

Trường hợp 1 là như bác thangco giải thích.

Trường hợp 2 là sau mỗi lần tấn công, phe tấn công ngày càng suy yếu dần, thiếu quân số, thiếu lương thực, giảm sĩ khí. Còn phía phòng thủ sĩ khí dâng tràn, niềm tin mỗi lúc càng mãnh liệt hơn thì sao? :p

Giống như việc bắt nạt 1 đứa nhỏ, sau nhiều lần thì mọi người nghĩ nó sẽ bắt đầu gan lì hơn, không còn sợ đứa ăn *** nó nữa. Hay là lâu ngày nó sinh ra ám ảnh đến mức chỉ mới nghe tiếng dép đằng xa là đã tìm chỗ trốn rồi? :rolleyes:
 
Cái này tuỳ vào ngữ cảnh chắc bác chủ topic viết chưa rõ chỗ này, Nếu trong đầu nghĩ buy thì giá lao xuống test cản nhiều lần không phá ==> cản tốt buy tốt và ngược lai. Khúc này vào real sẽ hơi bị tẩu hoả.
Bác nói chuẩn đấy. Tuỳ vào ngữ cảnh. Cái quan trọng là chúng ta phải quan sát và hiểu về hành động của giá đungs ko ạ.
 
Chủ topic nói đúng đấy, đây vẫn là bài toán xác suất thôi bạn, mà thôi, hình tượng thế này cho dễ hiểu :
Bạn xem phim chiến tranh thời xưa nhé, cả Âu như Thành Troy, Tử chiến Thành Jerusalem...hay Á như Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Đại Tần đế quốc.... bạn sẽ luôn gặp rất nhiều cảnh công thành ác liệt, và luôn có cảnhh quân sỹ đẩy một khúc gỗ to chình ình, đầu suôn suôn như cái đầu...cọc :D hè nhau hai...ba zô; hai...ba zô! đâm chí mạng vào cái cổng thành kiên cố, quân trong thành thì chèn cổng, trên thành thì bắn tên, ném đá phóng lao có khi đổ cả dầu sôi xuống để ngăn...và lần đầu, quân công thành thường phải rút ra xa...
Nhưng rồi chúng sẽ lại quay lại, có khi một lần, hai lần, ba lần....lần sau bao giờ cũng ác liệt, sống chết hơn lần trước...và thường thường...cuối cùng cổng thành sẽ bị vỡ, quân tấn công ào ạt tràn vào...

Vậy bạn có thấy cản càng test nhiều lần thì càng vững nữa không ??
Hy vọng bạn đã hết mông lung nhé.
:)
Nếu theo như bác nói thì đúng là thế. Tuy nhiên quân tấn công nhiều lần mà ko chọc thủng được hàng phòng thủ khiến quân mình suy yếu liệu có còn đủ sức để công thành nữa ko.
Theo e thấy thì ta ko nên chọn phe nào khi công thành mà ta nên chọn phe nào khi mọi chuyện đã ngã ngũ. Phản công hoặc tiến công.
 
Mình có thêm 1 ví dụ, anh em nghĩ mình nên giao dịch đảo chiều với trường hợp nào khi giá tiếp cận cản?
Trường hợp 1:
View attachment 40052

Trường hợp 2:
View attachment 40053
E sẽ ko chọn gd đảo chiều ở trường hợp nào cả. E sẽ quan sát hành động tại 2 mức cản này.
+ giá tiếp cận mức cản mà quay đầu với lực đủ mạnh e sẽ gd đảo chiều.
+ giá tiếp cận mức cản và xuyên thủng với lực đủ mạnh e sẽ gd breakout.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 338 Xem / 16 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 26 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,613 Xem / 76 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 202 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 477 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên