Hành động giá – Nắm bắt ngôn ngữ thị trường - Chương III: Các mô hình giá chủ chốt

Hành động giá – Nắm bắt ngôn ngữ thị trường - Chương III: Các mô hình giá chủ chốt

Hành động giá – Nắm bắt ngôn ngữ thị trường - Chương III: Các mô hình giá chủ chốt

Trịnh Anh

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
199
1,941
Tham khảo mục lục tại đây.
-----------------------------
...

Chương III: Các mô hình giá chủ chốt


3.1 Mô hình vai đầu vai


Vai đầu vai là một trong những mô hình giá dài hạn phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất, có tính hiệu quả cao và quan trọng nhất của giới phân tích kỹ thuật. Mặc cho nó được đánh giá như thế nào đi nữa, rất nhiều anh em trader vẫn mất tiền cho cái mô hình nổi tiếng này. Nguyên nhân có thể nằm ở chỗ chúng ta chỉ giao dịch vai đầu vai theo cách thông thường được nhắc đi nhắc lại. Với cách giao dịch này, trader đã bỏ qua nguyên nhân hình thành phía sau mô hình, hoặc quên đi lý do tại sao thị trường có khả năng đảo chiều.

Với chương nói về các mô hình giá này, mình sẽ xoáy sâu vào nguyên nhân hình thành các mô hình, giúp anh em nhìn nhận vấn đề một cách sâu hơn. Không chắc rằng nó sẽ làm thay đổi cách anh em giao dịch hay cải thiện hiệu quả, nhưng hy vọng sẽ giúp nâng cao khả năng phân tích của mỗi người.

Đặc điểm mô hình vai đầu vai
Mình xin nói sơ qua về những đặc điểm của mô hình vai đầu vai trước khi đi sâu vào những vấn đề đã nói ở trên, phòng trường hợp có những newbies mới tiếp cận với mô hình này, các anh em có kinh nghiệm có thể bỏ qua đoạn này.

Mô hình vai đầu vai được phân loại là một mô hình đảo chiều giảm, nó thường xuất hiện sau thời kỳ tăng giá trước đó. Cái tên vai đầu vai được đặt là do nó rất giống với hình tượng đầu-vai của con người.

hanh-dong-gia-nam-bat-ngon-ngu-thi-truong-chuong-iii-cac-mo-hinh-gia-chu-chot-traderviet1.png

[Mô hình vai đầu vai tiêu chuẩn]
Mô hình vai đầu vai gồm có 3 đỉnh liền kề, trong đó đỉnh giữa phải cao hơn hai đỉnh còn lại. Nếu điều kiện này không thỏa mãn thì đó không phải là mô hình vai đầu vai. Trong giao dịch thực tế, rất ít khi chúng ta gặp được các mô hình tiêu chuẩn, thay vào đó là những biến thể khó quan sát hơn khá nhiều. Cùng xem một vài ví dụ:

hanh-dong-gia-nam-bat-ngon-ngu-thi-truong-chuong-iii-cac-mo-hinh-gia-chu-chot-traderviet2.png

hanh-dong-gia-nam-bat-ngon-ngu-thi-truong-chuong-iii-cac-mo-hinh-gia-chu-chot-traderviet3.png

Nguyên nhân hình thành

Tâm lý thị trường
Mô hình vai đầu vai được phân loại là một mô hình đảo chiều, tức là tại thời điểm mô hình xuất hiện, thị trường đang mất đi niềm tin rằng giá có thể tiếp tục đi lên. Xét ở góc độ hành động giá và theo lý thuyết Dow, khi vai phải hình thành (tạo một đỉnh thấp hơn) thì đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng đã kết thúc.

Những dòng lệnh phía sau
Cũng giống như hầu hết các mô hình giá khác, vai đầu vai được hình thành bởi các dòng lệnh của bank trader.

Vai trái hình thành là khi hoặc các banker chốt lệnh mua trước đó, hoặc rải lệnh sell mới. Nếu đỉnh của vai trái cách xa đỉnh của đầu thì khả năng cao là họ chốt lệnh buy, nếu đỉnh vai trái gần với đỉnh của đầu thì có thể họ đã rải lệnh sell. Lý do cho lập luận này đó là đơn giản họ không muốn bị dừng lỗ.

Vùng đầu của mô hình là nơi banker rải lệnh sell.

Vai phải của mô hình cũng là nơi họ rải lệnh sell, điểm khác biệt đó chính là khối lượng sẽ nhỏ đi, lý do là vì lực buy trên thị trường lúc này đã suy yếu do “phần còn lại” đã bắt đầu cảm nhận được đà giảm, chứ không còn tin tưởng rằng xu hướng sẽ tiếp tục như ban đầu (bạn sẽ thấy được rõ hơn điều này khi mình nói về các xác định mô hình).

Còn tiếp…

Ở bài sau mình sẽ nói về cách xác định mô hình và phương pháp giao dịch với vai đầu vai. Anh em nhớ comment để mình có động lực hoàn thành series này nhé!
 

Đính kèm

  • hanh-dong-gia-nam-bat-ngon-ngu-thi-truong-chuong-iii-cac-mo-hinh-gia-chu-chot-traderviet3.png
    hanh-dong-gia-nam-bat-ngon-ngu-thi-truong-chuong-iii-cac-mo-hinh-gia-chu-chot-traderviet3.png
    12.9 KB · Xem: 3

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin lỗi chứ những cái mô hình này chỉ áp dụng với cái biểu đồ đã có, đã xong phiên rồi thôi, chứ thực tế mà nói lúc sờ chuột vào giao dịch chẳng ai có thế nói được đâu là đỉnh đâu là đấy cả.
Trong một cái chợ vừa bị cháy xong thì tất cả cũng là nắm tro, còn nguyên nhân thì vẫn là kinh nghiệm chứ chẳng thấy là tiền .
 
Xin lỗi chứ những cái mô hình này chỉ áp dụng với cái biểu đồ đã có, đã xong phiên rồi thôi, chứ thực tế mà nói lúc sờ chuột vào giao dịch chẳng ai có thế nói được đâu là đỉnh đâu là đấy cả.
Trong một cái chợ vừa bị cháy xong thì tất cả cũng là nắm tro, còn nguyên nhân thì vẫn là kinh nghiệm chứ chẳng thấy là tiền .
Mình không nghĩ thế. Mô hình H&S dùng rất hiệu quả. Không cần chờ đến lúc đã hình thành rồi mới giao dịch mà lúc nhìn thấy có khả năng xuất hiện mô hình H&S thì có thể vào lệnh. Mình hay sử dụng H&S:
1. Lúc hình thành vai phải và đầu thì đặt lệnh mua ở đường cổ, chốt lời ở đỉnh vai phải, SL ở dưới đường cổ
2. Đặt lệnh short ở đỉnh vai phải (lúc giá từ đường cổ lên gần bằng đỉnh ở vai trái)
3. Đặt lệnh short khi mô hình H&S đã được confirm, giá đã đi xuống dưới đường cổ của vai phải.

Bản chất thì các mô hình đều là công cụ dự đoán, có thể đúng có thể sai nhưng xác suất đúng sẽ cao hơn là không dùng công cụ phân tích gì.

Cảm ơn tác giả vì bài viết
 
Xin lỗi chứ những cái mô hình này chỉ áp dụng với cái biểu đồ đã có, đã xong phiên rồi thôi, chứ thực tế mà nói lúc sờ chuột vào giao dịch chẳng ai có thế nói được đâu là đỉnh đâu là đấy cả.
Trong một cái chợ vừa bị cháy xong thì tất cả cũng là nắm tro, còn nguyên nhân thì vẫn là kinh nghiệm chứ chẳng thấy là tiền .
Đồng ý với bạn là không ai có thể nói được chắc chắn đâu là đỉnh/ đáy, nếu có thì cũng là nói dóc.
Tuy nhiên nói về việc mô hình chỉ áp dụng trên history thì không đúng, mô hình giá dựa trên giả định rằng tâm lý con người không thay đổi nên lịch sử sẽ lặp lại, nếu bạn không phân tích chart quá khứ tôi không hiểu bạn giao dịch thế nào.
 
1. Lúc hình thành vai phải và đầu thì đặt lệnh mua ở đường cổ, chốt lời ở đỉnh vai phải, SL ở dưới đường cổ
upload_2018-4-21_22-53-42.png

ý bác là bác đặt lệnh Buy trong khi chart vừa qua điểm 5 để ăn theo đoạn 5 - 6 phải không? nếu vậy thì rất mạo hiểm vì mô hình chưa hoàn thành nên sẽ không theo kiểu phân tích vai đầu vai được.
2. Đặt lệnh short ở đỉnh vai phải (lúc giá từ đường cổ lên gần bằng đỉnh ở vai trái)
phần lớn thì vai phải và vai trái ông thị trường nó không cao gần nhau, như trong chart tiêu đề mà ở khung thời gian D1 thì cũng chênh nhau cả ngàn giá, và lúc đó mô hình vẫn chưa hoàn thành.
có phải vậy không bác?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,498 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,574 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 368 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên