Chiến thắng với mẫu hình đảo chiều price action 2B của Trader Vic

Chiến thắng với mẫu hình đảo chiều price action 2B của Trader Vic

Chiến thắng với mẫu hình đảo chiều price action 2B của Trader Vic

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Mẫu hình 2B lần đầu tiên được giới thiệu trong quyển sách "Principles of Professional Speculation" của tác giả Victor Sperandeo (còn có tên là Trader Vic, bạn có thể tìm cuốn sách của anh này, rất hữu ích). Trader Vic khẳng định rằng đây là một kỹ thuật giao dịch đảo chiều xuất sắc. Trong lúc giá đang có xu hướng tăng, tạo thành một đỉnh, hồi lại sau đó tăng tiếp chạm đỉnh cũ. Nếu giá không thể vượt qua đỉnh cũ trong lần đầu tiên thì ngay lập tức nó sẽ đảo chiều giảm. Và xu hướng giảm sẽ hình thành. Đó là ý tưởng của mẫu hình 2B.

Trader có thể tìm kiếm mẫu hình 2B trong các khung thời gian nhỏ để day trading hoặc có thể sử dụng nó cho swing trading hoặc postion trading đều được. Chỉ cần ta hiểu rõ bản chất tâm lý của thị trường qua mẫu hình 2B, ta sẽ có thể áp dụng nó một cách hiệu quả.

Quy tắc hình thành mẫu hình 2B đỉnh

Điều đầu tiên nhất bạn cần chú ý là thị trường phải đang trong xu hướng tăng. Nếu xu hướng không rõ ràng thì tuyệt đối dù mẫu hình nào xuất hiện tương tự như vậy cũng không có tác dụng.

ly thuyet 2b dinh.png

Sau xu hướng tăng, giá sẽ tạo một đỉnh, sau đó hồi lại. Giá tăng tiếp tục tăng và cố gắng vượt đỉnh cũ và đóng cửa trên đỉnh cũ đó. Chúng ta thường gọi đây là breakout. Nhưng sẽ có hai trường hợp xảy ra:

1. Giá cố gắng vượt đỉnh cũ nhưng lại đóng cửa dưới đỉnh, được gọi breakout giả.

2. Giá cố gắng vượt đỉnh cũ và đóng cửa trên bên trên đỉnh, lần này là breakout thật nhưng sang cây nến tiếp theo giá lại quay đầu giảm tạo thành đỉnh thứ hai. Rốt cuộc, đây cũng là một breakout giả.

Khi một trong hai trường hợp này xuất hiện thì mẫu hình 2B đỉnh được coi là đã hình thành xong và cho chúng ta một setup SELL cực kỳ tốt.

Chúng ta sẽ SELL ngay khi xuất hiện cây nến đóng cửa dưới đỉnh cũ. Stoploss đặt trên đỉnh thứ hai. Mục tiêu giá sẽ đặt ngay đáy gần nhất.

Dĩ nhiên nếu giá breakout thật và tiếp diễn xu hướng tăng thì không có chuyện gì xảy ra, chúng ta sẽ tìm kiếm lệnh BUY hoặc tiếp tục chờ đợi một đỉnh khác.

Có thể các bạn nghĩ đây là mô hình 2 đỉnh cũ rích, nhưng không phải như vậy. Dưới đây là hình thực tế, bạn có nhìn ra hai đỉnh không nhé:

Thuc te 2b dinh.png


Quy tắc hình thành mẫu hình 2B đáy

Tương tự như mẫu hình 2B đỉnh, mẫu hình 2B đáy cũng cần 1 xu hướng giảm trước đó hỗ trợ. Sau đó giá sẽ tạo một đáy và hồi lên chút ít.

ly thuyet 2b day.png

Sau khi hồi lên, giá lại tiếp tục giảm và cố gắng vượt qua đáy cũ. Lúc này có hai trường hợp xảy ra:

1. Giá thò đuôi xuống thấp hơn đáy đầu tiên nhưng lại đóng cửa bên trên đáy.

2. Giá breakout thành công và đóng cửa bên dưới đáy. Nhưng ở cây nến sau, giá lại quay đầu tăng trở lại, tạo thành đáy thứ hai.

Khi một trong hai trường hợp này xuất hiện thì mẫu hình 2B đáy được coi là đã hình thành xong và cho chúng ta một setup BUY cực kỳ tốt.

Chúng ta sẽ BUY ngay khi xuất hiện cây nến đóng cửa bên trên đáy cũ. Stoploss đặt dưới đáy thứ hai. Mục tiêu giá sẽ đặt ngay tại đỉnh gần nhất của con sóng giảm trước.

Dĩ nhiên nếu giá breakout thật và tiếp diễn xu hướng giảm thì không có chuyện gì xảy ra, chúng ta sẽ tìm kiếm lệnh SELL hoặc tiếp tục chờ đợi một đáy khác.

Có thể các bạn nghĩ đây là mô hình 2 đáy cũ rích, nhưng không phải như vậy. Dưới đây là hình thực tế, bạn có nhìn ra hai đáy không nhé:

Thuc te 2b day.png


Tâm lý đằng sau mẫu hình 2B là gì?

Bạn cần hiểu rõ tâm lý của trader đằng sau mẫu hình này để áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả, tránh sử dụng máy móc dẫn đến thua lỗ rồi lại trách Forex là sới bạc hay lừa đảo gì đó.

Thứ nhất, khi thị trường đang có xu hướng nhưng lại tạo đỉnh / đáy, tức là thị trường đang chững lại, có thể là để củng cố xu hướng hoặc cũng có thể là xu hướng đó yếu đi. Ta nghĩ đến hai kịch bản, nhưng cần phải chờ thêm để biết giá sẽ đi theo kịch bản nào.

Tiếp tục, khi giá hồi lại và breakout đỉnh/ đáy cũ. Đây là giai đoạn sẽ cho ta câu trả lời giá sẽ tiếp diễn hay đảo chiều. Nếu giả breakout thật thì có nghĩa là phe mua (trong xu hướng tăng) / phe bán (xu hướng giảm) vẫn tiếp tục kiểm soát thị trường, và dĩ nhiên thị trường vẫn đi theo xu hướng cũ. Bạn sẽ tìm kiếm điểm vào lệnh theo xu hướng bằng cách chờ pullback.

Nhưng nếu giá cố vượt qua đỉnh / đáy cũ nhưng không thành công, chỉ có thể thò đuôi nến ra. Thì có ba trường hợp xảy ra, một là phe mua (xu hướng tăng) / phe bán (xu hướng giảm) đã không còn sức mạnh và chắc chắn họ sẽ bị phe bên kia lấn áp dẫn đến giá đảo chiều.

Một trường hợp khác là những trader lỡ BUY tại đỉnh cũ, thì đến lúc giá hồi lên đỉnh cũ họ lập tức cắt lệnh sau một thời gian gồng lỗ trong sợ hãi. Hình thành một vùng lệnh SELL xung quanh đỉnh cũ.

cat lo.png


Trường hợp cuối cùng cũng rất quen thuộc với các bạn, đó chính là hiện tượng stophunt hoặc quét stoploss. Đơn giản là sẽ có rất nhiều trader chờ giá chạm lại vào kháng cự tại đỉnh cũ và đặt lệnh SELL với kỳ vọng giá sẽ đảo chiều. Các trader đó sẽ đặt stoploss trên nóc của đỉnh cũ, tại đây tập hợp các stoploss của lệnh SELL đồng nghĩa là lệnh BUY đối ứng. Các big boys sẽ cố gắng đẩy giá lên và khớp tất cả lệnh BUY đó bằng lệnh SELL của họ.

quet stoploss.png


Vậy là họ vừa loại trader nhỏ lẻ ra khỏi thị trường, vừa SELL được ngay đỉnh. Khi giá giảm xuống thì họ coi như đã thành công.

Tôi vừa trình bày đầy đủ về một mẫu hình đảo chiều từ cách phát hiện, cách vào lệnh, đặt stoploss - takeprofit cho đến giải thích tâm lý đằng sau việc hình thành mẫu hình. Hy vọng bài viết hữu ích cho anh em TraderViet.

Xem thêm:

>> Phương pháp chưa từng tiết lộ với chỉ báo huyền thoại Stochastic Oscillator
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Mẫu hình này với kiến thức tôi học từ YTC của Lance beggs sao lại đối lập hoàn toàn thế ? 2 cái đầu trong 6 qui tắc nhận định trend . 1) Luôn Kỳ vọng up or down trend chạy đến vùng S/R, trừ khi nó show dấu hiệu yếu . 2) nếu nó show dấu hiệu yếu thì kỳ vọng đó sẽ là 1 pullback complex nhiều hơn là khả năng đảo chiều, và chỉ tin nó đảo chiều khi nó thực sự show sức mạnh ở new trend. Ngoài ra còn nhấn mạnh là trade đảo chiều mà trend chưa tới area S/R thì đó là 1 xác xuất thành công thấp hơn

Huống chi ở đây mô hình trên chỉ dựa vào 2 3 cây nến, rồi chỉ là 1 retest, rồi chọn ngay 1 đà tăng tốc ở swing up để xác định ngay là mức kháng cự tốt, có vẻ là quá vội vàng
 
Mẫu hình này với kiến thức tôi học từ YTC của Lance beggs sao lại đối lập hoàn toàn thế ? 2 cái đầu trong 6 qui tắc nhận định trend . 1) Luôn Kỳ vọng up or down trend chạy đến vùng S/R, trừ khi nó show dấu hiệu yếu . 2) nếu nó show dấu hiệu yếu thì kỳ vọng đó sẽ là 1 pullback complex nhiều hơn là khả năng đảo chiều, và chỉ tin nó đảo chiều khi nó thực sự show sức mạnh ở new trend. Ngoài ra còn nhấn mạnh là trade đảo chiều mà trend chưa tới area S/R thì đó là 1 xác xuất thành công thấp hơn

Huống chi ở đây mô hình trên chỉ dựa vào 2 3 cây nến, rồi chỉ là 1 retest, rồi chọn ngay 1 đà tăng tốc ở swing up để xác định ngay là mức kháng cự tốt, có vẻ là quá vội vàng

Tôi cũng học từ kiến thức của trader khác (cũng nổi tiếng như trader mà bạn được học) chứ cũng không chế tác thêm. Dĩ nhiên hai quan điểm này khác nhau. Một trader giỏi sẽ biết chọn lọc ra cái gì phù hợp với mình để giao dịch.
 
Giống như phương pháp 1.2.3. Phải không bác The Blade.
hình minh họa thì là 123 nhưng ví dụ chart thì là 2B. có thể tác giả có nhầm lẫn nhẹ ở đây chăng?
mình trước dùng cả 2 loại 123 và 2B nhưng tỷ lệ thắng của 2B là rất thấp nhưng nếu đc ăn thì RR rất tốt. Tùy tính cách của trader mà chọn cho mình cách đánh chắc hoặc mạo hiểm.
 
Trường hợp cuối cùng cũng rất quen thuộc với các bạn, đó chính là hiện tượng stophunt hoặc quét stoploss. Đơn giản là sẽ có rất nhiều trader chờ giá chạm lại vào kháng cự tại đỉnh cũ và đặt lệnh SELL với kỳ vọng giá sẽ đảo chiều. Các trader đó sẽ đặt stoploss trên nóc của đỉnh cũ, tại đây tập hợp các stoploss của lệnh SELL đồng nghĩa là lệnh BUY đối ứng. Các big boys sẽ cố gắng đẩy giá lên và khớp tất cả lệnh BUY đó bằng lệnh SELL của họ.
Hình như là nhầm lẫn chổ này chăng bác thớt ạ?
 
Đúng chất hành động giá luôn nhưng thêm ADX để đánh giá sức mạnh xu hướng đang xét và volum nữa. Mình đang theo chiến thuật nầy. Thấy thắng 60%
 
e thấy mô hình này giống trong sóng elliott, sóng 5 là sóng cụt, mà nó dễ nhìn hơn
 

Đính kèm

  • 1B017203-72AE-477F-B328-763B2A32E342.jpeg
    1B017203-72AE-477F-B328-763B2A32E342.jpeg
    119.5 KB · Xem: 5
e thấy mô hình này giống trong sóng elliott, sóng 5 là sóng cụt, mà nó dễ nhìn hơn
Nếu ghép vào sóng Elliott thì bác phải có cả các nhịp 1234 trước đó nữa, còn pattern 2B này đơn thuần nó chỉ là 1 pattern có khả năng tạo đỉnh/đáy mà thôi. Xét về cấu trúc thì pattern này nó "nhỏ" và "đơn giản" hơn cấu trúc về elliott
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 28 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,397 Xem / 89 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên