Nhược điểm của Blockchain là gì?

Nhược điểm của Blockchain là gì?

Nhược điểm của Blockchain là gì?

captainfx

Editor
Trial mod
2,025
13,194
Bài chia sẻ của tác giả Nghiêm Tiến Viễn tại cộng đồng Launch

Blockchain được biết đến là công nghệ đứng đằng sau hệ thống tiền mã hóa nổi tiếng nhất thế giới – Bitcoin. Có thể nói khi Bitcoin gây bão trên thị trường tài chính thì Blockchain cũng gây sốt trong giới công nghệ. Số lượng công ty có ý định nghiên cứu và áp dụng Blockchain ngày càng nhiều, lương trả cho kỹ sư Blockchain ngày càng cao. Công ty nào cũng muốn đi trước đối thủ, áp dụng công nghệ được cho là tương lai của thế giới này. Blockchain được hứa hẹn sẽ thay đổi cuộc sống 1 cách sâu sắc, không chỉ trên Internet mà còn trong thế giới thực, từ tài chính cho tới nông nghiệp. Nhưng…

Sau một thời gian tìm hiểu, tôi lại có suy nghĩ khác. Có phải người ta đã quá tô hồng những lợi ích của Blockchain mà bỏ qua những nhược điểm “chết người” của nó ? Ít có bài phân tích viết về nhược điểm của Blockchain, và do đó, tôi muốn viết bài này mong có thể cùng thảo luận với tất cả mọi người.

Câu hỏi gốc mà tôi đặt ra là ” Tôi có thể sử dụng Blockchain vào ứng dụng hiện tại không ? “Và câu trả lời mà tôi tìm được là “Phần lớn những bài toán giải được bằng Blockchain thực ra cũng có thể giải được bằng cách khác” (Lưu ý: tôi muốn hướng đến những bài toán/ứng dụng không liên quan lĩnh vực tài chính)

blockchain.jpg


Gần đây tôi có tham gia 1 hội thảo về Blockchain, có sự tham gia và trình bày của VeriMe. Theo trình bày của bạn thì nhờ ứng dụng công nghệ Blockchain mà các bạn ấy đã giải được bài toán mà nhiều năm chưa giải được. Theo cách truyền thống, các bạn ấy phải lưu trữ thông tin người dùng trên 1 máy chủ trung tâm, và như thế sẽ gặp vấn đề về lòng tin (như vụ Facebook vừa qua). Giải pháp hiện tại là các bạn dùng cách lưu trữ phân tán (lưu trên chính thiết bị người dùng) và áp dụng thêm tiền kỹ thuật số (đồng VME) để tạo mô hình kinh tế trong phần mềm.

Vấn đề ở đây là các bạn cho rằng các bạn đã ứng dụng Blockchain để giải quyết bài toán gốc – NHƯNG – không phải thế. Cái các bạn ứng dụng là “tiền kỹ thuật số”, để tạo ra “giá trị gia tăng” cho sản phẩm. Các bạn không lưu trữ thông tin gì trên Blockchain (mà lưu trực tiếp trên máy người dùng) do đó không thể nói là ứng dụng công nghệ Blockchain. Nếu bỏ phần tiền đi trong ứng dụng của bạn, thì nó không khác gì một ứng dụng bình thường, chỉ là chuyển từ lưu trữ trên server sang lưu trữ ngay trên thiết bị cuối.

bitcoina.jpg


Có nhiều sản phẩm khác cũng được giới thiệu là áp dụng công nghệ Blockchain như truy xuất nguồn gốc, logistic, lưu trữ dữ liệu.. Đây là những bài toán cũ, vốn đã có những giải pháp ở mức này hay mức khác, và nay được nghiên cứu để áp dụng Blockchain. Nhưng liệu việc áp dụng Blockchain vào những lĩnh vực này có hiệu quả không ? Khi mà Blockchain tồn tại những nhược điểm sau :

1. Thông tin lưu trữ mãi mãi và không thể sửa được


luu-tru-traderviet.jpg
Người ta nói đến đặc điểm này của Blockchain như là một ưu điểm nổi trội của công nghệ này. Chúng ta có thể thấy đây là giá trị cốt lõi của Blockchain khi áp dụng vào tiền mã hóa. Nhưng, nếu áp dụng vào một ứng dụng khác thì sao ?
  • Truy xuất nguồn gốc có cần lưu trữ thông tin mãi mãi không ? Liệu ngày hôm nay tôi có muốn biết 5 năm trước mình đã ăn cái gì, mua ở đâu, trồng như thế nào không ?
  • Khi lưu trữ file trên nền tảng blockchain, tôi có cần biết cách đây 10 năm tôi đã upload file gì lên không?
Trong phần lớn trường hợp, câu trả lời sẽ là “Không”. Vấn đề của blockchain là nó lưu trữ mọi thứ mãi mãi, và nó có thể gây ra một sự lãng phí lớn về không gian lưu trữ. Càng sử dụng lâu, càng nhiều “rác”. Bitcoin hiện cần tối thiểu 145Gb trên máy tính để download toàn bộ giao dịch đã phát sinh. Đấy là mới chỉ những thông tin về giao dịch (mua-bán), nếu nó phải thêm vào những thông tin khác về sản phẩm, vận chuyển, và những metadata khác nữa thì sẽ thế nào. Mỗi node khi muốn tham gia vào hệ thống phải chuẩn bị ổ cứng dung lượng lớn để download sổ cái chung này.

2. Vấn đề băng thông


Mỗi node cần liên lạc với những node khác để nhận giao dịch về, xác thực giao dịch và công bố kết quả kiểm tra giao dịch. Những nhiệm vụ này làm tốn băng thông mạng, có thể ảnh hưởng lớn tới mạng Internet trong khu vực. Từ link ở phần 1 các bạn cũng có thể thấy băng thông cần thiết là 500Mb download/1 ngày và 5Gb Upload/ngày. Wtf ?

3. Vấn đề độ trễ xác minh giao dịch


xac-minh-giao-dich-traderviet.jpg
Không ai xa lạ với vấn đề này. Mạng Bitcoin càng lúc càng mất nhiều thời gian để xác minh 1 giao dịch. Đã có những giải pháp kỹ thuật hoặc những mô hình Blockchain cải tiến để giải quyết vấn đề này. Nhưng thực sự thì vẫn chưa thể bằng những mô hình truyền thống như Visa. Tôi đang có ý định áp dụng tiền mã hóa thành 1 loại tiền để giao dịch trên ứng dụng livestream của mình – Myidol.live. Đây là 1 ứng dụng livestream tặng quà như Bigo nhưng có thể chạy được trên Facebook, Youtube. Khách xem tặng tiền cho người đang livestream – concept cơ bản là vậy. Vấn đề xác minh giao dịch gây ra phiền toái không hề nhỏ ở đây. Khi khách hàng tặng quà cho idol, người ta muốn thấy quà của mình xuất hiện lên màn hình – ngay lập tức – hoặc ít ra cũng trong phạm vi 30s. Không thể tặng quà xong chờ 10 phút sau thì mới biết giao dịch đó có thành công hay không. Pain in the ass.

4. Vấn đề về xử lý


pow-traderviet.jpg
Mạng Blockchain như Bitcoin sử dụng Proof of Work, nôm na là “làm việc hăng say, vận may sẽ tới”. Càng bỏ nhiều công sức thì xác suất kiếm được thưởng càng cao. Việc này đã tạo nên cơn sốt card đồ họa mà chúng ra đã thấy. Người người nhà nhà thi nhau tậu dàn trâu cày khủng để đào tiền kỹ thuật số và duy trì mạng Blockchain.

Điều này đồng nghĩa việc xây dựng mạng blockchain trên ứng dụng di động là bất khả thi do giới hạn về năng lực tính toán. Tôi có ý tưởng xây dựng một ứng dụng voting nhỏ trên smartphone cho cộng đồng, với tham vọng minh bạch hóa quá trình bầu cử (lý thuyết là vậy). Nhưng ứng dụng như vậy sẽ gây nóng máy và hao pin, chẳng ai thích điều đó cả. Kể cả khi toàn bộ cộng đồng tham gia và sử dụng ứng dụng voting của tôi, cũng sẽ gặp phải vấn đề tiếp theo

5. Vấn đề tấn công quá bán


51.jpg
Có 2 cách để ứng dụng Blockchain cho sản phẩm của mình. 1 là ứng dụng 1 mạng lưới Blockchain đã có sẵn – lựa chọn thường thấy là mạng ETH. Cách thứ 2 là xây dựng mạng Blockchain của riêng mình. Việc đó nảy sinh vấn đề. Tôi đã nghĩ đến việc áp dụng Blockchain trong việc kê khai hóa đơn doanh nghiệp. Công ty này bán hàng cho công ty khác, đó là 1 giao dịch. Nếu có thể áp dụng được Blockchain thì thực sự tăng tính minh bạch và giảm tải cho khâu kiểm toán. Ngoài việc 1 mạng lưới như vậy cần sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, thì những thông tin như vậy sẽ không muốn áp dụng 1 mạng Blockchain công cộng như ETH. Nhưng xây 1 mạng riêng thì không phải là chuyện dễ dàng. Phải yêu cầu mỗi doanh nghiệp cung cấp 1 máy tính kết nối mạng để duy trì và xác thực mạng Blockchain?

Nếu mạng tự xây dựng không đủ độ lớn cần thiết, nguy cơ bị tấn công quá bán là rất cao (Trường hợp 1 node có năng lực tính toán lớn hơn 50% toàn hệ thống có thể thao túng được kết quả xác thực giao dịch)

6. Vấn đề trustless


trust-traderviet.jpg
Mạng Blockchain được xây dựng với ý tưởng là bạn không cần tin tưởng ai để thực hiện giao dịch. Bạn tự mình xác minh mọi giao dịch và đảm bảo không có gian lận – và nó thực sự hoạt động tốt. Nhưng smart contract có còn đảm bảo được điều này? Smart contract là một ý tưởng rất hay mà tôi hứng thú tìm hiểu. Concept đơn giản nhất là tôi và anh cá cược về thời tiết ngày mai nắng hay mưa. Cả 2 cùng đưa tiền cho 1 cái smart-contract giữ, nếu nắng, nó tự động chuyển tiền cho anh, nếu mưa nó chuyển tiền cho tôi. Mọi việc có vẻ công bằng và minh bạch. Nó giải quyết vấn đề là không cần đưa tiền cho 1 người thứ 3 mà không biết có thể tin tưởng được hay không. Vậy, liệu có thể tin tưởng Smartcontract ?

Smartcontract luôn luôn hoạt động theo những gì nó được lập trình, tôi và anh đều xem được mã nguồn và biết nó làm gì, tại sao nó làm như vậy.

Trở lại ví dụ trên, vấn đề đặt ra là làm sao cái Smartcontract này nó biết hôm nay trời nắng hay mưa? Chúng ta có thể sử dụng API của 1 dịch vụ thứ 3 để xác định điều này, nhưng như thế lại quay trở lại bài toán tin tưởng. Liệu có thể tin tưởng bên thứ 3 này hay không ? Smartcontract không thể hoàn toàn 100% trustless nếu dữ liệu đầu vào là không đúng.

Không chỉ có vậy, nếu hôm nay lúc nắng, lúc mưa sẽ gây ra sự không thống nhất giữa các node và không nhận được kết quả xác đáng.

7. Vấn đề ăn cắp ý tưởng


Smartcontract là trong suốt và ai cũng có thể đọc, hiểu, biết nó làm gì. Điều đó là tốt trong 1 giao dịch, 2 bên cần hiểu rõ những gì mình kí kết. Việc này lại đặt ra 1 câu hỏi khác. Nếu tôi cung cấp cho khách hàng 1 dịch vụ có sử dụng smartcontract. Thì đối thủ cũng có thể dễ dàng copy và tạo ra dịch vụ tương tự trên Blockchain ?

8. Vấn đề bảo mật tài khoản


baomat.jpg
Blockchain cung cấp cho chúng ta một cái hòm chứa tiền và quảng cáo rằng không gì có thể phá vỡ được. Tiền của bạn sẽ mãi là của bạn, miễn là “bạn giữ chìa khóa”. Chìa khóa ở đây là 1 chuỗi ký tự dài mà bạn không thể nhớ theo cách thông thường bạn nhớ mật khẩu đăng nhập website. Và khi bạn có hàng trăm cái chìa khóa như vậy, bạn phải lưu trữ chúng ở một nơi nào đấy. Chúng ta lại quay lại vấn đề cũ, thay vì làm sao để giữ tiền an toàn thì làm sao giữ chìa khóa được an toàn.

Có rất nhiều câu chuyện kể về một anh chàng nào đấy mất đi cả 1 gia tài chỉ vì thanh lý máy tính cũ, mà trong đó có chứa chìa khóa tới ví Bitcoin đào từ nhiều năm trước. Những website như blockchain.info cho phép bạn tạo ví và lưu trữ chìa khóa trên đó thì lại đưa hệ thống về bài toán lưu trữ tập trung, dễ dàng bị hacker ghé thăm và đánh cắp tiền.

Và khi bạn muốn đưa ví blockchain vào ứng dụng của mình, bạn sẽ phải trả lời câu hỏi : “Ứng dụng hay người dùng sẽ là bên giữ chìa khóa ?” – Cách nào cũng rắc rối cả.

LỜI KẾT


Đây là những đúc kết của tôi khi cố gắng mày mò tìm cách ứng dụng Blockchain vào những sản phẩm của mình. Và kết luận của tôi là “Blockchain chỉ phù hợp với ứng dụng Finance; với những ứng dụng Non-Finance, chúng ta sẽ có cách tiếp cận đơn giản và hiệu quả hơn Blockchain nhiều lần!” Những ý kiến này hoàn toàn là quan điểm cá nhân và tôi rất muốn được lắng nghe ý kiến phản biện của bạn.

>> Nhập môn tiền số (P.1): Vì sao đã có Bitcoin lại còn sinh ra Ethereum và các loại tiền khác?

>> Nhập môn tiền số (P2): Giá trị thực sự đằng sau việc "mua - bán" tiền số

Theo Techtalk.vn
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Bác tìm hiểu sâu về Blockchain thật, nhưng ý kiến của em về blockchain là nó còn rất mới và cần hoàn thiện. Đơn cử như vấn đề cần máy đào để xác minh giao dịch hay gọi là bằng chứng công việc ( POW ) thì nay nó đã cải tiến thành bằng chứng cổ phân ( POS ), có nghĩa chỉ cần có người dùng nắm giữ 1 lượng tiền mã hóa nào đó đang online có thể xác minh giao dịch được, không nhất thiết phải cần đến máy đào xác nhận và cũng không xảy ra vấn đề tấn công quá bán như bác nói trên. Tất nhiên lúc đó thì cái tính phi tập trung nó cũng giảm bớt nhiều.Thứ 2 về vấn đề tốc độ giao dịch thì bác nên xem những coin hiện giờ đề có thể thực hiện hàng nghìn, hàng chục nghìn, thậm chí hàng triệu giao dịch mỗi giây, ví dụ như EOS. Thứ 3 là về Smartcontract, đó là tính năng hay dựa trên mạng lưới của Blockchain và tất nhiên ai cũng có thể tạo ra và dùng vì nó đâu phải là của riêng ai, giống như các ngân hàng sử dụng dịch vụ giống nhau thôi. Thứ 3 là việc tạo ra 1 mainnet blockchain riêng là không hề quá khó, bằng chứng chỉ cách đây 1 năm chỉ có duy nhất ETH là có mainnet riêng với các Dapp hay Smartcontract thì bây giờ có hàng nghìn mainnet ví dụ như: EOS, Qtum, NEO,Lisk, Strat, VIA sắp tới là TRX...và rất nhiều nữa, mỗi loại đều có điểm mạnh riêng về mọi lĩnh vực. Đồng ý với quan điểm của bác về Blockchain phù hợp nhất với lĩnh vực tài chính, kiểm toán, bầu cử . Nhưng như e nói ở trên là Blcokchain còn rất mới, cần nhiều năm khai phá để ứng dụng vào thực tiễn.
P/S: vấn đề bảo mật, nếu bác có quá nhiều địa chỉ ví, sợ mất hay thấy lạc priv key thì có thể mua 1 cái ví lạnh, cất vào đó là xong, nó như 1 cái két sắt điện tử vậy. Tất cả các sàn giao dịch hiện nay đều lưu trữ các khoản ký gửi của khách vào ví lạnh, đề phòng sàn sập hoặc bị hack.
 
Nhược điểm 1: thực ra không phải là bất kì 1 node nào muốn tham gia vào hệ thống cần download toàn bộ blockchain mà nếu chỉ với mục đích truy xuất thông tin từ blockchain nó có thể chọn cách tin tưởng 1 node nào đó và chỉ tải 1 vài block gần đây. Hệ thống cũng không yêu cầu phải duy trì tối thiếu 1 node chứa toàn bộ blockchain. Về mặt lưu trữ dữ liệu, nó khá giống torrent và khó có thể nói rằng lưu trữ dưới dạng torrent thì kém kinh tế hơn lưu trữ trong server tập trung bởi nếu dữ liệu không còn ý nghĩa hay được quan tâm, nó dần bị đảo thải.
Nhược điểm 2: Cái này mình chưa rõ số liệu trong bài là ở đâu ra?
Nhược điểm 3: 10 phút là đặc điểm được quy định bởi blockchain bitcoin. Không phải là giới hạn của công nghệ. Nhiều blockchain có tốc độ xác thực giao dịch nhanh hơn nhiều. Tuy hiện mình chưa kiểm chứng giải pháp blockchain nào thực sự thay thế được visa về khối lượng và tốc độ giao dịch nhưng nếu nghe "tin đồn" thì cũng có kha khá rồi.
Nhược điểm 4: ngoài Proof of Work còn có Proof of Stake nhằm giải quyết vấn đề tài nguyên tính toán. Và 1 thiết bị chạy ứng dụng blockchain không nhất thiết phải là 1 miner nên không đòi hỏi tài nguyên máy. Ví dụ như chúng ta có thể gửi nhận bitcoin qua ví trên điện thoại hoàn toàn bình thường (tuy có hi sinh 1 phần tính phi tập trung khi private key của chúng ta giao cho 1 trung tâm).
Nhược điểm 5: Nếu lượng bitcoin trả cho miner ít giá trị thì miner sẽ rời khỏi hệ thống và 1 mạng lưới như bitcoin cũng sẽ dễ bị tấn công quá bán. Nhược điểm này là có nhưng không phải không có giải pháp. Chỉ cần trả thưởng đủ tốt để có 1 lượng cần thiết miner tham gia vào là có thể bảo vệ hệ thống trước tấn công quá bán.
Nhược điểm 6: Mình không dám bàn vì chưa hiểu nhiều về Smartcontract.
Nhược điểm 7: Cũng chưa dám bàn.
Nhược điểm 8: Chính xác. Tuy nhiên nói đến nhược điểm này như một nhược điểm riêng của blockchain và những hệ thống khác không tồn tại là không công bằng. Đúng ra, trong lĩnh vực bảo mật tài khoản, blockchain đang làm tốt hơn cả.
 
tôi không tìm hiểu nhiều về công nghệ này, nhưng vẫn thấy có nhiều bất cập, ít nhất là hiện tại. ở quan điểm một người sử dụng đồng tiền giấy, thì tôi thấy khó có khả năng tiền ảo sẽ soán ngôi. tuy rằng, lạm phát là điều rất không tốt, nhưng dân số ngày một tăng, vậy có phải là một sự lạm phát về con người không? tôi lấy ví dụ, hãy thử tưởng tượng, với một số lượng 10.000 BTC chia cho 10.000 người, vậy mỗi ng sẽ được 1, và với mức giá ngay tại thời điểm đó, mỗi người 1 BTC xài qua xài lại, tức là BTC cứ chuyển từ người này sang người kia, người này thêm 1 ít ng kia hụt 1 ít nhưng ít nhất ko ai là không có BTC, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu sau 10 năm (tôi cho bài toán đơn giản nhất ở đây), thì cứ 2 người lại thêm 2 đứa con, vậy tức là hiện tại có 20.000ng, tức là lúc này số BTC cho mỗi gia đình sẽ là trên dưới 2 BTC cho 4 người, và vòng lặp lại tiếp tục sau đó, trong ~ 100 năm đi, (lịch sử tiền giấy dài hơn thế nhiều) thì mấy bác nghĩ xem bao nhiêu người gom lại sẽ dc 1 BTC, và lúc đó phân hóa giàu nghèo còn rõ rệt dữ dội khi mà xuất hiện những người không có nổi 1 cắc chứ đừng nói 1 đồng BTC, vì BTC đã đến giới hạn đào nên số lượng người càng nhiều, cạnh tranh càng khốc liệt, công sức bỏ ra càng lớn cho 1 đơn vị nhỏ nhất của 1 BTC, đến lúc nào đó làm 8 tiếng 1 ngày cũng chả đủ mua dc 1 ly nước chứ đừng nói cái bánh mì.
nếu giải pháp là tăng thêm số lượng tiền ảo bằng cách, tách, rã thì cũng không khác tiền giấy là mấy.
còn nếu đông xài 1 loại tiền, tây xài 1 loại tiền, rồi mỗi quốc gia xài 1 loại tiền ảo thì cũng chả khác gì như thời điểm hiện tại, tiền giấy chuyển thành tiền trên máy tính, mà giờ nc ngoài ng ta xài thẻ quẹt quẹt, cũng chả mấy khi đụng vô tiền giấy là mấy.
à, tôi chỉ nói trên quan điểm 1 người xài tiền giấy có hiểu biết hạn chế về tiền ảo, nếu có gì sai sót mấy bác chỉnh sửa chứ bản thân tôi thì thấy vậy. tuy lạm phát quá thì không tốt, nhưng ở mức chấp nhận được thì ai cũng có tiền, người giàu thì quá nhiều tiền nhưng người nghèo cũng vẫn có tiền.
 
Phần công nghệ, tôi chịu thua. :D
Nhưng mà tôi thấy tiền ảo này còn nhiều sự hạn chế!

Thứ nhất: là có sự biến động về giá quá lớn, năm ngoái mua cái máy vi tính với 1 BTC với giá 900$, cuối năm nó lên 20.000$, ok i'm fine :p

Thứ hai: có quá nhiều tiền ảo xuất hiện, hơn 1600 coin đang có mặt trên thị trường, điều này sẽ dẫn đến tình trạng loạn thị trường.

Thứ ba: bảo mật nó vẫn chưa gọi là tốt nhưng người ta nói, hacker vẫn hack ầm ầm.
 
Bài chia sẻ của tác giả Nghiêm Tiến Viễn tại cộng đồng Launch

Blockchain được biết đến là công nghệ đứng đằng sau hệ thống tiền mã hóa nổi tiếng nhất thế giới – Bitcoin. Có thể nói khi Bitcoin gây bão trên thị trường tài chính thì Blockchain cũng gây sốt trong giới công nghệ. Số lượng công ty có ý định nghiên cứu và áp dụng Blockchain ngày càng nhiều, lương trả cho kỹ sư Blockchain ngày càng cao. Công ty nào cũng muốn đi trước đối thủ, áp dụng công nghệ được cho là tương lai của thế giới này. Blockchain được hứa hẹn sẽ thay đổi cuộc sống 1 cách sâu sắc, không chỉ trên Internet mà còn trong thế giới thực, từ tài chính cho tới nông nghiệp. Nhưng…

Sau một thời gian tìm hiểu, tôi lại có suy nghĩ khác. Có phải người ta đã quá tô hồng những lợi ích của Blockchain mà bỏ qua những nhược điểm “chết người” của nó ? Ít có bài phân tích viết về nhược điểm của Blockchain, và do đó, tôi muốn viết bài này mong có thể cùng thảo luận với tất cả mọi người.

Câu hỏi gốc mà tôi đặt ra là ” Tôi có thể sử dụng Blockchain vào ứng dụng hiện tại không ? “Và câu trả lời mà tôi tìm được là “Phần lớn những bài toán giải được bằng Blockchain thực ra cũng có thể giải được bằng cách khác” (Lưu ý: tôi muốn hướng đến những bài toán/ứng dụng không liên quan lĩnh vực tài chính)

View attachment 42734

Gần đây tôi có tham gia 1 hội thảo về Blockchain, có sự tham gia và trình bày của VeriMe. Theo trình bày của bạn thì nhờ ứng dụng công nghệ Blockchain mà các bạn ấy đã giải được bài toán mà nhiều năm chưa giải được. Theo cách truyền thống, các bạn ấy phải lưu trữ thông tin người dùng trên 1 máy chủ trung tâm, và như thế sẽ gặp vấn đề về lòng tin (như vụ Facebook vừa qua). Giải pháp hiện tại là các bạn dùng cách lưu trữ phân tán (lưu trên chính thiết bị người dùng) và áp dụng thêm tiền kỹ thuật số (đồng VME) để tạo mô hình kinh tế trong phần mềm.

Vấn đề ở đây là các bạn cho rằng các bạn đã ứng dụng Blockchain để giải quyết bài toán gốc – NHƯNG – không phải thế. Cái các bạn ứng dụng là “tiền kỹ thuật số”, để tạo ra “giá trị gia tăng” cho sản phẩm. Các bạn không lưu trữ thông tin gì trên Blockchain (mà lưu trực tiếp trên máy người dùng) do đó không thể nói là ứng dụng công nghệ Blockchain. Nếu bỏ phần tiền đi trong ứng dụng của bạn, thì nó không khác gì một ứng dụng bình thường, chỉ là chuyển từ lưu trữ trên server sang lưu trữ ngay trên thiết bị cuối.

View attachment 42733

Có nhiều sản phẩm khác cũng được giới thiệu là áp dụng công nghệ Blockchain như truy xuất nguồn gốc, logistic, lưu trữ dữ liệu.. Đây là những bài toán cũ, vốn đã có những giải pháp ở mức này hay mức khác, và nay được nghiên cứu để áp dụng Blockchain. Nhưng liệu việc áp dụng Blockchain vào những lĩnh vực này có hiệu quả không ? Khi mà Blockchain tồn tại những nhược điểm sau :

1. Thông tin lưu trữ mãi mãi và không thể sửa được


Người ta nói đến đặc điểm này của Blockchain như là một ưu điểm nổi trội của công nghệ này. Chúng ta có thể thấy đây là giá trị cốt lõi của Blockchain khi áp dụng vào tiền mã hóa. Nhưng, nếu áp dụng vào một ứng dụng khác thì sao ?
  • Truy xuất nguồn gốc có cần lưu trữ thông tin mãi mãi không ? Liệu ngày hôm nay tôi có muốn biết 5 năm trước mình đã ăn cái gì, mua ở đâu, trồng như thế nào không ?
  • Khi lưu trữ file trên nền tảng blockchain, tôi có cần biết cách đây 10 năm tôi đã upload file gì lên không?
Trong phần lớn trường hợp, câu trả lời sẽ là “Không”. Vấn đề của blockchain là nó lưu trữ mọi thứ mãi mãi, và nó có thể gây ra một sự lãng phí lớn về không gian lưu trữ. Càng sử dụng lâu, càng nhiều “rác”. Bitcoin hiện cần tối thiểu 145Gb trên máy tính để download toàn bộ giao dịch đã phát sinh. Đấy là mới chỉ những thông tin về giao dịch (mua-bán), nếu nó phải thêm vào những thông tin khác về sản phẩm, vận chuyển, và những metadata khác nữa thì sẽ thế nào. Mỗi node khi muốn tham gia vào hệ thống phải chuẩn bị ổ cứng dung lượng lớn để download sổ cái chung này.

2. Vấn đề băng thông


Mỗi node cần liên lạc với những node khác để nhận giao dịch về, xác thực giao dịch và công bố kết quả kiểm tra giao dịch. Những nhiệm vụ này làm tốn băng thông mạng, có thể ảnh hưởng lớn tới mạng Internet trong khu vực. Từ link ở phần 1 các bạn cũng có thể thấy băng thông cần thiết là 500Mb download/1 ngày và 5Gb Upload/ngày. Wtf ?

3. Vấn đề độ trễ xác minh giao dịch


Không ai xa lạ với vấn đề này. Mạng Bitcoin càng lúc càng mất nhiều thời gian để xác minh 1 giao dịch. Đã có những giải pháp kỹ thuật hoặc những mô hình Blockchain cải tiến để giải quyết vấn đề này. Nhưng thực sự thì vẫn chưa thể bằng những mô hình truyền thống như Visa. Tôi đang có ý định áp dụng tiền mã hóa thành 1 loại tiền để giao dịch trên ứng dụng livestream của mình – Myidol.live. Đây là 1 ứng dụng livestream tặng quà như Bigo nhưng có thể chạy được trên Facebook, Youtube. Khách xem tặng tiền cho người đang livestream – concept cơ bản là vậy. Vấn đề xác minh giao dịch gây ra phiền toái không hề nhỏ ở đây. Khi khách hàng tặng quà cho idol, người ta muốn thấy quà của mình xuất hiện lên màn hình – ngay lập tức – hoặc ít ra cũng trong phạm vi 30s. Không thể tặng quà xong chờ 10 phút sau thì mới biết giao dịch đó có thành công hay không. Pain in the ass.

4. Vấn đề về xử lý


Mạng Blockchain như Bitcoin sử dụng Proof of Work, nôm na là “làm việc hăng say, vận may sẽ tới”. Càng bỏ nhiều công sức thì xác suất kiếm được thưởng càng cao. Việc này đã tạo nên cơn sốt card đồ họa mà chúng ra đã thấy. Người người nhà nhà thi nhau tậu dàn trâu cày khủng để đào tiền kỹ thuật số và duy trì mạng Blockchain.

Điều này đồng nghĩa việc xây dựng mạng blockchain trên ứng dụng di động là bất khả thi do giới hạn về năng lực tính toán. Tôi có ý tưởng xây dựng một ứng dụng voting nhỏ trên smartphone cho cộng đồng, với tham vọng minh bạch hóa quá trình bầu cử (lý thuyết là vậy). Nhưng ứng dụng như vậy sẽ gây nóng máy và hao pin, chẳng ai thích điều đó cả. Kể cả khi toàn bộ cộng đồng tham gia và sử dụng ứng dụng voting của tôi, cũng sẽ gặp phải vấn đề tiếp theo

5. Vấn đề tấn công quá bán


Có 2 cách để ứng dụng Blockchain cho sản phẩm của mình. 1 là ứng dụng 1 mạng lưới Blockchain đã có sẵn – lựa chọn thường thấy là mạng ETH. Cách thứ 2 là xây dựng mạng Blockchain của riêng mình. Việc đó nảy sinh vấn đề. Tôi đã nghĩ đến việc áp dụng Blockchain trong việc kê khai hóa đơn doanh nghiệp. Công ty này bán hàng cho công ty khác, đó là 1 giao dịch. Nếu có thể áp dụng được Blockchain thì thực sự tăng tính minh bạch và giảm tải cho khâu kiểm toán. Ngoài việc 1 mạng lưới như vậy cần sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, thì những thông tin như vậy sẽ không muốn áp dụng 1 mạng Blockchain công cộng như ETH. Nhưng xây 1 mạng riêng thì không phải là chuyện dễ dàng. Phải yêu cầu mỗi doanh nghiệp cung cấp 1 máy tính kết nối mạng để duy trì và xác thực mạng Blockchain?

Nếu mạng tự xây dựng không đủ độ lớn cần thiết, nguy cơ bị tấn công quá bán là rất cao (Trường hợp 1 node có năng lực tính toán lớn hơn 50% toàn hệ thống có thể thao túng được kết quả xác thực giao dịch)

6. Vấn đề trustless


Mạng Blockchain được xây dựng với ý tưởng là bạn không cần tin tưởng ai để thực hiện giao dịch. Bạn tự mình xác minh mọi giao dịch và đảm bảo không có gian lận – và nó thực sự hoạt động tốt. Nhưng smart contract có còn đảm bảo được điều này? Smart contract là một ý tưởng rất hay mà tôi hứng thú tìm hiểu. Concept đơn giản nhất là tôi và anh cá cược về thời tiết ngày mai nắng hay mưa. Cả 2 cùng đưa tiền cho 1 cái smart-contract giữ, nếu nắng, nó tự động chuyển tiền cho anh, nếu mưa nó chuyển tiền cho tôi. Mọi việc có vẻ công bằng và minh bạch. Nó giải quyết vấn đề là không cần đưa tiền cho 1 người thứ 3 mà không biết có thể tin tưởng được hay không. Vậy, liệu có thể tin tưởng Smartcontract ?

Smartcontract luôn luôn hoạt động theo những gì nó được lập trình, tôi và anh đều xem được mã nguồn và biết nó làm gì, tại sao nó làm như vậy.

Trở lại ví dụ trên, vấn đề đặt ra là làm sao cái Smartcontract này nó biết hôm nay trời nắng hay mưa? Chúng ta có thể sử dụng API của 1 dịch vụ thứ 3 để xác định điều này, nhưng như thế lại quay trở lại bài toán tin tưởng. Liệu có thể tin tưởng bên thứ 3 này hay không ? Smartcontract không thể hoàn toàn 100% trustless nếu dữ liệu đầu vào là không đúng.

Không chỉ có vậy, nếu hôm nay lúc nắng, lúc mưa sẽ gây ra sự không thống nhất giữa các node và không nhận được kết quả xác đáng.

7. Vấn đề ăn cắp ý tưởng


Smartcontract là trong suốt và ai cũng có thể đọc, hiểu, biết nó làm gì. Điều đó là tốt trong 1 giao dịch, 2 bên cần hiểu rõ những gì mình kí kết. Việc này lại đặt ra 1 câu hỏi khác. Nếu tôi cung cấp cho khách hàng 1 dịch vụ có sử dụng smartcontract. Thì đối thủ cũng có thể dễ dàng copy và tạo ra dịch vụ tương tự trên Blockchain ?

8. Vấn đề bảo mật tài khoản


Blockchain cung cấp cho chúng ta một cái hòm chứa tiền và quảng cáo rằng không gì có thể phá vỡ được. Tiền của bạn sẽ mãi là của bạn, miễn là “bạn giữ chìa khóa”. Chìa khóa ở đây là 1 chuỗi ký tự dài mà bạn không thể nhớ theo cách thông thường bạn nhớ mật khẩu đăng nhập website. Và khi bạn có hàng trăm cái chìa khóa như vậy, bạn phải lưu trữ chúng ở một nơi nào đấy. Chúng ta lại quay lại vấn đề cũ, thay vì làm sao để giữ tiền an toàn thì làm sao giữ chìa khóa được an toàn.

Có rất nhiều câu chuyện kể về một anh chàng nào đấy mất đi cả 1 gia tài chỉ vì thanh lý máy tính cũ, mà trong đó có chứa chìa khóa tới ví Bitcoin đào từ nhiều năm trước. Những website như blockchain.info cho phép bạn tạo ví và lưu trữ chìa khóa trên đó thì lại đưa hệ thống về bài toán lưu trữ tập trung, dễ dàng bị hacker ghé thăm và đánh cắp tiền.

Và khi bạn muốn đưa ví blockchain vào ứng dụng của mình, bạn sẽ phải trả lời câu hỏi : “Ứng dụng hay người dùng sẽ là bên giữ chìa khóa ?” – Cách nào cũng rắc rối cả.

LỜI KẾT


Đây là những đúc kết của tôi khi cố gắng mày mò tìm cách ứng dụng Blockchain vào những sản phẩm của mình. Và kết luận của tôi là “Blockchain chỉ phù hợp với ứng dụng Finance; với những ứng dụng Non-Finance, chúng ta sẽ có cách tiếp cận đơn giản và hiệu quả hơn Blockchain nhiều lần!” Những ý kiến này hoàn toàn là quan điểm cá nhân và tôi rất muốn được lắng nghe ý kiến phản biện của bạn.

>> Nhập môn tiền số (P.1): Vì sao đã có Bitcoin lại còn sinh ra Ethereum và các loại tiền khác?

>> Nhập môn tiền số (P2): Giá trị thực sự đằng sau việc "mua - bán" tiền số

Theo Techtalk.vn
Theo quan điểm của cá nhân tôi, công nghệ nào dù hiện đại đến đâu cũng đều như con dao 2 lưỡi, đều có tính 2 mặt của nó. Ngay kể cả Blockchain đến thời điểm hiện tại, cũng đã phát triển từ Blockchain 1.0 lên tới Blockchain 3.0, và tương lai là Blockchain 4.0 để cải thiện các tính năng hơn nữa, đáp ứng nhu cầu sử dụng của đời sống hiện đại và tân tiến của toàn cầu. Điều tôi tin ở đây đôi khi không phải những thứ mắt thấy tai nghe, mà đơn giản là tin vào tiềm năng của tương lai, vào nhận định của những con người có tầm ảnh hưởng, các chuyên gia trên toàn thế giới đánh giá về Blockchain. Và cũng phải thế nào khi mà Bitcoin ra đời, chiếm lĩnh thị trường crypto thời gian đầu đến như thế, mà các chuyên gia lại không quan tâm nhiều, họ chỉ ra rằng Blockchain mới là tương lai của toàn cầu. Đó là ý kiến của cá nhân mình ! Anh em góp ý nhé !
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên