Tổng hợp các vấn đề về giao dịch trong ngày với Market Profile

Tổng hợp các vấn đề về giao dịch trong ngày với Market Profile

Tổng hợp các vấn đề về giao dịch trong ngày với Market Profile

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những vấn đề liên quan đến giao dịch trong ngày với Market Profile ngoài phân tích, cách đặt stoploss, take profit đã nói từ bài trước. Bài viết này không chỉ dành riêng cho các MP trader mà dành cho các day trader giao dịch theo trường phái khác.

Bài hôm nay có gì? Chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề thời gian giữ lệnh, giữ lệnh trong bao lâu thì hợp lý nếu chưa chạm sl hay tp? Gap lúc thị trường mở cửa thì có gì cần lưu ý không? Các mức vào lệnh cũ, các kháng cự / hỗ trợ cũ có xài lại được không? Khối lượng giao dịch? ... Nếu bài này nói chưa hết chúng ta sẽ tiếp tục ở bài sau nhé.

Trong thời gian qua tôi khá là bận rộn, anh em có comment hỏi tôi rất nhiều nhưng tôi chưa trả lời lại được, chỉ kịp soạn bài mỗi ngày để post lên cho anh em xem. Do đó, nếu ai cần thắc mắc gì vui lòng comment lại để nó hiện lên thông báo và tôi trả lời không bị sót nhé.

ĐỐI VỚI DAY TRADING THÌ GIỮ LỆNH NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?

Nếu ngày hôm đó không có tin tức gì đặc biệt làm cho thị trường phải điên đảo, thì theo quan điểm của tôi, bạn nên giữ lệnh cho đến khi hoặc là chạm sl hoặc là chạm tp. Chỉ có hai trường hợp sau thì chúng ta phải xem xét:

1. Sắp hết ngày: trước khi phiên Á bắt đầu, thị trường đang ở phiên Bắc Mỹ, thị trường Futures sắp sửa đóng cửa, và thị trường Forex lúc đó sẽ giãn spread rộng ra (giá bid giá ask chênh nhau rất cao). Do đó, nếu lệnh vẫn còn vào thời gian đó, chúng ta nên cắt lệnh vì spread giãn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả lợi nhuận.

2. Sắp hết tuần: đối với các day trader, khi ngày thứ 6 kết thúc cũng là ngày các bạn nên đóng hết lệnh lại. Chúng ta không phải là position trader giữ lệnh dài hạn, chúng ta là những người ăn chênh lệch giá trong thời gian ngắn. Khi qua tuần mới sẽ xuất hiện một cái gap, người ta gọi là weekend gap (khoảng trống giữa giá ngày thứ 6 và thứ 2). Nó sẽ làm cho chúng ta lỗ nặng ngay sang ngày đầu tuần.

Ngoài hai vấn đề này và thời gian ra tin, bạn hoàn toàn có thể giữ lệnh cho đến khi chạm sl hoặc tp.

CÁC MỨC VÀO LỆNH CỤ, CÁC MỨC KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ CŨ CÓ XÀI LẠI ĐƯỢC KHÔNG ?

Cái này thì không có câu trả lời tuyệt đối. Theo kinh nghiệm của tôi, cũ cũng xài tốt, nhưng đừng cũ quá. Những mức cũ hơn 30 ngày nên bán cho mấy đại lý ve chai.

Đối với tôi, những mức cản hay mức POC nào được tạo ra lần đầu và chưa bị test bởi giá là những mức giá trị, đáng để xem xét vào lệnh.

Những mức đã bị test bởi đuôi nến, tuy chưa chạm, nhưng đã gần chạm thì cũng nên cân nhắc, nếu sử dụng thì hết sức cẩn thận. Vì lần sau khi giá đi qua mức này, khả năng cao là sẽ breakout. Tôi có thể minh họa cho bạn hình dưới đây:

1.png


Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, khi các mức cản cũ, đặc biệt là các mức POC cũ một khi bị breakout thì 90% nó sẽ là một mức cản mới cực kỳ tuyệt với. Ví dụ nếu POC là kháng cự bị breakout thì sau này nó sẽ hỗ trợ giá cực kỳ tốt. Như hình trên.

Dĩ nhiên, đó là những kinh nghiệm. Cũng có khi giá vẫn nhớ cản cũ 40 ngày trước hoặc giá đã test mức cũ tới 4 lần nhưng vẫn test được lần thứ 5. Trong phân tích kỹ thuật, mọi thứ chỉ là tương đối. Chúng ta nên chấp nhận điều đó.

KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG LÂU DÀI CHỨ KHÔNG PHẢI MARKET PROFILE

Bạn có một phương pháp tốt như MP, nhưng bạn không cân đối được tài khoản, lỗ nhiều hơn lãi thì MP vẫn là công cụ tệ hại.

Một quy tắc bất di bất dịch của tôi, dù cho các giao dịch bằng phương pháp nào thì cũng phải tuân thủ quy tắc 2%. Tức là mỗi lệnh chỉ được lỗ tối đa 2% tài khoản.

Nhờ quy tắc này tôi không quan tâm đến chuyện ăn thua quá nhiều. Tôi chỉ quan tâm làm sao phân tích Market Profile cho thật tốt, mức POC thật sự giá trị, giá có thể đảo chiều. Còn chuyện ăn thua đã có quy tắc 2%.

Ví dụ, tôi giao dịch với tài khoản 1,000 USD, theo quy tắc 2%, thì mỗi lệnh tôi được lỗ tối đa là 20 USD, với stoploss tôi đã chia sẻ ở bài trước là 10 pips (đáng lẽ là 12 nhưng tôi ghi chẵn để các bạn dễ hiểu), thì tôi sẽ đặt 0.2 lot.

Vậy mỗi lệnh tôi chỉ đặt 0.2 lot, với stoploss là 10 pips. Ăn đậm cũng đặt nhiêu đó, thua đậm cũng đặt nhiêu đó. Không thêm không bớt. Đừng mong làm giàu với MP nhé.

TƯ DUY SAO CHO ĐÚNG KHI BỊ THUA LỖ ?

Vấn đề tư duy, tâm lý là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi nó chi phối hành vi giao dịch và sự phân tích của bạn. Nếu bạn chán nản, bạn sẽ dàng bỏ cuộc. Nếu bạn tức giận, bạn dễ dàng phân tích sai và đặt lệnh bậy. Vậy phải làm thể nào để cân bằng tâm lý?

Chúng ta là day trader, chúng ta luôn tổng kết kết quả lời lỗ khi kết thúc một ngày. Ví dụ, ngày hôm nay tôi ăn được 3 lệnh, lỗ 3 lệnh. Vậy cũng coi là ok rồi. Ngày mai tôi lỗ liên tục 3 lệnh và chẳng ăn được lệnh nào. Nó cũng chả vấn đề gì cả, bạn chỉ mới mất có 6% tài khoản. Bạn còn ngày mai để gỡ lại mà, chắc chắn sẽ có ngày bạn lời để bù cho ngày lỗ.

Một trader chuyên nghiệp họ tính lợi nhuận theo tháng, theo quý. Những trader tay mơ thì có xu hướng tính lời lỗ từng ngày, từng phút. Nhất là khi họ lỗ 3 lệnh liên tiếp thì đã phát hoảng lên. Nếu vẫn còn duy trì suy nghĩ này. Chúng ta mãi mãi là người thua cuộc.

Trên đây là những vấn đề mà tôi muốn nói cho hết trước khi đi sâu vào Market Profile. Tôi không muốn chúng ta chỉ chú trọng vào phương pháp. Còn rất nhiều cái phải chú ý. Và những cái đó tôi đã trình bày rồi.

Tình hình là tôi đang giao dịch cặp EURUSD. Để xem có chạm take profit không nhé. TP = 46 pips, SL = 23 pips.

Untitled.png

Hy vọng bài viết hữu ích cho anh em trader.

Xem thêm:

>> Chiến lược đặt lệnh theo phương pháp 20/20 với tỷ lệ thành công 66 - 68%

>> Thủ thuật đặt stoploss và takeprofit hiệu quả khi giao dịch bằng phương pháp Market Profile
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Em vào lệnh vì MP xuất hiện chứ D cũng là đường hỗ trợ của ngày hôm qua
 

Đính kèm

  • Capture 1.PNG
    Capture 1.PNG
    114.4 KB · Xem: 4
Em vào lệnh vì MP xuất hiện chứ D cũng là đường hỗ trợ của ngày hôm qua

Bổ sung thêm cho bác, chữ D ngày hôm nay mới hình thành nên chưa sử dụng được đâu. Bác cũng nên hạn chế đánh như thế này, chỉ nên theo xu hướng trước đó.

Capture 1.PNG
 
trường hợp trong hình đánh theo xu hướng thì giá hồi về đâu thì ta nên vào lệnh Bác?
 
trường hợp trong hình đánh theo xu hướng thì giá hồi về đâu thì ta nên vào lệnh Bác?

Thấy bác rất nhiệt tình nên tôi chỉ luôn. Tôi thích ai nhiệt tình. Bác để ý thấy có 1 mức giá trong 3 ngày đều có POC ở đó. Chỗ đó cản rất mạnh. Thêm nữa là xu hướng cũ vẫn là xu hướng xuống, chúng ta ưu tiên SELL hơn là BUY.

Capture 1.PNG
 
vâng Em cảm ơn Bác !
cho Em hỏi thêm Em có sử dụng thêm Sma 20 để xác định xu hướng cũng thấy Bác có bài viết về Sma 20 liệu sử dụng Sma 20 kết hợp MP thì có hiểu quả ko ạ?
 
Hi bác cái chỉ báo nó báo hết hạn mà em Click vào để download không được, Bác ngó giúp em được ko. Thanhk Bác
2018-06-01_075410.png
 
vâng Em cảm ơn Bác !
cho Em hỏi thêm Em có sử dụng thêm Sma 20 để xác định xu hướng cũng thấy Bác có bài viết về Sma 20 liệu sử dụng Sma 20 kết hợp MP thì có hiểu quả ko ạ?

SMA cũng tốt, dễ dàng xác định xu hướng hơn. Cái quan trọng là phải xác định xu hướng thì xác suất thành công rất cao.

Kết quả cặp USDJPY của ngày hôm qua tôi có phân tích cho bác đây. Hôm qua tôi cũng sell limit ở mức đó, do để qua đêm nên chỉ đặt takeprofit 13 pips. Y như rằng, giá test mức POC giảm xuống 16 pips và quay đầu tăng mạnh:

1.png


Diễn biến giá ở khung nhỏ hơn:

2.png
 
Bản thân Market Profile đã là công cụ xác định xu hướng cho anh em rồi, không cần viện tới Sma hay gì cả.
ai.imgur.com_qEfAHdp.jpg

Ví dụ lấy hình của bác trên nhé. Không phải SMA hay gì cả, chính MP bảo chúng ta rằng xu hướng đi xuống ở khung thời gian lớn hơn.
Vùng giá trị (Value area) là cốt lõi của Market profile, là vùng tập trung 70% chuyển động của giá trong phiên.
[Broken External Image]:http://eminimind.com/wp-content/uploads/2014/12/Distribution-Curve.jpg

Vùng giá trị di chuyển tạo ra xu hướng.
Như ảnh trên đánh dấu vùng số 1 & 2:
Ngày 28 - ngày 29 bắt đầu xu hướng giảm mới: vùng giá trị đi xuống. Sau ngày 29: vùng giá trị bị trùng lặp tạo cơ hội giao dịch ở 2 biên hoặc chốt lời lệnh bán.
Chú ý giá có thể giao dịch vượt khỏi vùng số 2 nhưng nó không tạo được một vùng giá trị mới thì không có ý nghĩa.
Trường hợp này nếu daytrading thì tốt nhất là đi theo nó, canh bán ở biên trên, còn nếu timeframe lớn hơn có thể chốt lời lệnh bán ở vùng POC trong 2 ngày nontrend.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 584 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,221 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên