Sơ cấp về VSA (Volume Spread Analysis) – Công cụ của chuyên gia - P2

Sơ cấp về VSA (Volume Spread Analysis) – Công cụ của chuyên gia - P2

Sơ cấp về VSA (Volume Spread Analysis) – Công cụ của chuyên gia - P2

Trịnh Anh

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
199
1,941
Phần đầu tiên anh em đã nắm được khái niệm về VSA (Volume spread analysis) và lịch sử phát triển của công cụ này, tuy trong phạm vi bài viết chúng ta không đào sâu vấn đề nhưng bạn sẽ biết được một cách vận dụng các khái niệm được đề cập để hỗ trợ cho việc trading của mình.

Ứng dụng VSA vào giao dịch như thế nào?


Tôi sẽ không “dỗ ngọt” bạn rằng VSA là một phương pháp đơn giản, hiệu quả cao, trong thực tế nó là một phương pháp rất khó để tinh thông. Lý do là vì các trader thường diễn giải phương pháp theo những cách rất khác nhau. Và để thật sự hiểu về VSA thì đòi hỏi trader phải quan sát và thực hành trong nhiều năm.

Tuy vậy, tin vui là bạn vẫn có thể vận dụng những khái niệm cơ bản, dễ hiểu của VSA để cải thiện khả năng giao dịch hiện tại, nó bao gồm:
  • No demand – Không cầu
  • No selling pressure - không áp lực bán
Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn các khái niệm trên nhé!

No demand on up bar

Nếu thị trường tăng nhưng không đi kèm với việc gia tăng thân nến (range) và khối lượng, thì thị trường khi ấy không phản ánh sự gia tăng về lực cầu. Và nếu không có lực cầu, thị trường không thể tiếp tục tăng.

Đặc điểm của những thanh nên “no demand’:
  • Giá đóng cửa cao hơn thanh nến liền trước.
  • Khối lượng giao dịch thấp hơn hai nến liền trước.
  • Nến ngắn.
No selling pressure

Nếu thị trường giảm đi kèm với sự suy giảm về độ lớn nến và khối lượng giao dịch thì thị trường không còn hào hứng bán ra nữa, do đó khả năng giá tiếp tục suy giảm là không cao.

Đặc điểm của những thanh nến “no selling pressure”:
  • Giá đóng cửa thấp hơn nến liền trước.
  • Khối lượng giao dịch thấp hơn hai nến liền trước.
  • Nến ngắn.
Các ví dụ:

Trong các ví dụ bên dưới chúng ta sử dụng đường MA20 làm công cụ để xác định xu hướng. Sau đó sử dụng những khái niệm “no demand” và “no selling pressure” để tìm kiếm những điểm retracement trong xu hướng.

No demand bar – Lệnh bán tiềm năng
so-cap-ve-vsa-volume-spread-analysis-cong-cu-cua-chuyen-gia-p2-traderviet.png


Đầu tiên chúng ta xác định được sự đảo chiều của xu hướng thông qua việc giá giảm mạnh, phá range trước đó và xuyên thủng đường MA20.

Tiếp đến chúng ta thấy sự xuất hiện của ba thanh nến “no demand” liên tiếp, cho thấy thị trường đang thiếu lực mua để đẩy giá quya lại đà tăng trong quá khứ.

Các lệnh bán nên được cân nhắc.

No selling pressure bar – Lệnh mua tiềm năng
so-cap-ve-vsa-volume-spread-analysis-cong-cu-cua-chuyen-gia-p2-traderviet2.png


Đầu tiên chúng ta có một lực tăng ổn định, giá được giữ vững phía trên đường MA20.

Tiếp đến trong vùng giá điều chỉnh, ta có thể nhận thấy áp lực bán không đủ mạnh thông qua những thanh nến “no selling pressure được đánh dấu.

Lệnh mua nên được cân nhắc.

Kết luận

VSA rất giá trị vì phương pháp phân tích này bao gồm cả hai yếu tố quan trọng nhất là giá và khối lượng. Tuy nhiên, như đã nói, việc sử dụng volume là tương đối khó khăn và có thể dễ gây lúng túng cho trader mới. Có lẽ chính vì lẽ đó mà tác giả đã không đưa volume vào hai ví dụ minh họa.

Nếu bạn thật sự quan tâm đến phương pháp này, hãy dành thời gian nghiên cứu về nó. Nếu cần anh em có thể comment mình sẽ giới thiệu vài đầu sách và forum chuyên thảo luận về công cụ này.

Happy trading,
Theo TSR

>> Bí mật lớn nhất về cuộc chơi zero sum của thị trường Forex
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
e thấy cái này hiểu như là: giá đi lên, lực hồi của 3 cây nến ko mạnh ( 3 cây nến hồi xuống thân ko dài và có thể rút bóng). Cảm ơn a về chủ đề này. E đi theo price action nên thấy rất hứng thú ạ.
 
Theo yêu cầu thì cần 3 điều kiện:
  • Giá đóng cửa thấp hơn nến liền trước.
  • Khối lượng giao dịch thấp hơn hai nến liền trước.
  • Nến ngắn.
=> Bác cho em hỏi, làm sao để xác định được điều kiện khối lượng giao dịch thấp hơn 2 nến trước ah?
 
Theo yêu cầu thì cần 3 điều kiện:
  • Giá đóng cửa thấp hơn nến liền trước.
  • Khối lượng giao dịch thấp hơn hai nến liền trước.
  • Nến ngắn.
=> Bác cho em hỏi, làm sao để xác định được điều kiện khối lượng giao dịch thấp hơn 2 nến trước ah?
upload_2018-6-13_9-26-32.png

Cứ nhìn thanh vol và nến thôi bác
 
Bạn giới thiệu cho mình tên sách và forum chuyên nói về VSA nhé. Mà có sách dịch ko vì nếu là tiếng Anh thì mình đọc sẽ ko hiểu rõ. Thanks.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,842 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 840 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,677 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 333 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,492 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên