Hướng dẫn đầy đủ về swing trade cho anh em - Phần 2

Hướng dẫn đầy đủ về swing trade cho anh em - Phần 2

Hướng dẫn đầy đủ về swing trade cho anh em - Phần 2

Trịnh Anh

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
199
1,941
Phần đầu tiên anh em đã nắm được swing trade cơ bản là như thế nào, đồng thời biết được những vị trí để có thể tìm được những cơ hội tốt, phần tiếp theo này chúng ta sẽ nói về thời điểm.

THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT CHO SWING TRADE


Nhìn chung có hai cách để bạn có thể nhảy vào thị trường với swing trade, đó là vào lệnh ngay khi giá chạm vùng “giá trị” (đã nói ở phần 1) hoặc chờ đợi những dấu hiệu đảo chiều rõ ràng trước khi vào lệnh.

Thật khó để khẳng định rằng cách nào đúng cách nào sai trong trường hợp này, tuy nhiên về độ an toàn thì có thể khẳng định rằng cách thứ hai cao hơn. Do đó chúng ta sẽ nói sâu vào cách số 2.

Để giao dịch với tín hiệu xác nhận sự đảo chiều bạn cần có những dấu hiệu bên dưới:

1. Phá ngưỡng giả
Phá ngưỡng giả sẽ khiến những trader vào lệnh quá sớm bị kẹt lại thị trường. Đến một mức nào đó nếu giá tiếp tục giảm sâu hoặc tăng cao hơn nữa thì những trader này buộc phải thoát khỏi thị trường và nhờ đó tạo thêm lực đẩy thị trường di chuyển theo hướng false break.

huong-dan-day-du-ve-swing-trade-cho-anh-em-phan-2-traderviet.png


2. Mô hình nến đảo chiều tăng – Hammer
Mô hình nến đảo chiều tăng là dấu hiệu cho thấy người mua đang tạm thời kiểm soát giá. Có rất nhiều mô hình nến dạng này có thể kể ra như: Bullish engulfing, Morning star, Hammer… trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ khảo sát mô hình hammer.

Đặc điểm nhận điện mô hình:
  • Có rất ít/ không có bóng nến trên
  • Giá đóng nến phần phía trên của range
  • Bóng nến phía dưới dài gấp ít nhất từ 2-3 lần thân nến
huong-dan-day-du-ve-swing-trade-cho-anh-em-phan-2-traderviet2.png
Ý nghĩa của nến hammer:
  • Khi mới mở cửa, phe bán đã kiểm soát và đẩy giá xuống thấp
  • Khi lực bán cực đại, một lượng lớn lệnh mua được đẩy vào thị trường, giá bị đẩy ngược trở lại
  • Lực mua quá mạnh nên nến đã đóng ở phần trên của nến, tạo thân nến khá nhỏ.
Tóm lại, hammer thường là một mô hình cho thấy sự từ chối giá ở mức thấp.

3. Mô hình nến đảo chiều giảm – Shooting star
Nếu mô hình nến hammer được dùng cho lệnh mua thì với lệnh bán chúng ta sẽ dùng mô hình shooting star.

Đặc điểm nhận điện mô hình:
  • Có rất ít/ không có bóng nến giảm
  • Giá đóng ở đáy của nến
  • Bóng nến dài gấp ít nhất là 2-3 lần thân nến
huong-dan-day-du-ve-swing-trade-cho-anh-em-phan-2-traderviet3.png
Ý nghĩa mô hình:
  • Khi mở cửa, người mua nắm quyền kiểm soát và đẩy giá lên
  • Khi lực mua cựa đại, một lượng lớn lệnh sell được đẩy vào làm giá quay đầu giảm
  • Áp lực bán quá lớn khiến giá đóng ở phía đáy của thanh nến
Tóm lại, mô hình này thường cho thấy rằng giá bị từ chối ở mức cao.

Trong thực tế bạn có thể có nhiều cách kết hợp khác nhau giữa các công cụ hay mô hình nến, nhưng nền tảng thì không thay đổi. Phần 2 xin tạm dừng ở đây, phần cuối cùng sẽ nói về cách thức đặt dừng lỗ để bạn ít bị stop-out, cách chốt lời để có thể tối đa lợi nhuận, anh em đừng bỏ qua nhé!

Safe trade,
Tham khảo TWR

>> Giao dịch theo mùa trên thị trường forex – Đi theo những dòng smart money - Short-term
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm ơn bạn. nhân tiện các bạn cho mình hỏi với: mình thích hành động giá và thích trên H4 và xem xu hướng trên D1. Mà hiện nay có sàn H4 đóng lúc 16h, nhưng có sàn nến H4 đóng lúc 17h. Vậy các bạn cho nỏi nến H4 ở sàn nào chuẩn hơn vậy. Bởi nến H4 là tổng hợp các nến nhỏ hơn, thời gian đóng cửa khác thì hình dạng nến cũng khác. bác @Duong Huy cho ý kiến luôn với. Thanks all
 
Cảm ơn bạn. nhân tiện các bạn cho mình hỏi với: mình thích hành động giá và thích trên H4 và xem xu hướng trên D1. Mà hiện nay có sàn H4 đóng lúc 16h, nhưng có sàn nến H4 đóng lúc 17h. Vậy các bạn cho nỏi nến H4 ở sàn nào chuẩn hơn vậy. Bởi nến H4 là tổng hợp các nến nhỏ hơn, thời gian đóng cửa khác thì hình dạng nến cũng khác. bác @Duong Huy cho ý kiến luôn với. Thanks all
Bác nói cụ thể sàn được không?
 
với Pinbar tăng, đoạn này mình chưa rõ
  • Áp lực bán quá lớn khiến giá đóng ở phía đáy của thanh nến
theo mình hiểu thì do lực Mua quá mạnh, áp đảo lực bán nên nến close ở giá gần giá cao nhất tại đỉnh nến chứ nhỉ ?

chiều ngược lại với Pinbar giảm thì đúng rồi
 
vd mình đang chơi sàn ic thì nến h4 kết thúc lúc 8h_12h_16h..... nhưng sàn teletrane thì nến h4 kết thúc lúc 9h_13h_17h... mình chưa biết h4 sàn nào chuẩn nữa.
Theo mình bác cứ lên forexfactory, ở dưới có phần session, thị trường mở cửa lúc 4am (giờ VN) bác cứ đếm lên, đó là chuẩn nhất
upload_2018-7-11_18-11-15.png
 
với Pinbar tăng, đoạn này mình chưa rõ
  • Áp lực bán quá lớn khiến giá đóng ở phía đáy của thanh nến
theo mình hiểu thì do lực Mua quá mạnh, áp đảo lực bán nên nến close ở giá gần giá cao nhất tại đỉnh nến chứ nhỉ ?

chiều ngược lại với Pinbar giảm thì đúng rồi
Bác hiểu đúng rồi, mình gõ nhầm, đã sửa lại, thanks bác!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 27 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 84 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên