Khám phá sức mạnh của mô hình Con Rồng bí ẩn

Khám phá sức mạnh của mô hình Con Rồng bí ẩn

Khám phá sức mạnh của mô hình Con Rồng bí ẩn

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Ngày hôm qua, tôi đã chia sẻ mô hình Kim cương và được sự đón nhận rất nhiều của anh em trader. Mô hình kim cương thực sự quý và hiếm như cái tên của nó. Hiếm ở đây không phải là hiếm gặp mà là khó nhận biết nếu không có kỹ thuật. Tôi đã cung cấp cho các bạn một số kỹ thuật bao gồm phân tích mô hình và kết hợp volume để có thể nhận biết mô hình tốt hơn. Sau khi đọc bài về mô hình kim cương xong, các bạn đã thấy mình giao dịch ổn hơn với mô hình đó chưa? Các bạn comment cho tôi quan điểm nhé.

Ai chưa đọc bài hôm trước có thể theo link này:

>> Chân dung mô hình giá ít ai khám phá nhưng lại rất hiệu quả

Như đã nói ở bài trước, tôi sẽ chia sẻ chuỗi 4 mô hình ít ai khám phá nhưng lại rất hiệu quả. Mô hình Kim cương đã xong. Bài viết hôm nay sẽ dành thời gian cho một mô hình khác cũng hiệu quả không kém. Đó là mô hình Con Rồng (Dragon Pattern).

Có thể các bạn đã từng nghe đến mô hình này, có thể chưa bao giờ biết đến. Nhưng không sao, hôm nay tôi sẽ trình bày chi tiết về nó và cách giao dịch với nó để chúng ta có thể ứng dụng một cách hiệu quả.

MÔ HÌNH CON RỒNG LÀ GÌ VẬY?

Ý tưởng của mô hình con rồng được phát triển từ các kỹ thuật Price Action kết hợp với các mẫu hình volume thể hiện tâm lý của thị trường sắp đảo chiều giá.

Mô hình này thường bị hiểu lầm sang mô hình hai đỉnh hoặc hai đáy. Tuy nhiên, sau khi bạn nghiên cứu nó tường tận, bạn sẽ thấy có sự khác nhau rõ rệt từ cách hình thành cho đến cách vào lệnh.

Chúng ta cần phải phân biệt 2 mô hình này để giao dịch cho hiệu quả hơn.

Một mô hình Con Rồng điển hình sẽ như thế này:

1.png

Xin nhắc lại một lần nữa, đây không phải là mô hình hai đáy bởi vì cách hình thành, tỷ lệ tương quan giữa các con sóng trong mô hình Con Rồng được quy định rất cụ thể chứ không mơ hồ như mô hình hai đáy:

1. Sóng hồi BC chỉ bằng 0.38 - 0.5 lần sóng AB (nếu vượt quá thì coi như mô hình bị phá)

2. Sóng CD có thể dài bằng 0.618 - 1.27 lần sóng AB. Điều này có nghĩa là điểm D không nhất thiết phải cao hơn điểm B như mô hình 2 đáy

3. Khoảng cách giữa điểm B và điểm D (2 cái chân rồng) không quá 10%.

4. Cuối cùng, lệnh BUY sẽ được khớp khi giá breakout đường trendline tạo bởi A và C.
Nếu các bạn vẫn còn mường tượng nó giống như mô hình hai đáy thì tôi sẽ cho các bạn một ví dụ cụ thể, và nó chẳng giống hai đáy một chút nào cả:

2.gif


Câu hỏi đặt ra: tôi nhìn không thấy giống con rồng 1 chút nào cả, vẽ con rồng vào cho tôi đi!

Nếu bạn đang thắc mắc điều này thì xin nhìn hình bên dưới đây:

3.png

Như vậy, chúng ta có hai mô hình con rồng tăng và con rồng giảm.

Đối với mô hình con rồng tăng, chúng ta có 5 điểm ứng với các bộ phận của con rồng.

+ Điểm A là đầu rồng

+ Điềm B là chân trái

+ Điểm C là lưng rồng

+ Điểm D là chân phải

+ Điểm E chính là điểm vào lệnh để ăn hết đuôi rồng

Các giao dịch như sau:

Chúng ta sẽ chờ cho đến khi lần lượt các điểm A - B - C - D xuất hiện theo tỷ lệ đã được nêu ở phần trước, tức là các bộ phận của con rồng xuất hiện hết. Một khi giá breakout đường AC cho điểm E, chúng ta sẽ vào lệnh và ăn ĐUÔI RỒNG.

Về vấn đề khối lượng, chúng ta để ý rằng, trong mô hình con rồng, volume tại điểm B và D thường thấp, điểm D có khi thấp hơn cả điểm B. Điểm C có khối lượng cao hơn. Quan trọng nhất là điểm breakout E phải có volume cao đủ để hình thành đuôi rồng.

Tôi đã giải thích một cách rõ ràng về mô hình con rồng. Nhưng để kết thúc bài viết này, tôi sẽ minh họa thêm một ví dụ nữa về mô hình con rồng với trường hợp Điểm D (chân phải) sẽ thấp hơn điểm B (chân trái) dành cho các trader vẫn nghĩ mô hình này là mô hình hai đáy.

4.png


Tôi vừa trình bày xong mô hình con rồng một cách chi tiết. Từ nay, hễ khi nào phát hiện ra thế giá như thế này, anh em sẽ dễ dàng nhận ra rằng, đây là một mô hình con rồng đảo chiều tuyệt đẹp và không bỏ lỡ nó như trước nữa. Anh em thấy mô hình con rồng và kim cương cái nào hiệu quả hơn, comment thảo luận nhé. Lucky trading!

Xem thêm:

>> Chân dung mô hình giá ít ai khám phá nhưng lại rất hiệu quả
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
3-png.58751

Con rồng đầu tiên e thấy sau khi đi luôn cả đuôi rồng nó ra bearish butterfly và xác nhận mô hình harmonic với cả 4 cạnh sẽ có giá trị hơn là chỉ 3 cạnh (gồm đầu và 2 chân rồng). Nếu là e thì cú break out này chỉ là break out khỏi 1 cái tam giác thôi. Có vol thì vào, ko thì thôi và e sẽ mở lệnh short ở đỉnh đuôi rồng sẽ an toàn hơn.
Con rồng thứ 2 thì sau khi đi luôn cả đuôi rồng thì ra bullish crab cũng là harmonic với giá trị cao hơn. Cú break down này cũng là break 1 cái trend.
Còn vol thì nó chỉ dùng để xác nhận xem break thật hay giả thôi.
Ý kiến cá nhân của e hehe
 
sao không hiểu đơn giản nó là break trend Down nối giữa A và C đi nhỉ, tự nhiên add nó vào con Rồng làm gì cho trừu tượng ra nhỉ
upload_2018-9-20_0-3-30.png
 
Mô hình này cũng giống mô hình giá tam giác cân (nếu đáy D cao hơn B) và mô hình nêm (nếu đáy D thấp hơn B), mô hình double bottom (nếu D=B) mà bác!? Điểm mua cũng là điểm breakout khỏi trendline trên.:confused:
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,485 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,555 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 366 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 340 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên