Tại sao người ta hay gọi là chơi chứng khoán, chơi Forex? Chúng ta có thực sự đang chơi?

Tại sao người ta hay gọi là chơi chứng khoán, chơi Forex? Chúng ta có thực sự đang chơi?

Tại sao người ta hay gọi là chơi chứng khoán, chơi Forex? Chúng ta có thực sự đang chơi?

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Chơi chứng khoán, chơi Forex, chơi Bitcoin luôn là những cụm từ được nói hàng ngày bởi những người không chuyên. Các bạn có đồng ý với quan điểm này của tôi không?

Các bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp: đôi lúc mở chart xem giá, mở bảng điện, tải báo cáo phân tích của công ty chứng khoán về tham khảo thì sẽ có một ai đó kế bên ta (có thể là đồng nghiệp, một người bạn, hoặc là chưa quen biết) sẽ hỏi ta một câu rằng "Em cũng biết chơi chứng khoán à?", "Anh cũng chơi Forex à?". Không biết các bạn có bị như vậy không nhưng tôi thì bị như vậy suốt. Điều này làm tôi không được thoải mái.

Vấn đề ở đây không phải là người ta hỏi tôi như vậy mà tôi cảm thấy phiền. Vấn đề tôi quan tâm ở đây là tại sao họ lại dùng từ "chơi". Tại sao không phải là:

+ Em cũng đầu tư chứng khoán sao?

+ Anh cũng giao dịch Forex hả?

Nói về vấn đề này thì không thể trách được họ. Đó là lỗi của những người phổ biến lĩnh vực này đến đại chúng: những thầy dạy, những tư vấn viên, những môi giới và những người chia sẻ trên internet.

VẬY TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI DÙNG TƯ CHƠI CHỨNG KHOÁN, CHƠI FOREX, CHƠI BITCOIN?

Bitcoin thì tôi không biết có ai nói nhiều chưa, chứ Forex và Chứng khoán tôi nghe suốt. Tại sao lại như vậy?

Đối với dân trong nghề như tôi, các bạn và những người làm trong các công ty về chứng khoán, họ sẽ không bao giờ dùng từ "chơi". Lý do đơn giản, đây là một cái nghề đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, trí tuệ, thời gian, tiền bạc thậm chí là cả tương lai để có được đồng tiền. Nghề đầu tư, trading cũng như bao nghề khác, nó cũng đáng được trân trọng. Do đó, người trong nghề không bao giờ dùng từ "chơi".

Ngay cả trong tiếng Anh, người ta không bao giờ gọi là Play Stock, Play Forex, mà họ luôn luôn dùng một cụm từ đi kèm Stock investing, trading Forex,...

tai-sao-nguoi-ta-hay-goi-la-choi-chung-khoan-choi-forex-chung-ta-co-thuc-su-dang-choi-3.jpg

Tôi không nghĩ tác giả cuốn sách này chơi chứng khoán

Tất cả đều thể hiện một tư duy và quan điểm rất sai lệch về thị trường tài chính của chúng ta. Đó không phải là lỗi của những người ngoại đạo, nó là lỗi của những người truyền tải kiến thức đã thông tin chưa chuẩn mực đến họ. Những thầy rởm, những tư vấn còn non kinh nghiệm, những người chia sẻ trên internet nhưng cũng chỉ là tân binh, họ là những người tác động đến công chúng nhiều nhất và những trader mới vào nghề, nhà đầu tư có nhu cầu muốn tìm hiểu thị trường đều nhờ đến họ. Nhưng không may, họ là những người chưa có tư duy đúng đắn về thị trường tài chính. Bản thân họ cũng chưa thực sự hiểu về thị trường này, họ chẳng có phương pháp gì để kiếm tiền từ thị trường, có khi họ cũng nghĩ thị trường này là cờ bạc, và thế là diễn đạt theo ý cờ bạc.

tai-sao-nguoi-ta-hay-goi-la-choi-chung-khoan-choi-forex-chung-ta-co-thuc-su-dang-choi-2.jpg

Chơi thôi mà, sao cần phải dùng tới lý luận ghê vậy?

Kết quả đến như một quy luật tất yếu, trong suy nghĩ của những người không chuyên, thị trường chứng khoán, Forex chính là một sòng bạc không hơn không kém. Do đó, dùng từ chơi là hợp lý rồi còn gì.

VẪN CÒN CHƠI LÀ VẪN CÒN THẤT BẠI

Những ai vẫn còn dùng từ "chơi", tức là họ chỉ đang chơi, họ chưa thực sự làm việc, và dĩ nhiên thành quả sẽ không bao giờ đến với họ.

Tôi chưa thấy ai chơi chứng mà kiếm được tiền, đầu tư chứng khoán mà giàu thì nhiều lắm. Chơi Forex mất tiền nhiều lắm vì đó là cuộc chơi tốn kém, nhưng giao dịch Forex mà bằng phương pháp hẳn hoi thì có thể kiếm sống được.

Từ "chơi" thể hiện lối tư duy muốn ngồi mát ăn bát vàng của bạn. Trong khi kỳ vọng đó không có thực, nó chỉ được vẽ lên bởi những người đang dòm ngó đến túi tiền của bạn.
tai-sao-nguoi-ta-hay-goi-la-choi-chung-khoan-choi-forex-chung-ta-co-thuc-su-dang-choi-4.jpg
Không có chuyện "chơi là làm, làm như chơi", chơi là có ăn có thua, ăn thì tốt, thua thì thôi. Nhưng làm là phải có thù lao, phải có lương để sống qua ngày.

Thị trường không phải là một sòng bài. Đó là nơi làm việc của những người trí tuệ, bạn phải nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi không ngừng. Bạn phải có phương pháp và hệ thống giao dịch đúng đắn mới mong kiếm được tiền từ thị trường. Đồng ý là thị trường đôi lúc cũng có yếu tố ngẫu nhiên nhưng vẫn có thể kiểm soát được bằng hai chữ "kiến thức" và "kinh nghiệm". Do đó, nếu bạn vào thị trường này để "chơi" thì nó chẳng có tính giải trí tí nào.

Giao dịch và đầu tư trên thị trường tài chính bạn cần phải bỏ ra một số tiền rất lớn có khi vài trăm triệu đến vài tỉ. Bạn có thể mất toàn bộ số tiền đó bất cứ khi nào mất tập trung, thiếu hiểu biết và mù quáng tham lam. Bạn dùng số tiền đó chỉ để "chơi". Chơi vậy hơi tốn kém mà lại còn tốn sức, chơi đánh bài sướng hơn, đỡ phải căng thẳng.

VẬY TƯ DUY NÀO MỚI ĐÚNG ĐẮN

123.jpg

Việc dùng từ ngữ nào không quan trọng, nhưng qua từ ngữ bạn dùng thể hiện lối tư duy của bạn qua một vấn đề nào đó.

Theo tôi, muốn kiếm tiền trên thị trường này, đầu tiên chúng ta nên buông bỏ tư duy "chơi". Bạn phải chấp nhận vào đây mệt nhọc lắm, không thoải mái như đang chơi đâu. Công việc của bạn phải là kiên nhẫn, tập trung, kỷ luật, chịu khó học hỏi, tìm tòi không ngừng, nhạy bén, dứt khoát,... chơi không cần nhiều đến vậy.

Tư duy đúng thứ hai, trader và investor là một nghề nghiệp chân chính, chúng ta cần phải công nhận nó, và phổ biến cho những người không chuyên biết.

Trên đây là một vài quan điểm của tôi về cái nghề này. Anh em có đồng ý kiến không, mời chia sẻ góc nhìn để hiểu nhau hơn. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Trader full time hay part time, đâu mới là cái đích cuối cùng của chúng ta?
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
hồi mới biết thì đúng là chơi thiệt may mà chơi demo, tới h vẫn demo nhưng mà giống như đang thực tập hơn hy vọng đợt thực tập này sớm xong nhưng thấy vẫn còn xa lắc
 
Uhm. Một cái gì đó mà người ngoài nhìn vào thấy mình bấm bấm, nhìn nhìn. Lúc buồn, lúc vui. —-> mày chơi gì đấy? (Hỏi thì phải trả lời- tao chơi forex. Chứ trả lời. Tao trade fx) đố cha nó hiểu.) —- > haizz cái chính là cũng còn khá mới mẻ với dân ta. Mong là 5-10 năm sau mọi người sẽ hiểu đó là nghề chứ không chơi.
 
Bác Blade nói chuẩn, em để ý đến bác rồi đấy, hehe.
(P/S: Lâu lâu forum mới có được mới có một bài viết từ trí tuệ của riêng bản thân, từ phân tích, từ góc nhìn, từ quan điểm,...rất riêng)
 
Chẳng biết hỏi ai xoay sở bao lâu nay với sóng eliot, thật sự tài liệu tiếng việt đọc nhiều nhưng trình ta kém ko đọc dc tài liệu tiếng anh, bản thân thấy một số người rất giỏi đếm tận sóng 5p, 30p, 1h với cách đếm thật là khó mak chuẩn mực như sách dc... dưới góc nhìn của dân chuyên bác có thể làm nhiều bài về sóng hoặc chia sẻ tài liệu về sóng eliot, rất mong nhận được câu trả lời từ bác
 
Mình rất đồng ý quan điểm của tác giả. Bấy lâu nay cũng băn khoăn về cách dùng từ này. Qua cách dùng từ ta có thể biết được thái độ của người đang nói chuyện về nghề trade fx này.
 
Thanks bác, bài viết lần này hoàn toàn hợp tình hợp lý. Rất đúng ý mình. Hy vọng diễn đàn sẽ gây dựng được 1 cộng đồng traders lớn mạnh, góp phần thay đổi quan điểm của XH. Để cho XH đừng có nhìn traders với cái nhìn thiếu thiện cảm, rằng chúng ta đang “chơi”, đang “móc túi lẫn nhau”.

Nếu chúng ta muốn XH thay đổi, thì đầu tiên chính chúng ta cũng phải thay đổi. Không nên dùng từ “chơi” nữa, nhất là trên diễn đàn này, dùng quen nó ăn thành lối mòn không hay. Khi mình mới lần đầu tiên vào diễn đàn, mình đã thấy buồn cười khi thấy nhiều bạn dùng từ này hàng ngày. Trong khi, diễn đàn có tên là “ TraderViet”. Chẳng nhẽ cộng đồng trader Việt lại toàn là dân chơi ah?

Thêm nữa, khi những người không chuyên hỏi chúng ta về “chơi ck”, “chơi fx” như thế nào, chúng ta nên phản biện lại, và giải thích cho họ hiểu rõ rằng đây không phải là “chơi” mà thực sự là một công việc nghiêm túc, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. XH cần phải nhận thức rằng thị trường tài chính (trong nước và quốc tế) là hệ thống mạch máu tuần hoàn nuôi cơ thể là nền kinh tế và những người giao dịch trên thị trường đó có vai trò đảm bảo tính thanh khoản của thị trường cũng giống như mạch máu trong cơ thể luôn được vận hành lưu thông, không bị tắc nghẽn.

Cứ mỗi người chúng ta giải thích cho 10 -20 người hiểu, cộng đồng ngày càng lớn mạnh thêm là lại có hàng trăm ngàn người, hàng triệu người biết thì chuyện thay đổi quan niệm XH là trong tầm tay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bài viết mang tính chỉ trích làm bề nổi nhưng tôi nghĩ tác giả muốn hướng đến sự nhắc nhở cho những anh em đã và đang làm nghề.chúng ta đang sống trong xã hội có mật độ dân số rất cao, việc tương tác với đồng loại hàng ngày là rất lớn, vậy chuyện khó tránh khỏi là hài lòng người này nhưng mất lòng người kia.
điểm quan trọng không phải là người ta nghĩ j mà là mình đang nghĩ gì.
tư duy tốt thì mới có suy nghĩ tốt, kéo theo là hành động cũng từ từ được cải thiện. còn ai nghĩ thế nào về mình thì kệ cha người ta, phải rõ ràng một điều rằng họ chả giúp ích gì dc mình ngoài việc nói. góp ý dù dù khó nghe hay dễ nghe đều tốt, nhưng nói thong long thì tốt nhất mình nên giữ mức xã giao và ko cần bận lòng.
tốt nhất là chính bản thân mình phải thật sự nghiêm túc, đó mới là ý chính.
như bản thân tôi, ai hỏi chơi thì tôi đáp chơi, ai ko hiểu tôi cũng nói là chơi, người nào trong nghề hoặc có cái nhìn nghiêm túc thì tôi sẽ đổi giọng. nhưng khi giao dịch thì tôi thật sự nghiêm túc chứ ko chơi chơi lơi lơi, đó là lúc làm việc, lúc quyết định tiền sẽ về tay ai, còn nói chuyện thì chả mất gì cả.
 
bài viết mang tính chỉ trích làm bề nổi nhưng tôi nghĩ tác giả muốn hướng đến sự nhắc nhở cho những anh em đã và đang làm nghề.chúng ta đang sống trong xã hội có mật độ dân số rất cao, việc tương tác với đồng loại hàng ngày là rất lớn, vậy chuyện khó tránh khỏi là hài lòng người này nhưng mất lòng người kia.
điểm quan trọng không phải là người ta nghĩ j mà là mình đang nghĩ gì.
tư duy tốt thì mới có suy nghĩ tốt, kéo theo là hành động cũng từ từ được cải thiện. còn ai nghĩ thế nào về mình thì kệ cha người ta, phải rõ ràng một điều rằng họ chả giúp ích gì dc mình ngoài việc nói. góp ý dù dù khó nghe hay dễ nghe đều tốt, nhưng nói thong long thì tốt nhất mình nên giữ mức xã giao và ko cần bận lòng.
tốt nhất là chính bản thân mình phải thật sự nghiêm túc, đó mới là ý chính.
như bản thân tôi, ai hỏi chơi thì tôi đáp chơi, ai ko hiểu tôi cũng nói là chơi, người nào trong nghề hoặc có cái nhìn nghiêm túc thì tôi sẽ đổi giọng. nhưng khi giao dịch thì tôi thật sự nghiêm túc chứ ko chơi chơi lơi lơi, đó là lúc làm việc, lúc quyết định tiền sẽ về tay ai, còn nói chuyện thì chả mất gì cả.
Nhu cầu con người có nhiều cấp độ bác ơi, có giai đoạn bác kệ mẹ người ta nói gì nhưng có thể sau này bác lại có nhu cầu cao hơn thế. Tháp nhu cầu Maslov ai cũng biết đúng k ạ.
 
cảm ơn bài viết của bác Blade vì mình có thể ném đường link vào mặt những kẻ gọi trading hay investing là cờ bạc và đánh bài.
 
Chơi chứng khoán, chơi Forex, chơi Bitcoin luôn là những cụm từ được nói hàng ngày bởi những người không chuyên. Các bạn có đồng ý với quan điểm này của tôi không?

Các bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp: đôi lúc mở chart xem giá, mở bảng điện, tải báo cáo phân tích của công ty chứng khoán về tham khảo thì sẽ có một ai đó kế bên ta (có thể là đồng nghiệp, một người bạn, hoặc là chưa quen biết) sẽ hỏi ta một câu rằng "Em cũng biết chơi chứng khoán à?", "Anh cũng chơi Forex à?". Không biết các bạn có bị như vậy không nhưng tôi thì bị như vậy suốt. Điều này làm tôi không được thoải mái.

Vấn đề ở đây không phải là người ta hỏi tôi như vậy mà tôi cảm thấy phiền. Vấn đề tôi quan tâm ở đây là tại sao họ lại dùng từ "chơi". Tại sao không phải là:

+ Em cũng đầu tư chứng khoán sao?

+ Anh cũng giao dịch Forex hả?

Nói về vấn đề này thì không thể trách được họ. Đó là lỗi của những người phổ biến lĩnh vực này đến đại chúng: những thầy dạy, những tư vấn viên, những môi giới và những người chia sẻ trên internet.

VẬY TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI DÙNG TƯ CHƠI CHỨNG KHOÁN, CHƠI FOREX, CHƠI BITCOIN?

Bitcoin thì tôi không biết có ai nói nhiều chưa, chứ Forex và Chứng khoán tôi nghe suốt. Tại sao lại như vậy?

Đối với dân trong nghề như tôi, các bạn và những người làm trong các công ty về chứng khoán, họ sẽ không bao giờ dùng từ "chơi". Lý do đơn giản, đây là một cái nghề đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, trí tuệ, thời gian, tiền bạc thậm chí là cả tương lai để có được đồng tiền. Nghề đầu tư, trading cũng như bao nghề khác, nó cũng đáng được trân trọng. Do đó, người trong nghề không bao giờ dùng từ "chơi".

Ngay cả trong tiếng Anh, người ta không bao giờ gọi là Play Stock, Play Forex, mà họ luôn luôn dùng một cụm từ đi kèm Stock investing, trading Forex,...

View attachment 61437
Tôi không nghĩ tác giả cuốn sách này chơi chứng khoán

Tất cả đều thể hiện một tư duy và quan điểm rất sai lệch về thị trường tài chính của chúng ta. Đó không phải là lỗi của những người ngoại đạo, nó là lỗi của những người truyền tải kiến thức đã thông tin chưa chuẩn mực đến họ. Những thầy rởm, những tư vấn còn non kinh nghiệm, những người chia sẻ trên internet nhưng cũng chỉ là tân binh, họ là những người tác động đến công chúng nhiều nhất và những trader mới vào nghề, nhà đầu tư có nhu cầu muốn tìm hiểu thị trường đều nhờ đến họ. Nhưng không may, họ là những người chưa có tư duy đúng đắn về thị trường tài chính. Bản thân họ cũng chưa thực sự hiểu về thị trường này, họ chẳng có phương pháp gì để kiếm tiền từ thị trường, có khi họ cũng nghĩ thị trường này là cờ bạc, và thế là diễn đạt theo ý cờ bạc.

View attachment 61436
Chơi thôi mà, sao cần phải dùng tới lý luận ghê vậy?

Kết quả đến như một quy luật tất yếu, trong suy nghĩ của những người không chuyên, thị trường chứng khoán, Forex chính là một sòng bạc không hơn không kém. Do đó, dùng từ chơi là hợp lý rồi còn gì.

VẪN CÒN CHƠI LÀ VẪN CÒN THẤT BẠI

Những ai vẫn còn dùng từ "chơi", tức là họ chỉ đang chơi, họ chưa thực sự làm việc, và dĩ nhiên thành quả sẽ không bao giờ đến với họ.

Tôi chưa thấy ai chơi chứng mà kiếm được tiền, đầu tư chứng khoán mà giàu thì nhiều lắm. Chơi Forex mất tiền nhiều lắm vì đó là cuộc chơi tốn kém, nhưng giao dịch Forex mà bằng phương pháp hẳn hoi thì có thể kiếm sống được.

Từ "chơi" thể hiện lối tư duy muốn ngồi mát ăn bát vàng của bạn. Trong khi kỳ vọng đó không có thực, nó chỉ được vẽ lên bởi những người đang dòm ngó đến túi tiền của bạn.
Không có chuyện "chơi là làm, làm như chơi", chơi là có ăn có thua, ăn thì tốt, thua thì thôi. Nhưng làm là phải có thù lao, phải có lương để sống qua ngày.

Thị trường không phải là một sòng bài. Đó là nơi làm việc của những người trí tuệ, bạn phải nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi không ngừng. Bạn phải có phương pháp và hệ thống giao dịch đúng đắn mới mong kiếm được tiền từ thị trường. Đồng ý là thị trường đôi lúc cũng có yếu tố ngẫu nhiên nhưng vẫn có thể kiểm soát được bằng hai chữ "kiến thức" và "kinh nghiệm". Do đó, nếu bạn vào thị trường này để "chơi" thì nó chẳng có tính giải trí tí nào.

Giao dịch và đầu tư trên thị trường tài chính bạn cần phải bỏ ra một số tiền rất lớn có khi vài trăm triệu đến vài tỉ. Bạn có thể mất toàn bộ số tiền đó bất cứ khi nào mất tập trung, thiếu hiểu biết và mù quáng tham lam. Bạn dùng số tiền đó chỉ để "chơi". Chơi vậy hơi tốn kém mà lại còn tốn sức, chơi đánh bài sướng hơn, đỡ phải căng thẳng.

VẬY TƯ DUY NÀO MỚI ĐÚNG ĐẮN

Việc dùng từ ngữ nào không quan trọng, nhưng qua từ ngữ bạn dùng thể hiện lối tư duy của bạn qua một vấn đề nào đó.

Theo tôi, muốn kiếm tiền trên thị trường này, đầu tiên chúng ta nên buông bỏ tư duy "chơi". Bạn phải chấp nhận vào đây mệt nhọc lắm, không thoải mái như đang chơi đâu. Công việc của bạn phải là kiên nhẫn, tập trung, kỷ luật, chịu khó học hỏi, tìm tòi không ngừng, nhạy bén, dứt khoát,... chơi không cần nhiều đến vậy.

Tư duy đúng thứ hai, trader và investor là một nghề nghiệp chân chính, chúng ta cần phải công nhận nó, và phổ biến cho những người không chuyên biết.

Trên đây là một vài quan điểm của tôi về cái nghề này. Anh em có đồng ý kiến không, mời chia sẻ góc nhìn để hiểu nhau hơn. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Trader full time hay part time, đâu mới là cái đích cuối cùng của chúng ta?
Tiếng Việt của mình nó phong phú như vậy, một từ có nhiều nghĩa...
Như bạn nói, đây là quan điểm của riêng bạn. Lúc tôi được gió thì muốn bỏ nghề chính để chuyên vào fx, sau này tan hoang thì có quan điểm khác :)
Nhân đây tôi muốn bàn về từ chứng khoán (ck), tôi không biết vn mình lấy từ này từ đâu, nhưng khi tôi học tiếng Quảng đông, thấy người bên ấy gọi ck là cú piều - tạm dịch là đoán phiếu, ý là nói ck là món mà mình đoán giá cổ phiếu lên hoặc xuống. Tôi thấy các bạn ấy chọn tên cho ck sao mà hợp lý thế :)
 
Tiếng Việt của mình nó phong phú như vậy, một từ có nhiều nghĩa...
Như bạn nói, đây là quan điểm của riêng bạn. Lúc tôi được gió thì muốn bỏ nghề chính để chuyên vào fx, sau này tan hoang thì có quan điểm khác :)
Nhân đây tôi muốn bàn về từ chứng khoán (ck), tôi không biết vn mình lấy từ này từ đâu, nhưng khi tôi học tiếng Quảng đông, thấy người bên ấy gọi ck là cú piều - tạm dịch là đoán phiếu, ý là nói ck là món mà mình đoán giá cổ phiếu lên hoặc xuống. Tôi thấy các bạn ấy chọn tên cho ck sao mà hợp lý thế :)

Bạn nên tìm hiểu xem thị trường chứng khoán được khai sinh từ bao nhiêu năm rồi, xuất phát đầu tiên từ những quốc gia như thế nào, ý nghĩa sự tồn tại của nó đối với nền kinh tế là gì, thay vì trích dẫn một từ tương đương từ tiếng Tàu mà không hiểu nguồn gốc của nó.

Bạn hãy tự đặt câu hỏi:

Tại sao các doanh nghiệp nhà nước lại cần phải cổ phần hóa, và tại sao nhiều ông lớn nhà nước lại sợ phải niêm yết lên sàn thế?

Rồi bạn tìm hiểu xem cán bộ nhân viên các công ty đó có nắm giữ sổ cổ đông của công ty họ có đến hết đời không? Hay là khi cần tiền họ cũng phải mang ra bán? Rồi lúc muốn bán thì họ bán cho ai, nếu thị trường không có thanh khoản? Hoặc lúc cần mua thêm để nắm quyền trong công ty thì họ mua của ai?

Rồi các công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì họ huy động vốn bằng cách nào?

Vài lời chia sẻ.
 
Bạn nên tìm hiểu xem thị trường chứng khoán được khai sinh từ bao nhiêu năm rồi, xuất phát đầu tiên từ những quốc gia như thế nào, ý nghĩa sự tồn tại của nó đối với nền kinh tế là gì, thay vì trích dẫn một từ tương đương từ tiếng Tàu mà không hiểu nguồn gốc của nó.

Bạn hãy tự đặt câu hỏi:

Tại sao các doanh nghiệp nhà nước lại cần phải cổ phần hóa, và tại sao nhiều ông lớn nhà nước lại sợ phải niêm yết lên sàn thế?

Rồi bạn tìm hiểu xem cán bộ nhân viên các công ty đó có nắm giữ sổ cổ đông của công ty họ có đến hết đời không? Hay là khi cần tiền họ cũng phải mang ra bán? Rồi lúc muốn bán thì họ bán cho ai, nếu thị trường không có thanh khoản? Hoặc lúc cần mua thêm để nắm quyền trong công ty thì họ mua của ai?

Rồi các công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì họ huy động vốn bằng cách nào?

Vài lời chia sẻ.
cảm ơn bạn đã đặt những gợi ý để tìm hiểu thêm, chúng rất sâu sắc. Tuy vậy, tôi chỉ có ý chém gió, kiểu trà dư tửu hậu thôi không muốn tìm hiểu sâu thêm.
 
Chẳng biết hỏi ai xoay sở bao lâu nay với sóng eliot, thật sự tài liệu tiếng việt đọc nhiều nhưng trình ta kém ko đọc dc tài liệu tiếng anh, bản thân thấy một số người rất giỏi đếm tận sóng 5p, 30p, 1h với cách đếm thật là khó mak chuẩn mực như sách dc... dưới góc nhìn của dân chuyên bác có thể làm nhiều bài về sóng hoặc chia sẻ tài liệu về sóng eliot, rất mong nhận được câu trả lời từ bác
Mình chuyên sóng eliot này - gan 2 năm nay roi - thực ra sóng eliot quan trong nhat la chung ta lấy điểm bắt đầu và kết thúc ở đâu - thật ra mình cũng newbie à, .... :D
 
Tại sao đa số các bác lại có ác cảm với từ " chơi " nhỉ ? Có thể các bác chưa bao giờ nghiêm túc chơi một môn gì đó.
Ví dụ đơn giản như bộ môn Esport - Liên minh huyền thoại chẳng hạn, nhìn vào thì đó chính là chơi game điện tử, nhưng đi sâu vào hơn mới thấy được đ hơn là lên rank cần rất nhiều rể thành thạo một nhân vật hay chiến thắng một trận đấu, hoặc khóèn luyện và chất xám. Nhưng những người chơi ( có thể nói là môn thể thao ) trò chơi này chả bao giờ có thành kiến với từ " chơi " cả.
Vì họ có định nghĩa đúng đắn với cái từ đó. Khi mình làm mình cảm thấy thích thú và tận hưởng nó thì tại sao mình lại gọi nó là làm việc ?
Bản thân mình cũng đã giành thời gian cho forex, mình trade fulltime ít thôi gần 2 năm, và đến bây giờ mình nghĩ là mình đang chơi forex :)
 
Nhu cầu con người có nhiều cấp độ bác ơi, có giai đoạn bác kệ mẹ người ta nói gì nhưng có thể sau này bác lại có nhu cầu cao hơn thế. Tháp nhu cầu Maslov ai cũng biết đúng k ạ.
tháp nhu cầu gì gì kia thì tôi cũng chưa biết đến, nhưng cái gì tôi xác định là đá kê chân thì tôi mang về tôi kê chân, còn ngáng đường thì nếu to thì tôi đi vòng còn nhỏ thì tôi chỉ việc dọn nó đi thôi. có thể hôm nay tôi thấy viên đá còn ích lợi tôi mang kê chân, ngày mai hết lợi thì tôi bỏ nó đi và mang viên khác về thôi. sông có khúc, người có lúc mà lại. thay đổi sao cho phù hợp từng thời điểm.
 
tháp nhu cầu gì gì kia thì tôi cũng chưa biết đến, nhưng cái gì tôi xác định là đá kê chân thì tôi mang về tôi kê chân, còn ngáng đường thì nếu to thì tôi đi vòng còn nhỏ thì tôi chỉ việc dọn nó đi thôi. có thể hôm nay tôi thấy viên đá còn ích lợi tôi mang kê chân, ngày mai hết lợi thì tôi bỏ nó đi và mang viên khác về thôi. sông có khúc, người có lúc mà lại. thay đổi sao cho phù hợp từng thời điểm.

Haha, mỗi người một quan điểm nhỉ? Có người thì nghĩ rộng ra cả XH, có người thì nghĩ thôi kệ, lo thân mình đã, quan trọng là mình sống yên ổn, sống sao cho vừa giầy.

E tưởng tam giác nhu cầu Maslov ai cũng biết nhỉ, nhất là các bác trade forex thường có trình độ cao.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 600 Xem / 31 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 187 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 127 Xem / 5 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên