Bong bóng tài chính: Một chút chém gió nhân dịp thị trường chứng khoán Mỹ và crypto giảm mạnh

Bong bóng tài chính: Một chút chém gió nhân dịp thị trường chứng khoán Mỹ và crypto giảm mạnh

Bong bóng tài chính: Một chút chém gió nhân dịp thị trường chứng khoán Mỹ và crypto giảm mạnh

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Bong bóng tài chính có lẽ là chủ đề thích hợp để chúng ta chém gió tối nay, nhân dịp thị trường chứng khoán Mỹ và cryptocurrency sụp mạnh. Chắc anh em nào cũng đã nghe qua bong bóng tài chính vài lần, nhưng thực sự nó là gì, nguồn gốc từ đâu thì chưa chắc đã rõ. Bài viết này sẽ giải đáp mọi thứ về bong bóng tài chính giúp anh em.

Bong bóng tài chính là gì?


Bong bóng là 1 đợt tăng giá mạnh và nhanh chóng của giá một loại tài sản. Bong bóng xảy ra khi giá của tài sản tăng không phải vì giá trị thực sự của tài sản đó mà là vì tâm lý và hành vi quá khích của các nhà đầu tư. Khi không còn nhà đầu tư nào sẵn sàng trả tiền cho mức giá đã quá cao của tài sản, người ta sẽ hoảng loạn, bán tháo và bong bóng sẽ vỡ.

bong-bong-tai-chinh-traderviet1.jpg

Giáó sư Peter Kugis của Đại học Stanford định nghĩa bong bóng tài chính theo 1 cách đơn giản hơn:

“Bong bóng là khi 1 nhà đầu tư mua 1 tài sản, không phải vì giá trị nội tại của nó, mà bởi vì họ có kế hoạch bán lại tài sản đó cho nhà đầu tư khác với 1 cái giá cao hơn.”

Các bong bóng tài chính đều phụ thuộc vào lý thuyết kẻ ngốc hơn (the greater fool theory). Những người tham gia vào bong bóng sớm từ đầu không nhất thiết phải tin rằng thứ mà họ mua thực sự có hữu ích, điều họ thực sự nghĩ là họ có thể bán lại cho 1 người nào khác sau này với 1 cái giá cao hơn. Tại một thời điểm sẽ có 1 kẻ ngốc hơn, và tại 1 thời điểm khác, sẽ có kẻ ngốc cuối cùng (đu đỉnh 20k Bitcoin).

Nghe hơi giống kế hoạch Ponzi phải không anh em? Có vài điểm tương đồng, nhưng kế hoạch Ponzi là 1 sự lừa đảo có chủ đích. Tiền của người đến sau được đem đi “trả lãi” cho người đến trước. Ở đây chúng ta bàn về câu chuyện đầu tư đơn thuần, không phải lừa đảo.

Bong bóng tài chính: Các ví dụ kinh điển


Bong bóng tài chính không phải là thứ gì đó quá mới. Bong bóng đầu tiên đã xuất hiện cách đây 400 năm.

Bong bóng nhà đất


bong-bong-tai-chinh-traderviet6.jpg

Bong bóng gần nhất là cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008. Lúc đó các ngân hàng phân phát tài sản thế chấp (mortgages) như kẹo mùa xuân. Người dân vay tiền mua nhà và thế chấp chính căn nhà của mình do Chính phủ tạo rất nhiều điều kiện cho người dân mua được nhà. Các công ty nắm giữ tài sản thế chấp lại bán chúng đi để tránh rủi ro. Khi những người không có khả năng chi trả cho các khoản thế chấp đó bắt đầu mất khả năng thanh toán, các doanh nghiệp lún quá sâu vào thị trường tài sản thế chấp như Lehman Brothers bắt đầu phá sản. Sự sụp đổ của Lehman là con domino đầu tiên dẫn tới 1 phản ứng dây chuyền đến sự phá vỡ của bong bóng nhà đất.

Câu chuyện này cực kỳ phức tạp, để dễ hiểu anh em có thể xem phim “The Big Short”.

Bong bóng Dot-Com


Trong những năm 1990 có 1 làn sóng đầu tư vào các doanh nghiệp Internet khi công nghệ này bắt đầu phát triển rầm rộ. Các nhà đầu tư tham lam bắt đầu ném tiền vào các startup công nghệ vì họ tin rằng đây là công nghệ của tương lai. Nghe hơi bị giống Blockchain.
Tại đỉnh điểm của thị trường, vài công ty công nghệ lớn đã đặt lượng lớn các lệnh Sell cổ phiếu của họ và khiến nhà đầu tư hoảng sợ và bán tháo. Rất nhiều startup bị quét đi trong cơn lũ đỏ. Tất cả cũng chỉ vì lòng tham.

bong-bong-tai-chinh-traderviet5.gif

Bong bóng chứng khoán năm 1929


Đây là 1 bong bóng cỡ bự, nó được tiếp tay bởi cuộc Đại suy thoái (Great Depression). Thị trường tăng, và người ta vẫn kỳ vọng nó nền kinh tế tăng tiếp mặc dù đã có dấu hiệu phải điều chỉnh. FED cảnh báo hiện tượng đầu cơ quá mức khiến nhà đầu tư bắt đầu bán tháo. Lời cảnh báo của FED khởi đầu 1 đợt crash nhỏ, sau đó một vài định chế tài chính nhảy vào đạp xuống, nhà đầu tư hoảng loạn tháo chạy.

bong-bong-tai-chinh-traderviet4.jpg

Trong vòng 4 ngày kể từ 24/10/1929, chỉ số Dow Jones mất 30 tỷ đô giá trị vốn hoá, ngày nay có giá trị tới 396 tỷ đô. Nguyên nhân của vụ này, cũng là lòng tham.

Bong bóng hoa tulip


Đây là bong bóng tài chính đầu tiên của thế giới. Mãi từ năm 1637, đột nhiên hoa tulip trở thành xu hướng. Sự đầu cơ quá mức lên giá hoa tulip đã đẩy giá của 1 bông lên gấp 10 lần thu nhập hàng năm của 1 nông dân bình thường. Đến 1 lúc nào đó, người ta không thể trả giá cao hơn nữa, giá tulip giảm mạnh chỉ trong 1 tuần, để lại rất nhiều người dân ôm tulip bị phá sản. Nguyên nhân của vụ này một lần nữa, lại là lòng tham.

bong-bong-tai-chinh-traderviet3.jpg

Bong bóng Bitcoin


Phải công nhận Bitcoin là loại tài sản có giá trị tăng nhanh nhất kể từ khi con người được sinh ra. Kể từ đỉnh 20K USD tới mức giá hôm nay (6300), Bitcoin đã mất hơn 70% giá trị, và hoàn toàn có thể được coi là 1 bong bóng. Bong bóng Bitcoin diễn ra trong năm 2017 và vỡ vào đầu 2018. Nguyên nhân của nó cũng chính là lòng tham.

bong-bong-tai-chinh-traderviet2.jpeg

Trên đây là sơ lược về bong bóng tài chính và một vài quả bong bóng nổi tiếng trong lịch sử, mình may mắn được trải qua thời bong bóng Bitcoin để có cái sau này kể cho con cháu. Còn anh em đã trải qua thời nào, cuộc Đại suy thoái hay bong bóng nhà đất? Mời comment chia sẻ bên dưới nhé.

Sách Thương Vụ Để Đời rất hay về đề tài nhận diện bong bóng tài chính và làm cách nào để kiếm được lợi nhuận từ bong bóng tài chính

https://store.traderviet.org/produc...ng-2017-2019-se-giup-ban-lam-giau-nhu-the-nao

Xem thêm:

>> Phân tích cơ bản crypto tháng 10/2018: Chú ý gì trong tháng 10 và quý cuối năm?
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Nếu bỗng bóng Bitcoin mà vỡ chắc độ nổi tiếng cũng ko kém vụ khủng hoảng tài chính 1929-1930 tại Mỹ. Có khi lại vào lịch sử tài chính thế giới cũng nên.
 
Nếu bỗng bóng Bitcoin mà vỡ chắc độ nổi tiếng cũng ko kém vụ khủng hoảng tài chính 1929-1930 tại Mỹ. Có khi lại vào lịch sử tài chính thế giới cũng nên.
Tôi thấy không nổi vì nó vỡ cũng chả ảnh hưởng tới các tổ chức tài chính hay hệ thống ngân hàng lớn, chỉ nổi với mấy anh em ta thôi vì muốn có cảm giác mạnh đu đỉnh để hóng gió ở nơi cao nhất :D.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 53 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 180 Xem / 11 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 467 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,553 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 446 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên