Chút tản mạn về quyển sách Chiến Tranh Tiền Tệ...

Chút tản mạn về quyển sách Chiến Tranh Tiền Tệ...

Chút tản mạn về quyển sách Chiến Tranh Tiền Tệ...

Thống

Active Member
1,920
8,374
Mình là một con nghiện sách. Nhất là mấy quyển nào có phong cách viết deep deep. Và lĩnh vực tài chính tất nhiên là không thể trong kệ sách của mình rồi. Sách tài chính nói chung và trading nói riêng, không chỉ là mấy quyển hướng dẫn chart nến khô khan đâu, mà còn rất rất nhiều những tác phẩm thú vị, mang 1 màu sắc bí ẩn.

The Big Short cũng là một quyển hay ho, có phim luôn. Nói về cú khủng hoảng tài chính lịch sử vào năm 2008. Nhưng đáng tiếc bài viết này không nói về tác phẩm này của Michael Lewis, nên mình sẽ không bàn sâu. Mà tác phẩm mình muốn đề cập đến chính là quyển Chiến Tranh Tiền Tệ. - Cuốn sách đã khiến mình có nhiều suy nghĩ...

Từ những ám ảnh về quyền lực tài chính...


"Tôi chả cần quan tâm đến con rối Anh nào đang đứng đầu đế quốc mặt trời không bao giờ lặn này. Ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ của đế quốc Anh thì người đó khống chế được đế quốc Anh, mà người này chẳng ai khác ngoài tôi!" - Nathan Rothschild

Chút tản mạn về quyển sách Chiến Tranh Tiền Tệ.jpg

Mặc dù mình đọc quyển Chiến Tranh Tiền Tệ từ khá lâu rồi. Nhưng chưa bao giờ cảm giác rùng mình khi lướt qua những con chữ nói về gia tộc quyền lực bậc nhất ngành tài chính này chưa bao giờ mất đi.

Nathan Rothschild - kẻ đã bóp thắt mạch máu kinh tế của Anh Quốc bằng những thủ đoạn tuy "tàn độc" nhưng lại vô cùng hiệu quả và thực dụng. Nathan, chỉ trong 1 ngày, đã có được khối tài sản gấp 20 lần so với 2 ông chiến binh Napoleon và Wellington choảng nhau ngoài mặt trận suốt nhiều năm để thâu tóm của cải.

Và cái ngày đó đã diễn ra như thế nào?

Quay ngược về trận Waterloo diễn ra giữa 2 cường quốc mạnh nhất Âu châu thời bấy giờ là Pháp và Anh. Chiến thắng của Napoleon hoặc Wellington không chỉ xướng danh kẻ chinh phục mà mang về không biết bao nhiêu là của cải tài sản cho quốc gia của họ.

Nhưng họ đâu biết rằng, đằng sau đó vẫn có những kẻ giật dây tất cả. Những kẻ không rơi một giọt máu, không tốn một viên nhưng lại ẵm tất cả những lợi ích có được từ xương máu 2 vị tướng đang đánh nhau ngoài chiến trận. Kẻ đó là Nathan Rothschild. Ông ta đi trước truyền thông nước Anh 1 bước, ông ta biết được vị hoàng đế nước Pháp đã bại trận. Ông nghiễm nhiên bước vào Sở giao dịch Chứng khoán Luân Đôn với một sắc thái không thể băng giá hơn. Ông ta điều khiển cả thị trường chứng khoán chỉ với những cái liếc mắt. Giá trái phiếu Anh đổ sập khi bị Nathan tạo tín hiệu giả. Và ngài Rothschild nhẹ nhàng ôm tất cả số trái phiếu ấy vào lòng, và trở thành ông chủ thật sự của đế quốc mặt trời không bao giờ lặn.

Sau bao nhiêu biến cố trong ngành tài chính. Ngẫm lại về trận Waterloo và cái cách mà tài phiệt thâu tóm thị trường. Liệu có phải tất cả chúng ta đang bị chi phối dưới tay của những "Rothschild"?

...Đến những suy tư về triết lý đầu tư


Dù ám ảnh với "thuyết âm mưu" đầy sắc màu huyền bí, nhưng Chiến Tranh Tiền Tệ đã để lại những bài học không thể tuyệt vời hơn về đầu tư/giao dịch. Hãy nhìn cái cách mà Nathan biến cả những nhà đầu tư ở Sở giao dịch chứng khoán Luân đôn thành những tên hề. Nathan có lẽ đã quá thấu hành vi đám đông, ông ta áp dụng nó triệt để, hiệu quả đến nỗi đạp đổ giá trị trái phiếu Anh quốc xuống chỉ còn 5%. Công việc còn lại vô cùng đơn giản, mua vào và hưởng lộc.

Thị trường ngày nay cũng thế, dù có là gì đi nữa, Bitcoin tân thời hay chứng khoán cổ điển. Tất cả đều bị chi phối bởi lòng tham và nỗi sợ. Có một bầy cừu đang gặm cỏ trên thị trường, một chút lo sợ của chú cừu non có thể khiến cả bầy lạc trận. Sói sẽ tiến vào và nuốt chửng tất cả. Câu hỏi đặt: Bạn muốn sắm vai sói hay cừu?

Chút tản mạn về quyển sách Chiến Tranh Tiền Tệ -2.jpg

Tạm kết


Dù không thể xác thực 100% câu chuyện trong Chiến Tranh Tiền Tệ, nhưng đây là một quyển sách rất đáng đọc. Bài viết này không tiết lộ chi tiết những gì hấp dẫn diễn ra trong quyển sách, mình muốn bạn trải nghiệm tất cả với những tình tiết li kỳ của nhà Rothschild hồi thế kỷ 18-19. Hãy đọc và rút ra những suy nghĩ cho riêng bạn.

Happy Trading

Xem thêm:

>> Advanced Parabolic - Bản nâng cấp mượt mà của Parabolic SAR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:
đọc xong chúng ta thấy không cần thiết phải tìm ra sự thật (nguyên nhân), mà hãy tìm ra "cái người ta tin là thật" (người ta nghĩ là nguyên nhân). Mục đích để ta đánh nước cờ kế tiếp.
 
Cách đây hoảng chục năm tôi cũng đọc cuốn này và nó cũng tạo ấn tượng rất mạnh về thế giới tài chính, nhưng bây giờ thì lại thấy đó là 1 cuốn sách độc hại và sai, nó tiêm vào người ta 1 cách hiểu sai lầm về tài chính cũng như hệ thống chính trị thế giới, một cuốn sách với ý tưởng không tốt, và độc hại cho những người đọc
 
Cách đây hoảng chục năm tôi cũng đọc cuốn này và nó cũng tạo ấn tượng rất mạnh về thế giới tài chính, nhưng bây giờ thì lại thấy đó là 1 cuốn sách độc hại và sai, nó tiêm vào người ta 1 cách hiểu sai lầm về tài chính cũng như hệ thống chính trị thế giới, một cuốn sách với ý tưởng không tốt, và độc hại cho những người đọc
Bác có thể phân tích sâu hơn về quan điểm này không?
 
Cách đây hoảng chục năm tôi cũng đọc cuốn này và nó cũng tạo ấn tượng rất mạnh về thế giới tài chính, nhưng bây giờ thì lại thấy đó là 1 cuốn sách độc hại và sai, nó tiêm vào người ta 1 cách hiểu sai lầm về tài chính cũng như hệ thống chính trị thế giới, một cuốn sách với ý tưởng không tốt, và độc hại cho những người đọc
Em cũng đọc cuốn đó lâu rồi, giờ không nhớ nhiều về nội dung nữa. Bác có thể phân tích vài điểm trong cuốn sách mà bác cho là lệch lạc trong thời đại ngày nay được không?

Thân mến!
 
Bác có thể phân tích sâu hơn về quan điểm này không?
Em cũng đọc cuốn đó lâu rồi, giờ không nhớ nhiều về nội dung nữa. Bác có thể phân tích vài điểm trong cuốn sách mà bác cho là lệch lạc trong thời đại ngày nay được không?

Thân mến!
Bác có thể phân tích sâu hơn về quan điểm này không?
Chỉ cần nói sơ qua về cấu trúc của ngân hàng trung ương (nơi được quyền phát hành và in tiền ) là đã đủ thấy sự ngụy biện và sai lầm của cuốn sách đó rồi, còn nếu phân tich sâu hơn thì khá dài dòng, nếu các bạn muốn hãy tìm đọc những bài của Miss Phương Thơ, một chuyên viên về phân tich tài chính phố wall, người rất giỏi tiếng việt có phân tich khá nhiều về vấn đề này
 
Chỉ cần nói sơ qua về cấu trúc của ngân hàng trung ương (nơi được quyền phát hành và in tiền ) là đã đủ thấy sự ngụy biện và sai lầm của cuốn sách đó rồi, còn nếu phân tich sâu hơn thì khá dài dòng, nếu các bạn muốn hãy tìm đọc những bài của Miss Phương Thơ, một chuyên viên về phân tich tài chính phố wall, người rất giỏi tiếng việt có phân tich khá nhiều về vấn đề này
Trước hết thì em xin khẳng định đã quên phần lớn nội dung trong sách rồi, nhưng như bác nói thì có vài điểm chưa thỏa đáng:

Cuốn sách này nói về lịch sử nước anh đầu thế kỷ 19, như vậy cấu trúc của ngân hàng trung ương lúc đó chắc chắn khác so với bây giờ chứ bác(đầu thế kỷ 20 thằng Mỹ nó mới tạo ra cục dự trữ trung ương)

Dùng lịch sử để liên tưởng tới hiện tại sau đó bác nói sách "ngụy biện" thì chưa thỏa đáng. Kế nữa cuốn sách đó thuộc hàng best seller nên bác nói nó ngụy biện vậy thì kỳ quá.

Thân mến!
 
Dùng lịch sử để liên tưởng tới hiện tại sau đó bác nói sách "ngụy biện" thì chưa thỏa đáng. Kế nữa cuốn sách đó thuộc hàng best seller nên bác nói nó ngụy biện vậy thì kỳ quá.
Kiếm hiệp, tiên hiệp, khoa học viễn tưởng cũng có best seller mà bạn?
 
mấy cuốn sách này là dạng hư cấu thôi, đọc chơi thì dc chứ lấy làm kiến thức thì cẩn thận đó
 
Cách đây hoảng chục năm tôi cũng đọc cuốn này và nó cũng tạo ấn tượng rất mạnh về thế giới tài chính, nhưng bây giờ thì lại thấy đó là 1 cuốn sách độc hại và sai, nó tiêm vào người ta 1 cách hiểu sai lầm về tài chính cũng như hệ thống chính trị thế giới, một cuốn sách với ý tưởng không tốt, và độc hại cho những người đọc
đúng rồi bác, trước tôi mới đọc sách thì thấy quyển này thần thánh lắm, nhưng dần dần mình mở mang đầu óc hơn nhưng thì thấy quyển này sặc mùi thuyết âm mưu mà cũng chỉ là sự kỳ thị về ngân hàng về chính phủ về tiền tệ, nói chung nên đọc với tâm thái là nó rất độc hại
 
Cuốn này mình cũng thấy rất hay, mà tên tác giả là người Trung quốc.
Mà có những điều tác giả đã tiên liệu truóc về sự pt của nền kinh tế TQ, không biết ông Tập có đọc cuón này không mà để cho Trump vật cho liểng xiểng thế !
:D
 
đúng rồi bác, trước tôi mới đọc sách thì thấy quyển này thần thánh lắm, nhưng dần dần mình mở mang đầu óc hơn nhưng thì thấy quyển này sặc mùi thuyết âm mưu mà cũng chỉ là sự kỳ thị về ngân hàng về chính phủ về tiền tệ, nói chung nên đọc với tâm thái là nó rất độc hại
Rất đồng tình với bác, khi tôi mới bước chân vào cái thế giới tài chính tôi cũng đọc nó, và thực sự là rất ấn tượng, nhưng với thời gian và kiến thức học hỏi sau này, nhìn lai tôi thấy nó thực sự độc hại, nó có đấy thuyết âm mưu, nhưng quan trọng hơn nó gieo và đầu một nhãn quan sai lầm ghê gớm về kinh tế và chính trị, làm cho mình không hiểu dc thực sự thì nền tài chính và tiền tệ nó dc vận hành thế nào, chúng ta sẽ ko thể hiểu dc vì sao đồng $ lại có giá trị như vậy, và tệ hơn là không hiểu dc cái ngân hàng trung ương của các quốc gia như thế nào là tốt theo đúng nghĩa của nó
 
Cách đây hoảng chục năm tôi cũng đọc cuốn này và nó cũng tạo ấn tượng rất mạnh về thế giới tài chính, nhưng bây giờ thì lại thấy đó là 1 cuốn sách độc hại và sai, nó tiêm vào người ta 1 cách hiểu sai lầm về tài chính cũng như hệ thống chính trị thế giới, một cuốn sách với ý tưởng không tốt, và độc hại cho những người đọc
Em đồng ý với bác, em cũng đọc quyển này vào năm 2010 và cảm thấy nó thần thánh lắm, nhưng với kiến thức bây giờ nhìn lại thì thấy quyển này đầy những thiên kiến, thuyết âm mưu không được xác minh.

Cũng không thể trách được khi quyển này là của tác giả người Hong Kong, không tên tuổi và có lẽ được dịch từ tiếng Trung qua, cũng chả có ấn bản quốc tế nào ngoại trừ Tiếng Việt.

Nếu bạn nào muốn tìm hiểu về tiền tệ thật sự có thể tham khảo quyển này "Các cuộc chiến tranh tiền tệ" của James Rickards.
asalt.tikicdn.com_media_bookpreview_9d_4c_395725_files_OEBPS_Images_img488.gif
 
Em đồng ý với bác, em cũng đọc quyển này vào năm 2010 và cảm thấy nó thần thánh lắm, nhưng với kiến thức bây giờ nhìn lại thì thấy quyển này đầy những thiên kiến, thuyết âm mưu không được xác minh.

Cũng không thể trách được khi quyển này là của tác giả người Hong Kong, không tên tuổi và có lẽ được dịch từ tiếng Trung qua, cũng chả có ấn bản quốc tế nào ngoại trừ Tiếng Việt.

Nếu bạn nào muốn tìm hiểu về tiền tệ thật sự có thể tham khảo quyển này "Các cuộc chiến tranh tiền tệ" của James Rickards.
View attachment 63264
cám ơn bạn mình sẽ đọc cuốn này
 
Chỉ cần nói sơ qua về cấu trúc của ngân hàng trung ương (nơi được quyền phát hành và in tiền ) là đã đủ thấy sự ngụy biện và sai lầm của cuốn sách đó rồi, còn nếu phân tich sâu hơn thì khá dài dòng, nếu các bạn muốn hãy tìm đọc những bài của Miss Phương Thơ, một chuyên viên về phân tich tài chính phố wall, người rất giỏi tiếng việt có phân tich khá nhiều về vấn đề này
Đồng quan điểm vs bạn. Mình đọc cũng khá lâu rồi. Đọc nó giống đọc tiên hiệp của TQ ấy.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,623 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,507 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 372 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 390 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên