Khách quan

Khách quan

Khách quan

kevinng

Active Member
8,758
28,040
Chia sẻ những sai lầm thú vị hơn những bài học thành công. Mà thú thật tôi chưa có kinh nghiệm với thành công, nhưng được nghe rằng thành công là người hạn chế lập lại những sai lầm. Vậy nên theo truyền thống cha ông mà rút kinh nghiệm từ những sai lầm mình mắc phải. Tinh thần này khó có dân tộc nào bì kịp chúng ta.

Thiếu khách quan


Ảo tưởng
Điều thiếu khách quan trước tiên là con người phóng đại sự hiểu biết của bản thân. Nói như tác giả của Thiên Nga Đen thì mẹ tôi có thể kiếm được rất nhiều tiền qua phi vụ: mua tôi bằng giá trị thật sự và bán tôi với giá trị mà tôi nghĩ tôi xứng đáng.

Các chuyên gia dự đoán cũng thế. Khi phân tích của họ cho kết quả sai thực tế thì các lý do thời tiết, địa chất, thiên văn được viện dẫn và những kiến thức đó thì một nhà tài chính không thể bao quát. Nassim Nicholas Taleb đã trình bày vấn đề này trong cuốn Thiên Nga Đen của mình từ năm 2007 chứ không phải mới viết đây sau cơn bão Florence ở Mỹ đâu các bạn.

Tư duy nhanh - chậm
Con người tự tin với trí thông minh của mình nhưng thực ra đứng trước những quyết định hệ trọng thì ta cũng không hơn các loài linh trưởng là mấy. Đây cũng theo lời của tác giả Thiên Nga Đen. Chúng ta luôn ra quyết định cảm tính một cách chớp nhoáng.
Đơn cử khi nhìn biểu đồ giá chưa có công cụ phân tích gì là tôi đã áp cho nó tư tưởng LONG hay SHORT rồi. Những phân tích tiếp đó là những ngụy biện đi sau củng cố cho cảm tính chớp nhoáng dẫn dắt phía trước. Rất thường xuyên như vậy

Kinh nghiệm


Có vẻ thừa nhận rằng mình non kém thì dễ tập tính khách quan hơn. Người mới chơi thì thừa nhận mình thiếu kiến thức, sợ công việc dự đoán. Như bác sĩ Alexander Elder khuyên chúng ta nên xử lý tình huống hơn là dự đoán. Như một bác sĩ tiếp nhận ca cấp cứu thì họ xử lý từng bước một, theo dõi hiện trạng và đưa quyết định tiếp theo. Họ không đưa ra dự đoán với người thân bệnh nhân bên ngoài phòng mỗ. May mắn cho chúng ta không phải là bác sĩ nên ca nào khó có quyền “khó quá bỏ qua”. Bớt dự đoán, mình sẽ bớt ảo tưởng vào khả năng bản thân.

Tôi nghĩ công việc giao dịch đơn giản là biết sử dụng các mẫu hình (patterns) có xác suất đúng cao (60% - 70%): nếu A thì B. Tức là nếu thoả mãn điều kiện A thì chúng ta đánh cược cho ra kết quả B. Suy nghĩ vậy thì ta tỉnh táo hơn chút nữa rằng chúng ta có kết quả thực tế B thì không phải nguyên nhân chính là do A thoả mãn đâu. Theo Hiệu ứng cánh bướm thì cú đập cánh của con bướm ở Brasil có thể là một trong những nguyên do gây nên cơn lốc ở Texas. Nếu bạn chung quan điểm với tôi về suy luận trên thì tôi xúi các bạn hãy sử dụng mẫu hình: nếu “người ta tin là A”, thì B.

Điều này được giải thích như sau: giả sử chúng ta có các mẫu hình xác suất cao “nếu A thì B”, “nếu A thì C”, “nếu A thì D”. Khi thực tế cho kết quả B, C thì hãy đánh cược kết quả D vì “người ta tin là A” hết rồi và khả năng cao là kết quả sẽ D hình thành. Cái đó nhiều người gọi là thuyết âm mưu, đáng quăng sọt rác. Chắc tôi thích rác và tôi cũng không chê cuốn “Chiến tranh tiền tệ” (Tống Hồng Binh) là cuốn “tiểu thuyết tài chính”, dịch ra đa số là dân châu Á đọc đâu. Tôi không tìm kiếm nguyên nhân thật sự tạo ra kết quả đó mà tôi cần biết người ta tin điều gi gây ra kết quả đó để đánh nước cờ tiếp theo.
Tôi thường bị tư duy nhanh dắt mũi khi nhìn biểu đồ vì những vùng cản (kháng cự, hỗ trợ) nhắc lại những tai nạn đau lòng khi xưa. Cá nhân tôi để giải quyết vấn đề tư duy nhanh này cũng là câu trả lời cho topic nên dùng nhiều phương pháp cho 1 cặp tiền hay 1 phương pháp cho nhiều cặp tiền?. Tôi dùng 1 phương pháp cho nhiều cặp tiền. Điều quan trọng là hiểu công cụ mình đang dùng thì sẽ đúng nơi, đúng lúc. Đầu tiên để cho khách quan thì cứ rà mẫu hình tin dùng của mình vào các cặp ngoại tệ, có dâu hiệu thì theo dõi và xem xét tiếp. Máy móc như con vẹt vậy, miễn đừng để tư tưởng LONG/SHORT xuất hiện trước dẫn dắt chúng ta áp phương pháp ngụy biên theo sau. Dần dần chúng ta sử dụng các mẫu hình này thuần thục, hiệu quả hơn. Tôi đang trading chỉ với 3 phương pháp:
+ MACD phân kì: Hai con đường riêng của Elder.
+ MFI + MACD.
+ hệ thống giao dịch Blade - breakout trên khung H4.

Thí nghiệm


Lỗi lầm biết rồi, to chình ình, kinh nghiệm cũng rút dài lắm rồi. Tôi vẫn bị tư duy nhanh dắt mũi và ảo tưởng của tôi to hơn các bạn nhiều các bạn à. Đây là đánh giá khách quan hết mức có thể về bản thân đó. Để kiểm tra độ thiếu khách quan (ao tưởng, tư duy nhanh) của mình tới đâu mời các bạn làm bài kiểm tra:
Đưa ra dự đoán của mình sau 30 thanh giá nữa: Giá đóng cửa thanh giá thứ 30 (sau thanh giá hiện tại này) nằm vùng giá nào: A, B, C, D, E?
post.png

Công việc chúng ta là vậy,
+ không nên nhưng vẫn phải làm những việc dự đoán.
+ làm việc khi không đầy đủ thông tin (chart của ngoại tệ nào, khung thời gian nào, indicators). Các bạn có thể công bố chart hoặc tung tin vịt tùy thích.
+ không biết chừng nào có kết quả (không cung cấp)
+ không biết trả lời đúng có quà gì không (vẫn may mắn là 100% không mất tiền khi các bạn trả lời sai).

Mọi người sẽ tự rút ra cho bản thân sau khi thanh giá thứ 30 đóng lại, tất nhiên tôi sẽ công bố, xem xét lại
+ khi mình nhìn chart thế nào rồi đưa quyết định.
+ phản ứng nhìn mọi người vô kèo thế nào.
+ có lúc nào mình thay đổi phương án không
+ ...

Nói chung mỗi quyết định được đưa ra đều có bài học, thắng hay thua, demo hay live đi nữa. Môt lúc nào ̣đó bạn sẽ nhận ra. Không thì cứ vào bừa chọn kết quả tạo sự hỗn loạn, thị trường tiền tệ nó cũng có tính ngẫu nhiên vậy đó.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Câu trả lời là không thể biết được, hoăc đoán được với một xác suất nào đó không thể nào 100% được dưa vào historical data. Giả sử nếu có 100% thì không đến lượt mọi người kiếm được, các quỹ tài chính, họ đã thừa tiền, thừa nhân tài làm điều đó rồi.

Điều cực kì sai lầm của inexperienced traders là tin răng thị trường phải đi theo những gì họ nghĩ ra. Thực chất, successful traders làm điều ngược lại là tôn trọng thị trường. Người thành công họ phân tích, định ra entry/stop loss/profit target và thay đổi mong đợi (adjust expectation) theo thông tin thị trường đưa cho họ xem.

Những người thường đốt tài khoản của họ thường là những người không lắng nghe thị trường, không chấp nhân mình đã sai và không chịu đóng trade lại. Ôm lỗ đến khi quá lớn rồi chán nản rồi càng làm điều dại dột
 
Đêm khuya cảm xúc dâng cao không kiềm chế được hả bác? :D
Cảm ơn bác đã tâm huyết với anh em
Tính viết chủ đề này lâu rồi mà mình chưa có thời gian. Tối qua UsdChf bung lên vùng 1.00, vừa theo dõi toàn cảnh vừa viết bài này để gồng SELL UsdChf, BUY Vàng. Từ ngày 28/09 tới nay (gần cả tháng rồi) nhìn chung là giá vàng tăng: khung H4, cứ cắt xuống MA30 mua Vàng vào là có lời. Trong khi đó thằng UsdChf cũng tăng nốt. Có gì đó không ổn ở đây, thằng nào ảo?
+ dollard ảo: nhà ̣đầu tư lạc quan quá mức?
+ vàng sốt ảo: tâm lý đám đông hoảng sợ chu kì 10 năm, hoảng sợ tháng 9 (11/09, 15/09/2008) ?
 
Đêm qua xém chút nữa cháy tài khoản.
Khét nghẹt luôn.

Ghê thiệt. Cũng hên là em cứ me sell không là ri đa rồi.
 
"Đơn cử khi nhìn biểu đồ giá chưa có công cụ phân tích gì là tôi đã áp cho nó tư tưởng LONG hay SHORT rồi": chuẩn luôn. :)
 
Bác không cho mng biết đây là cặp gì chỉ phân tích kĩ thuật thôi thì khác gì ăn chay
Bạn đừng chú ý việc thắng-thua, đúng-sai, mình cũng đâu có biết đáp án, thời gian sẽ trả lời. Đây chỉ là bài trắc nghiệm tâm lý, chúng ta có tình huống như vậy, chúng ta xử lý ra sao. Khi nào có kết quả chúng ta sẽ tự xem xét lại quá trình phân tích của bản thân. Bản chất công việc trading nó cũng tương tự làm bài trắc nghiệm này thôi.
 
Vậy nên mình nghĩ ngoài kiến thức chuyên môn về tài chính kinh tế,vấn đề cốt lõi của một người trader thành công đó là việc thích nghi đc với thị trường,đồng thời phải cực kỳ kiên định với góc nhìn của bản thân ,ngoài ra phải nghiêm túc và dành nhiều thời gian để luyện tập nữa,cá nhân mình hay theo dõi kênh youtube của Damien castilla trade live để học cách phân tích TA và Amplify để xem cách họ phân tích FA nữa,hãy cứ học từng chút một r may mắn sẽ đến với ta :D
 
Tôi thường bị tư duy nhanh dắt mũi khi nhìn biểu đồ vì những vùng cản (kháng cự, hỗ trợ) nhắc lại những tai nạn đau lòng khi xưa.

Chia sẻ với mọi người thêm một chút về điểm này được không bạn?
 
Chia sẻ với mọi người thêm một chút về điểm này được không bạn?
bạn càng nhiều kinh nghiệm với cặp ngoại tệ A/B, càng nhiều khả năng là cảm tính quyết định Long/Short. Bởi vì dựa vào quá khứ thắng-thua, cảm xúc tham-sợ gây ấn tượng mạnh ở vùng giá đang xem xét nó tạo nên lòng tin mạnh mẽ rằng chỗ này nhất định là đánh lên/xuống.
Nếu như bạn mới chơi hay cặp ngoại tệ X/Y này lạ, bạn không có "kỉ niệm đáng nhớ" nào với vùng giá đang xem xét thì khả năng bạn áp dụng phương pháp breakout hay false breakout (mà bạn tin dùng) khách quan hơn (có lý trí hơn, theo trình tự, qui tắc của phương pháp).
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,461 Xem / 91 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên