Câu chuyện Blockchain cuối tuần – Kỳ 5: Công nghệ bị lãng quên suốt 500 năm qua

Câu chuyện Blockchain cuối tuần – Kỳ 5: Công nghệ bị lãng quên suốt 500 năm qua

Câu chuyện Blockchain cuối tuần – Kỳ 5: Công nghệ bị lãng quên suốt 500 năm qua

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Bài viết này lược dịch từ “Why everyone missed the most important invention in the last 500 years”, và sẽ là chủ đề của câu chuyện Blockchain cuối tuần kỳ 5 ngày hôm nay.

***

Chắc bạn chưa bao giờ nghe về Yuri Ijiri. Vào năm 1989 ông đã tạo ra một thứ phi thường.

Nó còn mang tính cách mạng hơn cả sợi vải cotton, động cơ hơi nước, máy tính PC và diện thoại thông minh cộng lại.

Khi mà người ta nhìn lại quá khứ cách đây vài trăm, chỉ có công nghệ in và mạng Internet là 2 phát minh để lại ảnh hưởng trong tâm trí và lên xã hội con người nhiều nhất. Công nghệ in đã giúp con người lưu trữ lại thông tin, và Internet đã góp phần đem thông tin đến mọi nơi trên thế giới.

1.jpeg

Vậy tôi đang nói về thứ gì? Ijiri đã tạo ra thứ gì tuyệt vời đến vậy?

Hệ thống kế toán ba cổng (triple-entry accounting).

Ủa cái gì?

Vâng, tôi đang rất là nghiêm túc đấy.

Rất nhiều người không hề biết về kế toán ba cổng. Khi giáo sư Ijiri mất vào năm 2017, nhiều người vẫn không biết về ông và phát minh của ông. Cuốn sách ông dành nhiều tâm huyết, Kế toán động lượng và sổ cái ba cổng, rất ít độc giả và không hề được giới thiệu. Cho nên nếu bạn không biết ông thì cũng bình thường.

Vậy tại sao nó lại quan trọng trong khi không ai biết về nó?

2.jpg

Yuri Ijiri​

Bởi vì ứng dụng đầu tiên của nó không hề được phát hiện cho tới năm 2008. Tới nay nó vẫn còn âm ỉ, nhưng nó đang tiến gần như 1 cơn song thần, sẽ ảnh hưởng dến mọi mặt của đời sống của chúng ta trong tương lai. Nhưng trước tiên chúng ta cần biết nó là gì cái đã.

Kế toán: Chủ đề hấp dẫn nhất của lịch sử


Để tôi đặt vấn đề: nếu không có kế toán, bạn sẽ không bao giờ đọc được bài viết này trên chiếc iPad của bạn, hay nghe được nhạc trên Spotify. Nếu không có kế toán, sẽ chẳng có thương mại, giao dịch. Sẽ không có máy bay, tàu lửa, động cơ hơi nước, không có tòa nhà chọc trời hay máy tính. Không có gì cả. Nếu không có kế toán, bạn sẽ phải lặn lội trong rừng để săn thú và bắt cá.

Mọi thứ bắt đầu từ phát minh kế toán một cổng (one-entry accounting). Khoảng 5000 năm trước, những người Sumerians đã nghĩ đến việc ghi chú lại mọi giao dịch trong 1 cuốn sổ, gọi là sổ cái (ledger). Hôm nay thằng hang xóm nợ tao 50k, kiểu vậy.

3.jpg

Nếu bạn biết cách ghi lại tất cả mọi giao dịch từ ai nợ ai tới hôm nay ai mua cái gì từ người nào, giao dịch bắt đầu diễn ra trên quy mô lớn hơn. Đó là lí do tại sao những người cổ đại có khả năng nuôi cả đàn súc vật khổng lồ, thành lập các quân đội hùng mạnh và xây dựng nên các kỳ quan thế giới.

Nhưng kế toán một cổng lại không được tốt cho lắm. Những người làm kế toán thời cổ thường phải là anh em với nhà vua vì mọi niềm tin đều được đặt vô ổng. Ổng chỉ cần xóa một dòng trong sổ cái hay thêm vài số 0, mọi thứ sẽ thay đổi. Nợ 10k thành 10 tỷ. Không có cách nào xác thực hay kiểm tra, coi như ổng nắm toàn quyền thay đổi cả một vương quốc.

Kế toán hai cổng (double entry accounting) đến để giải cứu


Khi kế toán một cổng bắt đầu thể hiện các rủi ro và hậu quả của nó, người ta bắt đầu nghĩ đến kế toán hai cổng. Những bộ tộc Ý vào những năm 1300, người Hàn Quốc cổ cho tới người Do Thái đều đã có những phiên bản đầu tiên của kế toán hai cổng. Thời điểm này thì công nghệ in được phát minh và làm thay đổi thế giới. Kiến thức được lan truyền mạnh mẽ, rộng khắp, thay vì bị thui chột và chết đi cùng những cuốn sách cổ. Công nghệ in cũng góp phần lớn vào sự phát triển của kế toán hai cổng.

4.png

Vào những năm 1400, những người Franciscan đã phát triển hoàn thiện hệ thống kế toán hai cổng và nó vẫn còn được dùng cho tới ngày nay. Nôm na bạn ghi lại giao dịch ở cả hai bên thực hiện giao dịch: Hôm nay thằng hàng xóm nợ tao 10k, thì bên thằng hàng xóm cũng ghi hôm nay tao nợ thằng kia 10k. Như vậy khả năng sai sót sẽ thấp hơn.

Kế toán hai cổng đã phát triển thương mại thế giới. Tới nay chúng ta vẫn dùng nó.

Nhưng nó vẫn đầy lổ hổng. Các công ty lớn trên thế giới vẫn dùng đủ cách để xào nấu số liệu, làm cho bảng kế toán trông thật đẹp trong khi nợ lên tới hàng tỷ.

Và đây là đất diễn cho kế toán ba cổng (Triple entry accounting)

Kế toán ba cổng: công nghệ thay đổi thế giới


Kế toán ba cổng phát minh bởi giáo sư Ijiri được ít người biết đến là do nó là tổng hòa của 2 lĩnh vực khó hiểu: kế toán và thuật toán (cryptography).

5.jpeg

Vào năm 2005, xuất hiện 1 hệ thống kế toán ba cổng được nhiều người biết hơn, được tạo ra bởi nhà thuật toán học Ian Grigg.

Và vào năm 2006, 2007, một người vô danh đã tổng hòa hết các kiến thức được nghiên cứu về thuật toán và kế toán để tạo ra 1 đồng tiền thay thế mà không cần phải có niềm tin.
Nó được gọi là Bitcoin.

Nó là ví dụ đã hoạt động thành công đầu tiên của kế toán ba cổng.

Tôi không có ý nói Bitcoin sẽ thay đổi thế giới. Bitcoin hoàn toàn có thể chết bởi vì nó chỉ là một ví dụ của Blockchain. Nhưng bất kể là Bitcoin sống sót hay chết thì công nghệ kế toán ba cổng đằng sau nó, công nghệ Blockchain vẫn sẽ sống mãi và tiếp tục phát triển. (mà các bạn khỏi phải lo, Bitcoin không thể chết đâu).

6.jpg

Với hệ thống kế toán ba cổng, người ta sẽ ghi lại giao dịch theo đúng nghĩa của ba cổng: giao dịch sẽ được ghi lại trên sổ cái của hai bên và lên mạng blockchain. Tới đây chắc anh em nào cũng rành rồi, giao dịch được ghi trên blockchain không thể bị sửa đổi, thay thế hay xóa bỏ.

Tuy nhiên đây mới là vấn đề: chúng ta chỉ mới ở giai đoạn sơ khai của những gì chúng ta có thể làm được với blockchain và kế toán ba cổng. Chúng ta chỉ mới xà quần với hành động đầu cơ, tạo ra vài ứng dụng vui vui, nhưng những ứng dụng thực sự thì chưa hề có, hoặc đã có nhưng… chỉ là bản thử nghiệm.

Blockchain còn có thể làm được nhiều, rất nhiều thứ nữa, khi nào crypto và con người có khả năng khai thác được tiềm năng vô hạn của nó.

(còn tiếp)

***
Xem thêm

>> Câu chuyện Blockchain cuối tuần - Kỳ 3: Đám cưới trên Blockchain

>> Câu chuyện Blockchain cuối tuần - Kỳ 4: Trò chuyện với ông ngoại về Blockchain

Nguồn: Medium
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Ông tác giả này viết ko có chuyên môn lại còn hay chém, ban đầu bị quăng gạch đá quá nên mới thêm cái phần kế toán tam phân (triple-entry accounting) của Ian Grigg vào, nhưng vẫn ko chịu thừa nhận mình sai :))

Thớt nên đọc thêm comment ở dưới ấy chứ đừng có nghe ông nội này chém.

Với nữa Single Entry Bookkeeping nên dịch là kế toán đơn, hoặc ghi sổ đơn. Double Entry Bookkeeping nên dịch là ghi sổ kép, thì hay hơn.
 
Với nữa Single Entry Bookkeeping nên dịch là kế toán đơn, hoặc ghi sổ đơn. Double Entry Bookkeeping nên dịch là ghi sổ kép, thì hay hơn.
cám ơn bác đã đóng góp ý kiến, em không có chuyên ngành kế toán nên dịch theo cách hiểu :D
Ông tác giả này viết ko có chuyên môn lại còn hay chém, ban đầu bị quăng gạch đá quá nên mới thêm cái phần kế toán tam phân (triple-entry accounting) của Ian Grigg vào, nhưng vẫn ko chịu thừa nhận mình sai :))

Thớt nên đọc thêm comment ở dưới ấy chứ đừng có nghe ông nội này chém.
mình đã đọc comment và loại bớt những phần trong bài viết mà thấy không hợp lý, phần đã dịch xong thì thấy ổn bác ạ
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 563 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 290 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 641 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên