Chia sẻ cách để bạn giao dịch theo xu hướng hiệu quả hơn với hành động giá

Chia sẻ cách để bạn giao dịch theo xu hướng hiệu quả hơn với hành động giá

Chia sẻ cách để bạn giao dịch theo xu hướng hiệu quả hơn với hành động giá

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Hành động giá không biết nói dối. Nó không tiên đoán tương lại mà cho trader một cái nhìn trung thực nhất về những gì đã xảy ra từ đó giúp trader dự đoán cho những gì tiếp theo.’

Chắc chắn có những trader sử dụng hành động giá rất hiệu quả, nhưng đây chỉ là số ít, đa phần cách anh em còn lại không biết sử dụng nó ra sao hoặc là dùng chưa hiệu quả công cụ này. Trong bài hôm nay mình sẽ chia sẻ cách mà anh em có thể áp dụng để giao dịch theo xu hướng hiệu quả hơn với công cụ này.

Đi từ những cái căn bản nhất


Sẽ không một ai hay công cụ nào có thể tiên đoán chính xác thị trường diễn ra như thế nào, có chăng chỉ là sự may mắn. Vậy mà vẫn có đầy rẫy những indicator chỉ lên là mua, chỉ xuống là bán tồn tại, và buồn cười hơn chính là có không ít những người chơi đang tin vào nó.

Hành động giá không như thế, nó chỉ đơn giản cho trader thấy những gì đã xảy ra để trader có những dự đoán mang tính xác suất tiếp theo mà thôi. Và nếu muốn hiểu được thị trường đang kể câu chuyện gì thì trader phải đi từ những cái cơ bản nhất như: cung cầu, đến kháng cự hỗ trợ và các mô hình... Khi đã hiểu các yếu tố này thì việc kết hợp mới mong có hiệu quả.

Phân loại xu hướng bằng các đỉnh đáy


Thị trường giống như những dòng nước, trader thì giống như những người đang bơi trên dòng nước đó, và cách đỡ tốn sức nhất chính là bơi theo hướng của nó.

Thị trường chỉ có hai dạng xu hướng là tăng hoặc giảm, và để nhận ra hướng của chúng thì cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là dùng các đỉnh đáy.

Với một xu hướng tăng nó sẽ được đặc trung bởi các đỉnh-đáy cao hơn.
chia-se-cach-de-ban-giao-dich-theo-xu-huong-hieu-qua-hon-voi-hanh-dong-gia-traderviet2.png

Ngược lại, với một xu hướng giảm nó được đặc trung bởi những đỉnh-đáy thấp hơn.
chia-se-cach-de-ban-giao-dich-theo-xu-huong-hieu-qua-hon-voi-hanh-dong-gia-traderviet.png

Đừng xem thường cách tiếp cận này vì chỉ cần đoán đúng hướng thôi thì trader đã hoàn thành phần lớn công việc phân tích của mình rồi.

Sử dụng hành động giá để làm nổi bật các vùng cản


Việc xác định xu hướng chỉ là bước đầu, trader vẫn chưa thể vào lệnh. Vì nếu vào ngay theo hướng đã xác định trader sẽ không có mức giá tốt và làm gia tăng rủi ro.

Thay vào đó, điều cần làm tiếp theo là xác định các cản để trader có thể ‘nhảy lên tàu’. Các cản này chính là những vùng giá nối các đỉnh đáy với nhau.

chia-se-cach-de-ban-giao-dich-theo-xu-huong-hieu-qua-hon-voi-hanh-dong-gia-traderviet4.png

Mẹo: Các vùng tuyệt vời nhất chính là vùng chuyển đổi (tức kháng cự sang hỗ trợ hoặc ngược lại).

Sử dụng các mô hình giá làm điểm kích hoạt


Sau khi đã xác định được xu hướng, được các vùng cản – nơi mà anh em sẽ vào lệnh. Điều cuối cùng cần làm đó là chờ đợi các tín hiệu xác nhận để vào lệnh. Cụ thể đó chính là các mô hình giá/ biểu đồ.

Như trong ví dụ bên dưới, mô hình pin bar cho thấy rằng giá đã bị từ chối tại cản (chuyển đổi), lực bán trở lại và đã đến lúc để ‘lên tàu’.

chia-se-cach-de-ban-giao-dich-theo-xu-huong-hieu-qua-hon-voi-hanh-dong-gia-traderviet3.png

Trên đây mình đã chia sẻ cho anh em cách dùng hành động giá giao dịch theo xu hướng khá đơn giản, mong rằng qua bài này anh em thấy gần gũi hơn với phương pháp này, nó không hề huyền bí như nhiều người vẫn nghĩ.

Cảm ơn anh em đã đọc bài,

Xem thêm:
>> Cùng nghe Nial Fuller chia sẻ cách anh tìm kiếm setup, vào lệnh, và quản lý lệnh của mình
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Em đọc nhiều bài của bác, và những cái này bác nói hết rồi. Bài này chỉ nhắc lại thôi, em vào đọc do cứ tưởng có gì mới, dù sao cũng thank bác chia sẻ.
 
Em đọc nhiều bài của bác, và những cái này bác nói hết rồi. Bài này chỉ nhắc lại thôi, em vào đọc do cứ tưởng có gì mới, dù sao cũng thank bác chia sẻ.
Lý thuyết thì chỉ có vậy thôi bác, mình áp dụng rồi mình cảm thì cần thời gian, lâu lâu phải post lại để anh em mới đến biết và khỏi tìm. Nếu làm bac thất vọng thì thông cảm nhé!
 
kiến thức thực tế không nhiều , nó chỉ khác khi đào sâu vào thôi , chứ thật ra kiến thức thô sơ dễ hiểu thì không ai nghiên cứu , cứ thích chạy theo nhưng cái hào nhoáng phức tạp và vô cùng rắc rối , cuối cùng lại tự đoạn kinh mạch phế đến thân bại danh liệt để bắt đầu lại lúc sơ khai
 
chỉ những kiến thức như thế này dù đọc nhiều nhưng chưa chắc áp dụng được hiệu quả ! đọc những kiến thức tuy căn bản nhưng rất bổ ích ! thanks ad
 
Hỏi nhỏ chú thớt cái nà: Thời điểm nào được coi là xu hướng tiếp tục để giao dịch vậy ? :D
 
Có những kiến thức đơn giản, khi nói ra ai cũng biết, nhưng chẳng ai áp dụng được thì đừng ảo tưởng nó "đơn giản" nữa. Hehe.. Lướt qua các topic chia sẽ kiến thức như này trước giờ, em cảm thấy các bác hình như chưa biết cách "học". Người thích thì khen vài câu vô thưởng vô phạt, người không thích thì cũng chê rồi bỏ đi. Nhưng e chưa thấy qua có mấy ai dám đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận hoặc đào sâu vấn đề của người viết...Hay là các bác ko biết gì hỏi hay là bị Admin cấm (ko thôi là log nick) :D. Em cá là đa số các bác đọc qua dù khen, chê gì cũng chả biết người viết đang nói cái gì đâu. :D
 
Price action là 1 phương pháp chứ không phải công cụ. PA cũng không được sử dụng để dự đoán giá tương lai, chỉ là cung cấp cái nhìn rõ ràng cho trader biết giá đang diễn biến như thế nào. Và công việc của traderkhông phải là dự đoán tiếp theo sẽ thế nào, mà là cần làm gì cho những điều sẽ xảy ra. Đơn giản chỉ có vậy. Nếu vẫn còn tư tưởng dự đoán, nghĩa là trader đang tự vẽ đường cho thị trường đi, và như vậy có khác gì người đánh bạc.
 
Hỏi nhỏ chú thớt cái nà: Thời điểm nào được coi là xu hướng tiếp tục để giao dịch vậy ? :D
mọi người cứ nói xu hướng nhưng đa số bị sell đáy, buy đỉnh. Mình đánh khung h4, d1 và chắc chắn theo hình ảnh minh hoạ là kẹt đỉnh, đáy liền. kinh nghiệm cho khung h4, d1: vào 10 lệnh xu hướng đẹp kiểu đó là kẹt 7.
còn cách đánh cá nhân của mình là false break đảo chiều. Phương pháp: macd phân kì, mfi+macd mà đánh đảo chiều (sau khi xác nhận đỉnh đáy, đừng nhầm với hạng bắt dao rơi, cái đó không gọi là false break). khi vào lệnh rồi thì cứ giữ xu hướng mới cho tới khi xác nhận đáy/đỉnh đảo chiều tiếp theo. Trong quá trình theo xu hướng này có ngắt/bồi lệnh tham khảo ở khung nhỏ hơn h1, h4 theo phương pháp breakout của Blade cho khung h4 (do @The Blade chia se, ngâu nhiên trùng tên).
như vậy moi người thấy mình vào lệnh ở gần đầu con sóng và thoát lệnh trễ một nhịp. mình không biết phương pháp theo xu hướng ăn khúc giữa là như thế nào, ai đi phong cách này xin chia sẻ.
 
Hỏi nhỏ chú thớt cái nà: Thời điểm nào được coi là xu hướng tiếp tục để giao dịch vậy ? :D
Bác hỏi xoáy,nhưng trong bài có rồi bác ợ

Có những kiến thức đơn giản, khi nói ra ai cũng biết, nhưng chẳng ai áp dụng được thì đừng ảo tưởng nó "đơn giản" nữa. Hehe.. Lướt qua các topic chia sẽ kiến thức như này trước giờ, em cảm thấy các bác hình như chưa biết cách "học". Người thích thì khen vài câu vô thưởng vô phạt, người không thích thì cũng chê rồi bỏ đi. Nhưng e chưa thấy qua có mấy ai dám đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận hoặc đào sâu vấn đề của người viết...Hay là các bác ko biết gì hỏi hay là bị Admin cấm (ko thôi là log nick) :D. Em cá là đa số các bác đọc qua dù khen, chê gì cũng chả biết người viết đang nói cái gì đâu. :D
bác thấy TraderViet "quân phiệt" lắm sao mà nói bên mình cấm hỏi? diễn đàn là để anh em học hỏi nhau cùng tiến bộ.
tôi thấy bác comment có vẻ rất "sắc" tức bác cũng có kiến thức vững nhưng chưa thấy bác chia sẻ bài nào. Mong sớm được đọc bài của bác!
 
Nhưng e chưa thấy qua có mấy ai dám đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận hoặc đào sâu vấn đề của người viết...Hay là các bác ko biết gì hỏi hay là bị Admin cấm (ko thôi là log nick) :D. Em cá là đa số các bác đọc qua dù khen, chê gì cũng chả biết người viết đang nói cái gì đâu. :D
Đúng rồi, mình chưa bao giờ hỏi phản biện trên forums nay:
+ đồng y thì mình nói đồng ý. Trái ý thì mình nêu quan điểm riêng đối với các bài phân tích. Nói là làm, tức là thể hiện quan điểm bằng lệnh thực tế.
+ đối với các phương pháp thì tiêu biểu có @The Blade chia se. Cậu ấy có giải thích tâm lý thị trường đằng sau các công thức. Đọc xong tất nhiên mình chưa hiểu nhiều chỉ có thực hành rồi sẽ dần áp dụng đúng lúc, đúng chỗ.
+ đối với phương pháp quản lý rủi ro, rèn luyện tâm lý thì đúng đọc cho vui. Có thể người Thông minh nắm bắt được chứ đối với mình chỉ thấm bài sau khi sụp hố. Tức là đọc rồi xong thất bại cho dù đã học qua, lúc này mới chợt hiểu ra. Vấn đề ở mảng này là hạn chế lặp lại sai lầm, chứ bạn khg tránh được sai lầm. Nếu bạn tuyên bố mình khg bao giờ lặp lại sai lầm, chắc chắn bạn là nhà vô địch trong chuyên môn của mình.
+ còn những chủ đề liên quan khác hay chia sẻ kinh nghiệm cá nhân thì mình đọc để rút ra được gì. Cái này kết hợp thực tế, tức là bạn thử thực hành hoặc bạn đã từng trải. Chứ còn để hiểu bài hay hiểu phong cách tác giả làm gì, chẳng có siêu chuyên gia gì đây cả. Ví như một người chia sẻ kinh nghiệm thất bại, bạn nghe rồi có học được gì hay không là do bạn, tất nhiên bạn có quyền đánh giá chia sẻ đó vô ích. Giả như người chia sẻ viện ra những nguyên nhân thất bại mà bạn thấy khg hợp lý hoặc như thực tế thông tin bạn biết nó khg phải như vậy thì bạn cũng rút ra 1 điều “anh chàng này thất bại vì không thực tế, ảo tưởng rồi tự dối bản thân”.
Ở góc nhìn sàn forex như sàn cá độ thì lý thuyết là đồ bỏ. Anh cứ bắt cược hoặc xem đám đông họ cược con ngựa nào về nhất cái đã. Cứ thử hay theo dõi một thời gian bạn học được từ thực tế những gì thì chơi. Nó giống nhau ở tích thực tế vậy đó.
 
Bác hỏi xoáy,nhưng trong bài có rồi bác ợ


bác thấy TraderViet "quân phiệt" lắm sao mà nói bên mình cấm hỏi? diễn đàn là để anh em học hỏi nhau cùng tiến bộ.
tôi thấy bác comment có vẻ rất "sắc" tức bác cũng có kiến thức vững nhưng chưa thấy bác chia sẻ bài nào. Mong sớm được đọc bài của bác!
_Em cũng chẳng hỏi xoáy bác làm gì, giúp bác hiểu sâu vấn đề thôi. :D Trong câu hỏi của em có 2 cách xác định theo "định nghĩa" của riêng em nhé. Hai cách xác định này sẽ quyết định vấn đề chốt lời khác nhau.
1. Giao dịch theo xu hướng: Khi giá lần đầu tiên phá qua các mức đỉnh/đáy. Giá quay lại test ok ,cho tin hiệu, ta phang nó. Kỳ vọng ở mức S/R tiếp theo mà giá có khả năng đạt đc nhất để chốt, tránh kỳ vọng xa vì giá sẽ quay lại vùng mua một lần nữa.
2. Giao dịch theo cấu trúc đỉnh/đáy (hay còn gọi là Swing): đây là lần thứ 2 giá quay lại test mức đình/đáy bên trên nhưng ý nghĩa lúc này nó đã khác. Lần giá quay lại này để xác định vùng Swing High/Swing Low gì đó của Trend hiện tại (em phân biệt Trend và Xu hướng là khác nhau nhé). Cách giao dịch vẫn là chờ test đã đời, cho tín hiệu nến ok, quất. Nhưng kỳ vong lúc này là phá Swing High/Low trước đó nhé để đến một vùng giá mới. Cách trade thứ 2 này sẽ được tiếp tục cho đến khi nào Trend bị gãy.

_Bài viết cụ thể thì xưa giờ em ko có, Bác nhìn lại các bài trc đây của em thì chỉ có hình thôi. :D Vì thật sự e rất lười viết bài, phải kèm hình ảnh minh họa, dẫn chứng nữa may ra người đọc mới hiểu đc những gì em nói trong bài viết. Còn để hiểu tường tận một vấn đề thì.... 1, 2 bài viết cũng chỉ là muối bỏ bể :confused::confused:
_Trong trading nó tồn tại rất nhiều vấn đề để giải quyết nhé:
1. Xác định xu hướng
_ Khi nào tiếp diễn ?
_ khi nào đảo chiều ?
_ Bao nhiêu điểm để vào theo một xu hướng ?
_ Điểm chốt lời (kỳ vọng) khi giao dịch theo xu hướng?
_ Điểm SL ?
_ Khi nào một xu hướng mạnh/ yếu ?
_ Bao nhiêu điểm để vào theo một xu hướng ?
2. Xác định trend:
_ Khi nào Trend nên được kỳ vọng tiếp diễn ?
_ Khi nào đảo trend?
_ Trend mới hình thành Up/dow/ Sideway ?
_ Khi cấu trúc trend tương quan, ta kỳ vọng gì ? Khi ko tương quan ta kỳ vọng gì ?
_ Bao nhiêu điểm để vào theo một Trend ?
3. Xác định sideway. Cách giao dịch trong Sideway ?
4. Xác định cản.
_ Tại sao giá phá cản ? tại sao giá ko phá ? Tại sao giá phá cản xong lai quay về đóng dưới/trên cản ?
_ Tại sao giá test cản ko phá, cho tin hiệu nến vào lệnh tại cản nhưng sau đó lại đi ngược tín hiệu nến ?
5. Xác định nhận biết thị trường sẽ tạo Break out giả.
6. Tín hiệu nến vào lệnh ?
_ Tại sao tín hiệu nến lúc thì đúng ? lúc thì sai ?.
_ Tại sao tín hiệu nến lúc đúng giá ko đi xa, sau đó lại quay về phá tín hiệu nến ?
7. Cách dịch chuyển SL
8. Cách nhồi lệnh.
9. Tâm lý giao dịch.
10. Khung thời gian giao dịch.

Tạm thời nhớ được nhiêu đấy !!! :D:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

:p:p:p:p:p
 
_Em cũng chẳng hỏi xoáy bác làm gì, giúp bác hiểu sâu vấn đề thôi. :D Trong câu hỏi của em có 2 cách xác định theo "định nghĩa" của riêng em nhé. Hai cách xác định này sẽ quyết định vấn đề chốt lời khác nhau.
...
_Trong trading nó tồn tại rất nhiều vấn đề để giải quyết nhé:
...
1.
Đối với mình cái "xu hướng" để dự đoán rủi ro. Mình đánh false break như đã trình bày:
+ nếu đánh bẻ gãy sóng hồi, đi tiếp xu hướng của khung thời gian lớn hơn. Cái này ngon.
+ nếu đánh bẻ gãy xu hướng chính, ăn sóng hồi. cái này hơi căng.
+ sideway, không có xu hướng. Cái này mệt, vô lệnh xong thì nó tạo xu hướng ngược lệnh mình thì xong luôn.
Nếu trả lời xu hướng còn tiếp tục không rất khó, nó phụ thuộc khung thời gian nào và ngó vùng cản + indicator rồi áng chừng. Nếu mình trả lời thì có thể hiểu như dân gian thường nói là bằng niềm tin.
2.
Vậy nên trong trading có nhiều vấn đề (như bạn liệt kê), không biết bạn tìm hiểu nhiều thế nào, còn mình chung qui lại chỉ tìm hiểu 1 vấn đề:
khi nào đảo chiều?
(tức là nó tạo đỉnh, đáy xong mình tin giá quay đầu, không tạo đỉnh/đáy cao/thấp hơn nữa. Nếu sai, mình mất SL nhỏ)
Bản chất là câu hỏi cung-cầu: người ta có tâm lý chấp nhận mức giá nào trong tháng trên khung d1, trong tuần trên khung h4. Mức giá trong vùng được chấp nhận, mình không giao dịch. Dựa trên dự đoán mức giá "thỏa hiệp", mà mình cho rằng mức giá đang bị thổi phồng hay mức giá quá hời. Đây là vùng giá mình sẽ giao dịch mình (mình mua cái gi mình cảm thấy rẻ; bán vàng ra khi thấy nó quá mắc). Cách đánh false break thể hiện tâm lý của mình rằng mức giá quay lại vùng 2 bên phe MUA/BÁN sẽ thỏa hiệp ~ món hàng đó giá như vậy là hợp lý, nó sẽ tiến tới vùng giá này trong tuần/tháng.
Vậy nên mình kết hợp cả ptcb+ptkt:
+ ptcb nhận định giá hiện tại như vậy là đang được thổi phồng hay đang hời.
+ ptkt (cụ thể ở đây là đánh false break) xác nhận thời điểm giá quay lại vùng "thỏa hiệp" của 2 phe.
Một khi dính SL thì phải rút ra nguyên nhân: ta vào sai thời điểm (ptkt) hay đánh giá vùng giá "thoả hiệp"/"thổi phồng"/"hời" sai (ptcb). Sai trong phân tích (ky thuat / co bản), cái này tốt, nó giúp bạn cải thiện khả năng. Bạn không biết sai do đâu mới đáng sợ. Di nhiên mình cũng mắc phải (và cũng lập lại) những sai lầm về quản lý rủi ro và kiểm soát tâm lý, cái này bị tư tưởng chi phối. Điều chỉnh tư tưởng bản thân là vấn đề khó, nó giải quyết cho cuộc sống mình luôn chứ không chỉ trong việctrading.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
_Em cũng chẳng hỏi xoáy bác làm gì, giúp bác hiểu sâu vấn đề thôi. :D Trong câu hỏi của em có 2 cách xác định theo "định nghĩa" của riêng em nhé. Hai cách xác định này sẽ quyết định vấn đề chốt lời khác nhau.
1. Giao dịch theo xu hướng: Khi giá lần đầu tiên phá qua các mức đỉnh/đáy. Giá quay lại test ok ,cho tin hiệu, ta phang nó. Kỳ vọng ở mức S/R tiếp theo mà giá có khả năng đạt đc nhất để chốt, tránh kỳ vọng xa vì giá sẽ quay lại vùng mua một lần nữa.
2. Giao dịch theo cấu trúc đỉnh/đáy (hay còn gọi là Swing): đây là lần thứ 2 giá quay lại test mức đình/đáy bên trên nhưng ý nghĩa lúc này nó đã khác. Lần giá quay lại này để xác định vùng Swing High/Swing Low gì đó của Trend hiện tại (em phân biệt Trend và Xu hướng là khác nhau nhé). Cách giao dịch vẫn là chờ test đã đời, cho tín hiệu nến ok, quất. Nhưng kỳ vong lúc này là phá Swing High/Low trước đó nhé để đến một vùng giá mới. Cách trade thứ 2 này sẽ được tiếp tục cho đến khi nào Trend bị gãy.

_Bài viết cụ thể thì xưa giờ em ko có, Bác nhìn lại các bài trc đây của em thì chỉ có hình thôi. :D Vì thật sự e rất lười viết bài, phải kèm hình ảnh minh họa, dẫn chứng nữa may ra người đọc mới hiểu đc những gì em nói trong bài viết. Còn để hiểu tường tận một vấn đề thì.... 1, 2 bài viết cũng chỉ là muối bỏ bể :confused::confused:
_Trong trading nó tồn tại rất nhiều vấn đề để giải quyết nhé:
1. Xác định xu hướng
_ Khi nào tiếp diễn ?
_ khi nào đảo chiều ?
_ Bao nhiêu điểm để vào theo một xu hướng ?
_ Điểm chốt lời (kỳ vọng) khi giao dịch theo xu hướng?
_ Điểm SL ?
_ Khi nào một xu hướng mạnh/ yếu ?
_ Bao nhiêu điểm để vào theo một xu hướng ?
2. Xác định trend:
_ Khi nào Trend nên được kỳ vọng tiếp diễn ?
_ Khi nào đảo trend?
_ Trend mới hình thành Up/dow/Sideway ?
_ Khi cấu trúc trend tương quan, ta kỳ vọng gì ? Khi ko tương quan ta kỳ vọng gì ?
_ Bao nhiêu điểm để vào theo một Trend ?
3. Xác định sideway. Cách giao dịch trong Sideway ?
4. Xác định cản.
_ Tại sao giá phá cản ? tại sao giá ko phá ? Tại sao giá phá cản xong lai quay về đóng dưới/trên cản ?
_ Tại sao giá test cản ko phá, cho tin hiệu nến vào lệnh tại cản nhưng sau đó lại đi ngược tín hiệu nến ?
5. Xác định nhận biết thị trường sẽ tạo Break out giả.
6. Tín hiệu nến vào lệnh ?
_ Tại sao tín hiệu nến lúc thì đúng ? lúc thì sai ?.
_ Tại sao tín hiệu nến lúc đúng giá ko đi xa, sau đó lại quay về phá tín hiệu nến ?
7. Cách dịch chuyển SL
8. Cách nhồi lệnh.
9. Tâm lý giao dịch.
10. Khung thời gian giao dịch.

Tạm thời nhớ được nhiêu đấy !!! :D:D
hay nè, có thắc mắc nhỏ bác ơi: "(em phân biệt Trend và Xu hướng là khác nhau nhé)", khác nhau thế nào vậy bác?
 
1.
Đối với mình cái "xu hướng" để dự đoán rủi ro. Mình đánh false break như đã trình bày:
+ nếu đánh bẻ gãy sóng hồi, đi tiếp xu hướng của khung thời gian lớn hơn. Cái này ngon.
+ nếu đánh bẻ gãy xu hướng chính, ăn sóng hồi. cái này hơi căng.
+ sideway, không có xu hướng. Cái này mệt, vô lệnh xong thì nó tạo xu hướng ngược lệnh mình thì xong luôn.
Nếu trả lời xu hướng còn tiếp tục không rất khó, nó phụ thuộc khung thời gian nào và ngó vùng cản + indicator rồi áng chừng. Nếu mình trả lời thì có thể hiểu như dân gian thường nói là bằng niềm tin.
2.
Vậy nên trong trading có nhiều vấn đề (như bạn liệt kê), không biết bạn tìm hiểu nhiều thế nào, còn mình chung qui lại chỉ tìm hiểu 1 vấn đề:
khi nào đảo chiều?
(tức là nó tạo đỉnh, đáy xong mình tin giá quay đầu, không tạo đỉnh/đáy cao/thấp hơn nữa. Nếu sai, mình mất SL nhỏ)
Bản chất là câu hỏi cung-cầu: người ta có tâm lý chấp nhận mức giá nào trong tháng trên khung d1, trong tuần trên khung h4. Mức giá trong vùng được chấp nhận, mình không giao dịch. Dựa trên dự đoán mức giá "thỏa hiệp", mà mình cho rằng mức giá đang bị thổi phồng hay mức giá quá hời. Đây là vùng giá mình sẽ giao dịch mình (mình mua cái gi mình cảm thấy rẻ; bán vàng ra khi thấy nó quá mắc). Cách đánh false break thể hiện tâm lý của mình rằng mức giá quay lại vùng 2 bên phe MUA/BÁN sẽ thỏa hiệp ~ món hàng đó giá như vậy là hợp lý, nó sẽ tiến tới vùng giá này trong tuần/tháng.
Vậy nên mình kết hợp cả ptcb+ptkt:
+ ptcb nhận định giá hiện tại như vậy là đang được thổi phồng hay đang hời.
+ ptkt (cụ thể ở đây là đánh false break) xác nhận thời điểm giá quay lại vùng "thỏa hiệp" của 2 phe.
Một khi dính SL thì phải rút ra nguyên nhân: ta vào sai thời điểm (ptkt) hay đánh giá vùng giá "thoả hiệp"/"thổi phồng"/"hời" sai (ptcb). Sai trong phân tích (ky thuat / co bản), cái này tốt, nó giúp bạn cải thiện khả năng. Bạn không biết sai do đâu mới đáng sợ. Di nhiên mình cũng mắc phải (và cũng lập lại) những sai lầm về quản lý rủi ro và kiểm soát tâm lý, cái này bị tư tưởng chi phối. Điều chỉnh tư tưởng bản thân là vấn đề khó, nó giải quyết cho cuộc sống mình luôn chứ không chỉ trong việctrading.
hay luôn nè.
 
1.
Đối với mình cái "xu hướng" để dự đoán rủi ro. Mình đánh false break như đã trình bày:
+ nếu đánh bẻ gãy sóng hồi, đi tiếp xu hướng của khung thời gian lớn hơn. Cái này ngon.
+ nếu đánh bẻ gãy xu hướng chính, ăn sóng hồi. cái này hơi căng.
+ sideway, không có xu hướng. Cái này mệt, vô lệnh xong thì nó tạo xu hướng ngược lệnh mình thì xong luôn.
Nếu trả lời xu hướng còn tiếp tục không rất khó, nó phụ thuộc khung thời gian nào và ngó vùng cản + indicator rồi áng chừng. Nếu mình trả lời thì có thể hiểu như dân gian thường nói là bằng niềm tin.
2.
Vậy nên trong trading có nhiều vấn đề (như bạn liệt kê), không biết bạn tìm hiểu nhiều thế nào, còn mình chung qui lại chỉ tìm hiểu 1 vấn đề:
khi nào đảo chiều?
(tức là nó tạo đỉnh, đáy xong mình tin giá quay đầu, không tạo đỉnh/đáy cao/thấp hơn nữa. Nếu sai, mình mất SL nhỏ)
Bản chất là câu hỏi cung-cầu: người ta có tâm lý chấp nhận mức giá nào trong tháng trên khung d1, trong tuần trên khung h4. Mức giá trong vùng được chấp nhận, mình không giao dịch. Dựa trên dự đoán mức giá "thỏa hiệp", mà mình cho rằng mức giá đang bị thổi phồng hay mức giá quá hời. Đây là vùng giá mình sẽ giao dịch mình (mình mua cái gi mình cảm thấy rẻ; bán vàng ra khi thấy nó quá mắc). Cách đánh false break thể hiện tâm lý của mình rằng mức giá quay lại vùng 2 bên phe MUA/BÁN sẽ thỏa hiệp ~ món hàng đó giá như vậy là hợp lý, nó sẽ tiến tới vùng giá này trong tuần/tháng.
Vậy nên mình kết hợp cả ptcb+ptkt:
+ ptcb nhận định giá hiện tại như vậy là đang được thổi phồng hay đang hời.
+ ptkt (cụ thể ở đây là đánh false break) xác nhận thời điểm giá quay lại vùng "thỏa hiệp" của 2 phe.
Một khi dính SL thì phải rút ra nguyên nhân: ta vào sai thời điểm (ptkt) hay đánh giá vùng giá "thoả hiệp"/"thổi phồng"/"hời" sai (ptcb). Sai trong phân tích (ky thuat / co bản), cái này tốt, nó giúp bạn cải thiện khả năng. Bạn không biết sai do đâu mới đáng sợ. Di nhiên mình cũng mắc phải (và cũng lập lại) những sai lầm về quản lý rủi ro và kiểm soát tâm lý, cái này bị tư tưởng chi phối. Điều chỉnh tư tưởng bản thân là vấn đề khó, nó giải quyết cho cuộc sống mình luôn chứ không chỉ trong việctrading.

Em tin chắc sớm muộn bác cũng sẽ loạn chưởng thôi, từ cách tư duy cho đến phương pháp đánh. Trong đầu bác là cả một mới kiến thức bòng bong mà bản thân bác cũng ko chắc chắn đc cái gì.
Phương pháp trade của bác là trade đảo chiều cần sự chủ động mà tư duy phân tích của bác lại rất bị động thì cũng bị market quay như chong chóng.
Đối với em vấn đề Giá đến đâu đảo chiều? Thế nào đc xem là đảo chiều ? là việc phải dự tính được trong quá trình quá trình phân tích rồi. Ko phân tích đc thì ko chơi. Chứ ko phải là chờ giá đi đến vùng nào đó khựng lại rồi mới bắt đầu phân tích đây đã là đỉnh/đáy chưa thì cũng chả làm đc gì.
Những câu hỏi em đặt ra là những câu hỏi em đã giải quyết triệt để từ vài năm trc rồi. Nó cũng chỉ là một trong số thôi :D Xem lại các hình em post trong forum này thì việc em bắt đỉnh/đáy cũng thường xuyên thôi ấy mà. Giờ thì em có trade gì thì cũng làm biếng show. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hay nè, có thắc mắc nhỏ bác ơi: "(em phân biệt Trend và Xu hướng là khác nhau nhé)", khác nhau thế nào vậy bác?
Định nghĩa của em:
Xu hướng là động lực nhất thời, diễn ra nhanh, mạnh và kết thúc cũng nhanh chóng.
Trend là thị trường có cấu trúc đỉnh/đáy như các bác thường hay nghe như: Đỉnh sau cao hơn đỉnh trc/ đáy sau cao hơn đáy trc ----> Up trend.
Trong trend có xu hướng, trong xu hướng cũng tồn tại một Trend khác.
 
bó tay. tôi không thể tiếp chuyện thêm với @Khonggioihan. sẽ mất thời gian để giải thích:
+ false break là gì
+ tôi loạn chưởng hay không trong khi chỉ dùng 3 phuong pháp trong ptkt.
Kiến thức bạn sâu, rộng thật đấy. Mình nhường người có trình độ hơn tiếp chuyện, thật sự mình khg đủ khả năng.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,489 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,561 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên