Tại sao indicator quá chậm, quá nhiễu và không thể dự đoán? Có nên tẩy chay indicator?

Tại sao indicator quá chậm, quá nhiễu và không thể dự đoán? Có nên tẩy chay indicator?

Tại sao indicator quá chậm, quá nhiễu và không thể dự đoán? Có nên tẩy chay indicator?

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Indicator nói chung từ lâu đã trở thành công cụ không thể thiếu của tất cả các trader trên thế giới cũng như Việt Nam. Nhưng ít nhiều nó cũng bị kỳ thị với các phương pháp khác do một lý do muôn thuở: quá chậm so với giá hoặc quá nhiễu dẫn đến sử dụng không hiệu quả. Vậy nó có đáng để vứt đi hay vẫn còn giá trị để sử dụng. Trader có nên dùng indicator nữa không hay vứt bỏ hết, chart trắng tinh là đủ.

Dạo gần đây tôi thấy một số anh em có nhiều quan điểm trái chiều, do đó tôi muốn lập topic này mục đích là để anh em thảo luận, trao đổi với nhau và có tư duy đúng đắn hơn về indicator thay vì tẩy chay nó và tung hô, thần thánh hóa 1 phương pháp nào đó. Topic này không nhằm mục đích đả kích ai, luôn là như vậy (vì đơn giản Blade không có nhiều thời gian để cải vã, thời gian Blade làm việc và nghiên cứu còn không đủ), nên nếu có lỡ nói trúng suy nghĩ của ai thì anh em cứ mạnh dạn thảo luận trên tinh thần xây dựng win-win nhé.

VẤN ĐỀ 1: INDICATOR CÓ PHẢI LÀ CÔNG CỤ DỰ BÁO TƯƠNG LAI KHÔNG?

Vấn đề đầu tiên của indicator người ta thường dùng nó để đoán tương lai trong khi nó chỉ có thể nói tới hiện tại dựa vào quá khứ.

Indicator chưa hề sinh là để dự đoán. Bởi lẽ, từ cái tên của nó đã thể hiện điều đó: Indicator là danh từ được lấy từ động từ gốc indicate nghĩa là thể hiện, biểu thị, chỉ ra,... nó tương đương nghĩa với từ SHOW. Không may mắn là nó không đồng nghĩa với từ Forecast hay Predict hay Guess. Vậy tại sao chúng ta cứ bắt nó phải đồng nghĩa, chúng ta cứ bắt nó phải dự đoán tương lai giá sắp tới.

Indicator nghĩa là công cụ HIỂN THỊ, CHỈ RA tình hình thị trường ở THÌ HIỆN TẠI. Do đó, để sử dụng đúng indicator, chúng ta nên sử dụng nó để biết trạng thái thị trường hiện tại, từ đó quyết định xem sẽ đi như thế nào, sẽ BUY hay SELL.

tai-sao-indicator-qua-cham-qua-nhieu-va-khong-the-du-doan-co-nen-tay-chay-indicator-2.png


Tôi ví dụ một công cụ nhé: RSI. Giả sử RSI phân kỳ tăng với giá, tức là giá tạo đáy thấp hơn, nhưng RSI tạo đáy cao hơn. Nhìn vào phân kỳ này chúng ta sẽ nghĩ gì? Giá sẽ tăng? Không cái đó là dự đoán RSI không thể biết giá sẽ tăng. RSI chỉ biết rằng khi tạo phân kỳ như vậy thì ở hiện tại lực giảm của thị trường đã yếu, sắp kết thúc, lực cung hết, trong nội tại thị trường thì đã người bán đã hết lực. Chỉ như vậy thôi.

Vậy giao dịch làm sao với phân kỳ? Câu trả lời, khi xuất hiện phân kỳ thì lực giảm đã yếu đi, nhưng để giá tăng thì cần phải có tín hiệu xác nhận lực tăng có tồn tại. Chúng ta cần 1 công cụ khác để xác nhận điều đó ( mô hình nến, một cây nến marubozu tăng,...) hoặc chính RSI xác nhận bằng cách tăng lên mức 30 chẳng hạn. Tức là xác nhận Ở THÌ HIỆN TẠI, lực tăng đã nhảy vào thị trường.

Do đó, nhiều trader vẫn còn hiểu rằng phân kỳ là dự báo đảo chiều, để khi không dự báo được đảo chiều thì lại khẳng định RSI sai quá sai. Indicator không sai, chúng ta dùng sai.

VẤN ĐỀ 2: SET THÔNG SỐ INDICATOR NHƯ THẾ NÀO? CHẬM QUÁ THÌ MẤT HÀNG, NHANH QUÁ THÌ MẤT TIỀN!

Vấn đề thứ hai là vấn đề về các thông số của indicator. Điều này làm indicator mang tính đa dạng, nhưng cũng làm cho trader nhiễu loạn hơn vì không biết set như thế nào cho đúng.

Ví dụ RSI 28 thì chậm quá, không bắt được gì cả, bỏ lỡ cơ hội rất nhiều. Set xuống 9 kỳ thì nhiễu quá đỉnh đáy nhỏ xíu mà nó cũng bắt. Vậy tốt nhất nên để 14 kỳ là xong.

Một lý do rất đơn giản, con số mặc định của các indicator đã được người sáng tạo ra nó kiểm nghiệm bằng xác suất thống kê cũng như kinh nghiệm bản thân. Do đó, con số đó có ý nghĩa. RSI tại không không mặc định là 13 hoặc 15, trong khi cứ phải là 14. Bollinger Bands (20,2) chẳng hạn.

Do đó, nếu chúng ta chỉ cần sử dụng để kiếm tiền thì cứ việc áp dụng đúng tỷ lệ chuẩn.
Việc đổi thông số là cần thiết nếu như anh em trade đủ lâu và phát hiện rằng thông số mặc định không phù hợp với mình và thị trường mình đang giao dịch. Tức là anh em đã có kinh nghiệm và có thống kê lại, điều chỉnh thông số là phù hợp.

Còn nếu chỉ vì nghe theo 1 ai đó, hoặc thấy nó quá nhanh hoặc quá chậm mà thay đổi thông số thì theo tôi nó rất nguy hiểm cho anh em.

Vẫn còn rất nhiều vấn đề khác về indicator mà tôi muốn nói nhưng viết cũng dài rồi, tôi xin nhường lại phần thảo luận và phản biện cho anh em, mong anh em góp ý thêm quan điểm của mình nhé. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Cách vẽ kháng cự - hỗ trợ chính xác hơn cho trader mới
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini
đã từng làm trong nhóm bán tín hiệu dựa trên 1 mớ indicator với bảng chấm điểm ..... nhưng thú thật....indicator chỉ nên mang tính tham khảo cho sự phân tích cơ bản và kỹ thuật tổng hợp của bản thân chớ đừng có vin hoàn toàn vào nó mà vào lệnh
 
Không có chén thánh, đây là các chỉ báo giúp ta có dự đoán tương lai và ra quyết định ở kỳ hiện tại.
 
Tiêu đề đã thể hiện sự đổ lỗi, bản thân ind đâu có lỗi, mỗi ind ra đời đều đi cùng hướng dẫn sử dụng kỹ. Vấn đề là con người ko tuân thủ. Nêu ind có sai cũng là do con người góp phần làm nát nó
 
Từ "dự báo " không đồng nghĩa với việc sự kiện chắc chắn phải xảy ra trong tương lai . Các CBKT phần lớn đều được xây dựng dựa trên giá mà giá có XH .Tiên đề thứ 2 của PTKT cho rằng XH của giá sẽ tiếp diễn cho đến khi có một lực đủ mạnh làm nó đảo chiều . Chính 2 điều trên cho CBKT khả năng dự báo . Vấn đề dự báo chính xác ở mức độ nào phụ thuộc vào khả năng của NGD !
 
Indicator mạnh nhất khi biết sử dụng và kết hợp, như mình hay dùng RSI với sóng Elliott và Fibo, thật sự rất hiểu quả.
VD: Có sóng A-B-C với C chạm 61.8 thêm RSI báo quá mức thì đó là 1 tín hiệu tốt
 
Em thì rất hạn chế dùng Indicator, bỡi em tư duy rằng đó là công cụ giúp sàn rất hữu hiệu.
 
Một chỉ báo nhanh giúp vào lệnh nhanh hơn(no fix) và một chỉ báo chậm khi chỉ báo nhanh bị nhiễu và chập cheng...
Cả hai chỉ báo phải kết hợp lẫn nhau và tất nhiên nó đứng sau 1 thằng ....
o_Oo_Oo_O
 
Các vấn đề @The Blade trình bày là cốt yếu rồi.
vđ1: dùng giá hay volume trong quá khứ không nói được trước tương lai. Hiểu điều này trước tiên cái đã để rõ tư tưởng vậy thì indicators bám sát thực tế nhanh hay chậm để làm cm gì?
- Nói nó lên hay xuống được không?
- Nếu được thì thiên hạ mở khung D1 ra coi rồi chắc cú thanh giá kế tiếp là gì rồi, tiến hành LONG/SHORT cho ngày mai, hết ngày Tp. Giàu cả làng.
vđ2: tìm cái indicator nhanh/chậm hay điều chỉnh thông số mặc định để indicator phản ánh hiện tại càng nhanh thì "nhanh quá thì mất tiền". Mình đồng quan điểm với @The Blade giữ tham số mặc định đã qua thống kê của người ta mà dùng để được xác suất cao. Nhưng "chậm quá thì mất hàng", đồng ý luôn ví dụ MA trung bình giá của càng nhiều thanh giá trước thì càng chắc ăn, nhưng chậm. Vậy nên nhanh/chậm nằm ở tư duy của bạn dự đoán mô hình đó khả năng hoàn thành đủ điều kiện bao nhiêu %? Vào sớm khi mô hình chưa hoàn thành như vậy mức đánh đổi là bao nhiêu?
Mô hình xác suất cao thì thường chậm, mô hình phản ứng nhanh sát thực tế thì xác suất không cao. Như vậy cái điều quan trọng là hiểu indicators mình dùng, lúc đó nhanh/chậm tùy thuộc cái đầu, kinh nghiệm của mình chứ không phải do indicators. Cứ tìm indicators nhan/chậm mà chẳng hiểu gì thì chẳng đi tới đâu đâu.
Một khi bạn hiểu đứa bạn thân của bạn, dù nó là đứa lề mề hay tính cách nó tùy hứng thì vẫn có xác suất cao bạn dự đoán được hành tung của nó mà không cần phải bám sát hoàn cảnh thực tế liên tục mà chỉ cần hiểu một số điểm mấu ch̀ốt mà nó thể hiện.
 
Indicator nói chung từ lâu đã trở thành công cụ không thể thiếu của tất cả các trader trên thế giới cũng như Việt Nam. Nhưng ít nhiều nó cũng bị kỳ thị với các phương pháp khác do một lý do muôn thuở: quá chậm so với giá hoặc quá nhiễu dẫn đến sử dụng không hiệu quả. Vậy nó có đáng để vứt đi hay vẫn còn giá trị để sử dụng. Trader có nên dùng indicator nữa không hay vứt bỏ hết, chart trắng tinh là đủ.

Dạo gần đây tôi thấy một số anh em có nhiều quan điểm trái chiều, do đó tôi muốn lập topic này mục đích là để anh em thảo luận, trao đổi với nhau và có tư duy đúng đắn hơn về indicator thay vì tẩy chay nó và tung hô, thần thánh hóa 1 phương pháp nào đó. Topic này không nhằm mục đích đả kích ai, luôn là như vậy (vì đơn giản Blade không có nhiều thời gian để cải vã, thời gian Blade làm việc và nghiên cứu còn không đủ), nên nếu có lỡ nói trúng suy nghĩ của ai thì anh em cứ mạnh dạn thảo luận trên tinh thần xây dựng win-win nhé.

VẤN ĐỀ 1: INDICATOR CÓ PHẢI LÀ CÔNG CỤ DỰ BÁO TƯƠNG LAI KHÔNG?

Vấn đề đầu tiên của indicator người ta thường dùng nó để đoán tương lai trong khi nó chỉ có thể nói tới hiện tại dựa vào quá khứ.

Indicator chưa hề sinh là để dự đoán. Bởi lẽ, từ cái tên của nó đã thể hiện điều đó: Indicator là danh từ được lấy từ động từ gốc indicate nghĩa là thể hiện, biểu thị, chỉ ra,... nó tương đương nghĩa với từ SHOW. Không may mắn là nó không đồng nghĩa với từ Forecast hay Predict hay Guess. Vậy tại sao chúng ta cứ bắt nó phải đồng nghĩa, chúng ta cứ bắt nó phải dự đoán tương lai giá sắp tới.

Indicator nghĩa là công cụ HIỂN THỊ, CHỈ RA tình hình thị trường ở THÌ HIỆN TẠI. Do đó, để sử dụng đúng indicator, chúng ta nên sử dụng nó để biết trạng thái thị trường hiện tại, từ đó quyết định xem sẽ đi như thế nào, sẽ BUY hay SELL.

View attachment 68117

Tôi ví dụ một công cụ nhé: RSI. Giả sử RSI phân kỳ tăng với giá, tức là giá tạo đáy thấp hơn, nhưng RSI tạo đáy cao hơn. Nhìn vào phân kỳ này chúng ta sẽ nghĩ gì? Giá sẽ tăng? Không cái đó là dự đoán RSI không thể biết giá sẽ tăng. RSI chỉ biết rằng khi tạo phân kỳ như vậy thì ở hiện tại lực giảm của thị trường đã yếu, sắp kết thúc, lực cung hết, trong nội tại thị trường thì đã người bán đã hết lực. Chỉ như vậy thôi.

Vậy giao dịch làm sao với phân kỳ? Câu trả lời, khi xuất hiện phân kỳ thì lực giảm đã yếu đi, nhưng để giá tăng thì cần phải có tín hiệu xác nhận lực tăng có tồn tại. Chúng ta cần 1 công cụ khác để xác nhận điều đó (mô hình nến, một cây nến marubozu tăng,...) hoặc chính RSI xác nhận bằng cách tăng lên mức 30 chẳng hạn. Tức là xác nhận Ở THÌ HIỆN TẠI, lực tăng đã nhảy vào thị trường.

Do đó, nhiều trader vẫn còn hiểu rằng phân kỳ là dự báo đảo chiều, để khi không dự báo được đảo chiều thì lại khẳng định RSI sai quá sai. Indicator không sai, chúng ta dùng sai.

VẤN ĐỀ 2: SET THÔNG SỐ INDICATOR NHƯ THẾ NÀO? CHẬM QUÁ THÌ MẤT HÀNG, NHANH QUÁ THÌ MẤT TIỀN!

Vấn đề thứ hai là vấn đề về các thông số của indicator. Điều này làm indicator mang tính đa dạng, nhưng cũng làm cho trader nhiễu loạn hơn vì không biết set như thế nào cho đúng.

Ví dụ RSI 28 thì chậm quá, không bắt được gì cả, bỏ lỡ cơ hội rất nhiều. Set xuống 9 kỳ thì nhiễu quá đỉnh đáy nhỏ xíu mà nó cũng bắt. Vậy tốt nhất nên để 14 kỳ là xong.

Một lý do rất đơn giản, con số mặc định của các indicator đã được người sáng tạo ra nó kiểm nghiệm bằng xác suất thống kê cũng như kinh nghiệm bản thân. Do đó, con số đó có ý nghĩa. RSI tại không không mặc định là 13 hoặc 15, trong khi cứ phải là 14. Bollinger Bands (20,2) chẳng hạn.

Do đó, nếu chúng ta chỉ cần sử dụng để kiếm tiền thì cứ việc áp dụng đúng tỷ lệ chuẩn.
Việc đổi thông số là cần thiết nếu như anh em trade đủ lâu và phát hiện rằng thông số mặc định không phù hợp với mình và thị trường mình đang giao dịch. Tức là anh em đã có kinh nghiệm và có thống kê lại, điều chỉnh thông số là phù hợp.

Còn nếu chỉ vì nghe theo 1 ai đó, hoặc thấy nó quá nhanh hoặc quá chậm mà thay đổi thông số thì theo tôi nó rất nguy hiểm cho anh em.

Vẫn còn rất nhiều vấn đề khác về indicator mà tôi muốn nói nhưng viết cũng dài rồi, tôi xin nhường lại phần thảo luận và phản biện cho anh em, mong anh em góp ý thêm quan điểm của mình nhé. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Cách vẽ kháng cự - hỗ trợ chính xác hơn cho trader mới
indicator chỉ căn cứ vào dữ liệu quá khứ để hoạt động, cho nên lúc đúng lúc sai. Anh em thích cái nào thì dùng cái đó thôi chứ cái nào cũng vậy, nếu indi lúc nào cũng đúng thì làm gì còn sàn nào cho anh em chơi nữa. Chơi forex chỉ là dự đoán theo xác xuất không ai có thể đoán đúng 100% được.
 
Indicator nói chung từ lâu đã trở thành công cụ không thể thiếu của tất cả các trader trên thế giới cũng như Việt Nam. Nhưng ít nhiều nó cũng bị kỳ thị với các phương pháp khác do một lý do muôn thuở: quá chậm so với giá hoặc quá nhiễu dẫn đến sử dụng không hiệu quả. Vậy nó có đáng để vứt đi hay vẫn còn giá trị để sử dụng. Trader có nên dùng indicator nữa không hay vứt bỏ hết, chart trắng tinh là đủ.

Dạo gần đây tôi thấy một số anh em có nhiều quan điểm trái chiều, do đó tôi muốn lập topic này mục đích là để anh em thảo luận, trao đổi với nhau và có tư duy đúng đắn hơn về indicator thay vì tẩy chay nó và tung hô, thần thánh hóa 1 phương pháp nào đó. Topic này không nhằm mục đích đả kích ai, luôn là như vậy (vì đơn giản Blade không có nhiều thời gian để cải vã, thời gian Blade làm việc và nghiên cứu còn không đủ), nên nếu có lỡ nói trúng suy nghĩ của ai thì anh em cứ mạnh dạn thảo luận trên tinh thần xây dựng win-win nhé.

VẤN ĐỀ 1: INDICATOR CÓ PHẢI LÀ CÔNG CỤ DỰ BÁO TƯƠNG LAI KHÔNG?

Vấn đề đầu tiên của indicator người ta thường dùng nó để đoán tương lai trong khi nó chỉ có thể nói tới hiện tại dựa vào quá khứ.

Indicator chưa hề sinh là để dự đoán. Bởi lẽ, từ cái tên của nó đã thể hiện điều đó: Indicator là danh từ được lấy từ động từ gốc indicate nghĩa là thể hiện, biểu thị, chỉ ra,... nó tương đương nghĩa với từ SHOW. Không may mắn là nó không đồng nghĩa với từ Forecast hay Predict hay Guess. Vậy tại sao chúng ta cứ bắt nó phải đồng nghĩa, chúng ta cứ bắt nó phải dự đoán tương lai giá sắp tới.

Indicator nghĩa là công cụ HIỂN THỊ, CHỈ RA tình hình thị trường ở THÌ HIỆN TẠI. Do đó, để sử dụng đúng indicator, chúng ta nên sử dụng nó để biết trạng thái thị trường hiện tại, từ đó quyết định xem sẽ đi như thế nào, sẽ BUY hay SELL.

View attachment 68117

Tôi ví dụ một công cụ nhé: RSI. Giả sử RSI phân kỳ tăng với giá, tức là giá tạo đáy thấp hơn, nhưng RSI tạo đáy cao hơn. Nhìn vào phân kỳ này chúng ta sẽ nghĩ gì? Giá sẽ tăng? Không cái đó là dự đoán RSI không thể biết giá sẽ tăng. RSI chỉ biết rằng khi tạo phân kỳ như vậy thì ở hiện tại lực giảm của thị trường đã yếu, sắp kết thúc, lực cung hết, trong nội tại thị trường thì đã người bán đã hết lực. Chỉ như vậy thôi.

Vậy giao dịch làm sao với phân kỳ? Câu trả lời, khi xuất hiện phân kỳ thì lực giảm đã yếu đi, nhưng để giá tăng thì cần phải có tín hiệu xác nhận lực tăng có tồn tại. Chúng ta cần 1 công cụ khác để xác nhận điều đó (mô hình nến, một cây nến marubozu tăng,...) hoặc chính RSI xác nhận bằng cách tăng lên mức 30 chẳng hạn. Tức là xác nhận Ở THÌ HIỆN TẠI, lực tăng đã nhảy vào thị trường.

Do đó, nhiều trader vẫn còn hiểu rằng phân kỳ là dự báo đảo chiều, để khi không dự báo được đảo chiều thì lại khẳng định RSI sai quá sai. Indicator không sai, chúng ta dùng sai.

VẤN ĐỀ 2: SET THÔNG SỐ INDICATOR NHƯ THẾ NÀO? CHẬM QUÁ THÌ MẤT HÀNG, NHANH QUÁ THÌ MẤT TIỀN!

Vấn đề thứ hai là vấn đề về các thông số của indicator. Điều này làm indicator mang tính đa dạng, nhưng cũng làm cho trader nhiễu loạn hơn vì không biết set như thế nào cho đúng.

Ví dụ RSI 28 thì chậm quá, không bắt được gì cả, bỏ lỡ cơ hội rất nhiều. Set xuống 9 kỳ thì nhiễu quá đỉnh đáy nhỏ xíu mà nó cũng bắt. Vậy tốt nhất nên để 14 kỳ là xong.

Một lý do rất đơn giản, con số mặc định của các indicator đã được người sáng tạo ra nó kiểm nghiệm bằng xác suất thống kê cũng như kinh nghiệm bản thân. Do đó, con số đó có ý nghĩa. RSI tại không không mặc định là 13 hoặc 15, trong khi cứ phải là 14. Bollinger Bands (20,2) chẳng hạn.

Do đó, nếu chúng ta chỉ cần sử dụng để kiếm tiền thì cứ việc áp dụng đúng tỷ lệ chuẩn.
Việc đổi thông số là cần thiết nếu như anh em trade đủ lâu và phát hiện rằng thông số mặc định không phù hợp với mình và thị trường mình đang giao dịch. Tức là anh em đã có kinh nghiệm và có thống kê lại, điều chỉnh thông số là phù hợp.

Còn nếu chỉ vì nghe theo 1 ai đó, hoặc thấy nó quá nhanh hoặc quá chậm mà thay đổi thông số thì theo tôi nó rất nguy hiểm cho anh em.

Vẫn còn rất nhiều vấn đề khác về indicator mà tôi muốn nói nhưng viết cũng dài rồi, tôi xin nhường lại phần thảo luận và phản biện cho anh em, mong anh em góp ý thêm quan điểm của mình nhé. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Cách vẽ kháng cự - hỗ trợ chính xác hơn cho trader mới
Tôi kg chuyên về PA, tôi rất dốt về nến, về mức kháng cự hay hô trợ theo nến và tôi chuyên dùng indicator
Có hiệu quả tốt chứ?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,489 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,561 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên