Tiết lộ các chiến lược giao dịch có phần kỳ lạ của các Quỹ phòng hộ - Hedge fund (Phần 2)

Tiết lộ các chiến lược giao dịch có phần kỳ lạ của các Quỹ phòng hộ - Hedge fund (Phần 2)

Tiết lộ các chiến lược giao dịch có phần kỳ lạ của các Quỹ phòng hộ - Hedge fund (Phần 2)

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,120
29,782
Mời anh em xem phần 1 tại đây.
-----

2. Chiến lược thị trường trung lập


Trong chiến lược thị trường trung lập, các quỹ phòng hộ nhắm mục tiêu khối lượng giao dịch ròng bằng 0, điều này có nghĩa là tổng lượng bán và lượng mua có giá trị thị trường bằng nhau.

Trong trường hợp này, người quản lý tạo ra toàn bộ lợi nhuận của họ từ việc lựa chọn cổ phiếu.

Chiến lược này có rủi ro thấp hơn chiến lược đầu tiên mà chúng ta đã thảo luận, nhưng đồng thời lợi nhuận kỳ vọng cũng thấp hơn.

Ví dụ:

Một người quản lý quỹ có thể mua 10 loại cổ phiếu công nghệ sinh học dự kiến sẽ hoạt động tốt hơn và bán 10 cổ phiếu công nghệ sinh học dự kiến kém hiệu quả. Trong trường hợp này, lãi và lỗ sẽ bù trừ lẫn nhau bất chấp thị trường thực tế như thế nào.

Vì vậy, ngay cả khi ngành dịch chuyển theo bất kỳ hướng nào thì mức lỗ trên cổ phiếu đã bán sẽ được bù đắp bằng một khoản lãi ở các lệnh mua.

3. Chiến lược Arbitrage (ác-bít) chuyển đổi


Để hiểu về chiến lược này đầu tiên anh em cần hiểu về khái niệm trái phiếu chuyển đổi, nó là một loại chứng khoán lai, sự kết hợp giữa trái phiếu với một lựa chọn về vốn chủ sở hữu.

Một quỹ đầu cơ chênh lệch chuyển đổi thường mua các trái phiếu chuyển đổi và bán một tỷ lệ tương ứng các cổ phiếu mà họ chuyển đổi của công ty đó.

6.png

Nói một cách đơn giản, đó là việc mua trái phiếu chuyển đổi và bán các cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phần tương ứng.

Họ cố gắng khai thác lợi nhuận từ sự sai lệch giữa trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu cơ bản của công ty.

Nếu trái phiếu chuyển đổi có giá rẻ hoặc bị định giá thấp so với cổ phiếu cơ bản, thì nhà giao dịch arbitrage sẽ nắm giữ một vị thế mua trái phiếu chuyển đổi và một vị thế bán cổ phiếu.

Ngược lại, nếu trái phiếu chuyển đổi quá đắt so với cổ phiếu cơ bản, thì họ sẽ có vị thế bán trái phiếu chuyển đổi và vị thế mua trong cổ phiếu cơ bản.

Ví dụ:

Visions Co. quyết định phát hành trái phiếu kỳ hạn 1 năm với lãi suất 5%. Vào ngày đầu tiên giao dịch, nó có mệnh giá là 1,000 đô la và nếu bạn giữ nó đến hạn thanh toán (1 năm), bạn sẽ thu được 50 đô la tiền lãi.

Trái phiếu có thể chuyển đổi thành 50 cổ phiếu phổ thông của Vision bất kỳ khi nào trái chủ muốn chuyển đổi chúng. Giá cổ phiếu tại thời điểm đó là 20 đô la.

Nếu giá cổ phiếu của Vision tăng lên $ 25 thì trái chủ chuyển đổi có thể thực hiện đặc quyền chuyển đổi của mình. Giờ đây họ có thể nhận được 50 cổ phần của cổ phiếu của Vision.

50 cổ phiếu với giá $ 25 trị giá $ 1250. Vì vậy, nếu nhà giao dịch mua trái phiếu vào thời điểm phát hành ($ 1000), thì họ đã kiếm được lợi nhuận $ 250.

Nhưng nếu giá cổ phiếu giảm xuống còn $ 15 thì sao? Trường hợp này khi chuyển đổi thì sẽ chỉ còn $ 750 ($ 15 * 50). Và tất nhiên là không ai dại dột làm điều này mà thay vào đó sẽ chờ đợi đến khi đáo hạn để nhận cả gốc và lãi.

--Còn tiếp--
Nguồn Wallstreetmojo
Xem thêm:
>> Tiết lộ hai "điểm vàng" để bạn xác định kháng cự hỗ trợ chính xác hơn
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Mời anh em có kinh nghiệm về cổ phiếu vào bình luận cho anh em được tỏ tường! :)
 
Em từng cộng tác với 1 quant fund, ko biết có “hedge” ko :)) chiến lược luôn luôn là market neutral. Mỗi mã dc phân 1 số điểm từ [-1;1]. Âm thì short, dương thì long. Trị tuyệt đối càng cao thì phân bổ tiền vào càng nhiều. Họ phân bổ lại portfolio mỗi ngày. Portfolio chia ra theo các nhóm: top200 cp, top300... top3000.
 
Em từng cộng tác với 1 quant fund, ko biết có “hedge” ko :)) chiến lược luôn luôn là market neutral. Mỗi mã dc phân 1 số điểm từ [-1;1]. Âm thì short, dương thì long. Trị tuyệt đối càng cao thì phân bổ tiền vào càng nhiều. Họ phân bổ lại portfolio mỗi ngày. Portfolio chia ra theo các nhóm: top200 cp, top300... top3000.
Nghe hấp dẫn vãi, bác có thêm thông tin kể anh em nghe tiếp đi bác :rolleyes:
 
Nghe hấp dẫn vãi, bác có thêm thông tin kể anh em nghe tiếp đi bác :rolleyes:

Sẽ vui nếu bác thích đọc nghiên cứu và tìm hiểu các thuật toán/ mô hình trong giao dịch. Công việc thường ngày chỉ xoay quanh đọc paper, tìm ý tưởng phát triển. Vd bác nảy ra ý định trade theo TraderViet, cứ bài nào trên 2k view thì bác lấy, xong nghĩ cách lượng hoá nó về số để phân bổ tiền. Làm việc khá thoải mái vì là self-pace, ko làm thì ko có còm thôi :)) researcher cứ viết thoải mái, công việc đưa mô hình nào vào quỹ sẽ có 1 ông Manager lo. Thu nhập của bác tính trên % lợi nhuận của quỹ thì phải, em ko quan tâm lắm, cò con cũng thay đổi dc quái gì đâu :)) ít thì vài trăm, nhiều thì vài k
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,241 Xem / 84 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 638 Xem / 34 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,142 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 278 Xem / 31 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 98 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên