Cách kết hợp Stochastic và mô hình nến để có xác suất thắng cao trong trade coin

Cách kết hợp Stochastic và mô hình nến để có xác suất thắng cao trong trade coin

Cách kết hợp Stochastic và mô hình nến để có xác suất thắng cao trong trade coin

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Stochastic là một chỉ báo dao động (oscillator) thuộc hàng kinh điển trong giới phân tích kỹ thuật, và được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều hệ thống giao dịch bởi nhiều Trader trên thế giới. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách mà mình xài Stochastic vào hệ thống giao dịch, và tại sao là Stochastic mà không phải là chỉ báo nào khác.

Stochastic – Làm quen nhẹ


Stochastic là chỉ báo mà chắc anh em nào cũng đã từng dùng qua một lần, hay ít nhất là đã nghe nói qua. Nó là loại chỉ báo dao động, tức là đi trước giá, hay còn gọi là chỉ báo nhanh (leading indicator). Loại còn lại là chỉ báo chậm (lagging indicator), loại này đi sau giá vì nó lấy những giá trị từ giá sau khi các cây nến đã hoàn thành.

Chúng ta thường học trong các tài liệu về trading về cách cổ điển nhất để dùng Stochastic là xác định các thời điểm mà giá đã rơi vào tình trạng quá mua hoặc quá bán và có thể có đảo chiều. Ở đây mình cũng sẽ xài lại chức năng này của Stochastic vì đương nhiên đó là chuyện mà nó làm tốt nhất.

1.png

Điểm mình thích nhất ở Stochastic là nó là một indicator đi theo tốc độ của giá, chứ nó không đi theo sự di chuyển của giá. Điều này làm cho các tín hiệu mà nó tạo ra đáng tin cậy hơn. MACD là một chỉ báo có cùng họ hàng với Stochastic, nhưng nó phụ thuộc vào độ chuyển động giá để chạy theo, nên bị chậm trễ (lag) hơn rất nhiều so với Stochastic. Nếu trade Bitcoin với MACD, anh em sẽ hiếm khi nào thấy giá chạm các vùng quá mua quá bán. Như vậy Stochastic vừa có điểm mạnh là tạo ra nhiều tín hiệu hơn MACD, vừa có thể tạo ra các tín hiệu đáng tin cậy.

Có một cái mình cần nói thêm, đó là anh em không nên sử dụng Stochastic RSI. Stochastic RSI là 1 indicator biến thể từ Stochastic, nó được tạo ra nhằm mục đích tăng độ nhạy của RSI (tạo ra nhiều tín hiệu quá mua quá bán hơn). Nhưng do Stochastic RSI là 1 indicator của indicator nên sẽ có độ chậm trễ rất nặng giữa giá và giá trị chỉ báo.

Stochastic - Ứng dụng vào hệ thống giao dịch


Chúng ta sẽ xài thông số mặc định của Stochastic (14,3,3), nếu anh em bật Stochastic trên MT4 hay tradingview thì không cần thay đổi gì hết nhé.

Ý tưởng ở đây là sử dụng Stochastic như một bộ lọc tín hiệu, làm tăng độ tin cậy của tín hiệu mua bán. Không phải Stochastic quá mua thì Sell, hay quá bán thì Buy đâu anh em. Vậy tín hiệu mua bán thì mình lấy ở đâu ra? Từ các mẫu hình nến trên khung thời gian thấp hơn. Mình sử dụng khung H4 để phân tích tìm điểm vào, và H1 để tìm tín hiệu kích hoạt để vào lệnh.

Chi tiết cách trade của mình với Stochastic như sau:

Đầu tiên, trên khung H4, sử dụng hỗ trợ kháng cự, đường xu hướng, hay các yếu tố hợp lưu khác để xác định vùng vào lệnh theo xu hướng (mình không giao dịch ngược xu hướng);

Khi giá tiếp cận các vùng vào lệnh, mình xem Stochastic trên khung H4 đã chạm vùng quá bán quá mua hay chưa. Nếu chưa thì chờ tiếp, nếu rồi thì bắt đầu phóng vào khung H1. Ví dụ khi giá tiếp cận vùng Buy mà Stochastic trên H4 đã bị quá bán, thì mở H1 xem tiếp, nếu chưa chạm quá bán thì chờ tiếp;

Mở H1 quan sát, khi giá bắt đầu tạo ra các mẫu hình nến đảo chiều như #hammer, #doji, #bullish engulfing, hoặc các mẫu hình giá đảo chiều như # nêm giảm, #vai đầu vai ngược,… và có phản ứng tốt như volume tăng khi chạm vào vùng mua thì vào lệnh.

Chiến lược trên sẽ càng phát huy hiệu quả khi giá chạm vùng vào lệnh và Stochastic đã quá bán đồng thời hình thành bullish crossover (giao cắt tăng giá, đường signal cắt lên đường Main), hoặc bullish divergence ( phân kỳ giá tăng, khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng Stochastic tạo đáy cao hơn). Các tín hiệu này anh em có thể tìm kiếm trên H1 hay H4 đều được, nhưng tín hiệu quá bán quá mua thì bắt buộc phải trên H4, vì H1 rất nhiễu.

Stochastic - Ví dụ


Thử lấy vài ví dụ thực chiến nhé anh em:

Cặp VIBEBTC, Binance H4 và H1:

2.png
Trên H4, mình xác định vùng đường xanh là vùng vào Buy tiềm năng. Khi giá chạm vùng này, mình quan sát Stochastic thấy bị quá bán, vầy là ổn rồi. Phóng qua H1.

3.png
Trên H1, mình bắt đầu thấy những phản ứng tích cực của giá: bật lên ngay khi chạm vùng mua, Stochastic H1 có bullish crossover và bullish divergence. Chờ vài cây H1 nữa xem sao, có vẻ rất hứa hẹn.

Hoặc cặp XRPUSD: Bitfinex H4:

4.png
Giá chạm vùng Short và Stochastic quá mua, rất đẹp để vào lệnh Short. Dưới đây là kết quả:

5.png
Trên đây là một cách sử dụng Stochastic kết hợp với mô hình giámô hình nến để vào lệnh, đương nhiên nó cũng có lúc bị sai như tất cả các hệ thống khác, nhưng nó đã cải thiện một phần độ trễ của các hệ thống chỉ sử dụng thuần price action, và độ thiếu chính xác của các hệ thống chỉ thuần indicator, bằng cách kết hợp cả 2 lại với nhau.

Chúc anh em trade an toàn nhé, nhớ đội mũ bảo hiểm khi trade.

Xem thêm:

>> Chia sẻ hệ thống giao dịch giúp mình sống sót trên thị trường cryptocurrency

>> Fibonacci Retracement: Vận dụng để tìm điểm vào lệnh và chốt lời trong trade coin
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Stochastic là một chỉ báo dao động (oscillator) thuộc hàng kinh điển trong giới phân tích kỹ thuật, và được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều hệ thống giao dịch bởi nhiều Trader trên thế giới. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách mà mình xài Stochastic vào hệ thống giao dịch, và tại sao là Stochastic mà không phải là chỉ báo nào khác.

Stochastic – Làm quen nhẹ


Stochastic là chỉ báo mà chắc anh em nào cũng đã từng dùng qua một lần, hay ít nhất là đã nghe nói qua. Nó là loại chỉ báo dao động, tức là đi trước giá, hay còn gọi là chỉ báo nhanh (leading indicator). Loại còn lại là chỉ báo chậm (lagging indicator), loại này đi sau giá vì nó lấy những giá trị từ giá sau khi các cây nến đã hoàn thành.

Chúng ta thường học trong các tài liệu về trading về cách cổ điển nhất để dùng Stochastic là xác định các thời điểm mà giá đã rơi vào tình trạng quá mua hoặc quá bán và có thể có đảo chiều. Ở đây mình cũng sẽ xài lại chức năng này của Stochastic vì đương nhiên đó là chuyện mà nó làm tốt nhất.


Điểm mình thích nhất ở Stochastic là nó là một indicator đi theo tốc độ của giá, chứ nó không đi theo sự di chuyển của giá. Điều này làm cho các tín hiệu mà nó tạo ra đáng tin cậy hơn. MACD là một chỉ báo có cùng họ hàng với Stochastic, nhưng nó phụ thuộc vào độ chuyển động giá để chạy theo, nên bị chậm trễ (lag) hơn rất nhiều so với Stochastic. Nếu trade Bitcoin với MACD, anh em sẽ hiếm khi nào thấy giá chạm các vùng quá mua quá bán. Như vậy Stochastic vừa có điểm mạnh là tạo ra nhiều tín hiệu hơn MACD, vừa có thể tạo ra các tín hiệu đáng tin cậy.

Có một cái mình cần nói thêm, đó là anh em không nên sử dụng Stochastic RSI. Stochastic RSI là 1 indicator biến thể từ Stochastic, nó được tạo ra nhằm mục đích tăng độ nhạy của RSI (tạo ra nhiều tín hiệu quá mua quá bán hơn). Nhưng do Stochastic RSI là 1 indicator của indicator nên sẽ có độ chậm trễ rất nặng giữa giá và giá trị chỉ báo.

Stochastic - Ứng dụng vào hệ thống giao dịch


Chúng ta sẽ xài thông số mặc định của Stochastic (5,3,3), nếu anh em bật Stochastic trên MT4 hay tradingview thì không cần thay đổi gì hết nhé.

Ý tưởng ở đây là sử dụng Stochastic như một bộ lọc tín hiệu, làm tăng độ tin cậy của tín hiệu mua bán. Không phải Stochastic quá mua thì Sell, hay quá bán thì Buy đâu anh em. Vậy tín hiệu mua bán thì mình lấy ở đâu ra? Từ các mẫu hình nến trên khung thời gian thấp hơn. Mình sử dụng khung H4 để phân tích tìm điểm vào, và H1 để tìm tín hiệu kích hoạt để vào lệnh.

Chi tiết cách trade của mình với Stochastic như sau:

Đầu tiên, trên khung H4, sử dụng hỗ trợ kháng cự, đường xu hướng, hay các yếu tố hợp lưu khác để xác định vùng vào lệnh theo xu hướng (mình không giao dịch ngược xu hướng);

Khi giá tiếp cận các vùng vào lệnh, mình xem Stochastic trên khung H4 đã chạm vùng quá bán quá mua hay chưa. Nếu chưa thì chờ tiếp, nếu rồi thì bắt đầu phóng vào khung H1. Ví dụ khi giá tiếp cận vùng Buy mà Stochastic trên H4 đã bị quá bán, thì mở H1 xem tiếp, nếu chưa chạm quá bán thì chờ tiếp;

Mở H1 quan sát, khi giá bắt đầu tạo ra các mẫu hình nến đảo chiều như #hammer, #doji, #bullish engulfing, hoặc các mẫu hình giá đảo chiều như #nêm giảm, #vai đầu vai ngược,… và có phản ứng tốt như volume tăng khi chạm vào vùng mua thì vào lệnh.

Chiến lược trên sẽ càng phát huy hiệu quả khi giá chạm vùng vào lệnh và Stochastic đã quá bán đồng thời hình thành bullish crossover (giao cắt tăng giá, đường signal cắt lên đường Main), hoặc bullish divergence (phân kỳ giá tăng, khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng Stochastic tạo đáy cao hơn). Các tín hiệu này anh em có thể tìm kiếm trên H1 hay H4 đều được, nhưng tín hiệu quá bán quá mua thì bắt buộc phải trên H4, vì H1 rất nhiễu.

Stochastic - Ví dụ


Thử lấy vài ví dụ thực chiến nhé anh em:

Cặp VIBEBTC, Binance H4 và H1:

Trên H4, mình xác định vùng đường xanh là vùng vào Buy tiềm năng. Khi giá chạm vùng này, mình quan sát Stochastic thấy bị quá bán, vầy là ổn rồi. Phóng qua H1.

Trên H1, mình bắt đầu thấy những phản ứng tích cực của giá: bật lên ngay khi chạm vùng mua, Stochastic H1 có bullish crossover và bullish divergence. Chờ vài cây H1 nữa xem sao, có vẻ rất hứa hẹn.

Hoặc cặp XRPUSD: Bitfinex H4:

Giá chạm vùng Short và Stochastic quá mua, rất đẹp để vào lệnh Short. Dưới đây là kết quả:

Trên đây là một cách sử dụng Stochastic kết hợp với mô hình giá và mô hình nến để vào lệnh, đương nhiên nó cũng có lúc bị sai như tất cả các hệ thống khác, nhưng nó đã cải thiện một phần độ trễ của các hệ thống chỉ sử dụng thuần price action, và độ thiếu chính xác của các hệ thống chỉ thuần indicator, bằng cách kết hợp cả 2 lại với nhau.

Chúc anh em trade an toàn nhé, nhớ đội mũ bảo hiểm khi trade.

Xem thêm:

>> Chia sẻ hệ thống giao dịch giúp mình sống sót trên thị trường cryptocurrency

>> Fibonacci Retracement: Vận dụng để tìm điểm vào lệnh và chốt lời trong trade coin
Em xin phép spam bác tí, cơ mà sẵn bác cho em nhận xét con vibe có nên hold tiếp ko bác nó xuống sml rồi ạ
 
Bác Hoài cho hỏi là thông số mặc định của Stoch trên tradingview là 14 đấy chứ, còn nếu muốn thông số là 5 thì phải chỉnh, tuy nhiên mình thấy thông số 14 là tốt hơn. Ngoài ra đồng ý với bác là không nên dùng StochRSI vì đúng là nó báo chậm hơn giá
 
Khi giá tiếp cận các vùng vào lệnh, mình xem Stochastic trên khung H4 đã chạm vùng quá bán quá mua hay chưa.
- Vùng quá bán, quá mua và vùng lưỡng tính bác chọn là khoảng vùng bao nhiêu vậy bác Hoài?
- Với Stochastic trong các khung thời gian bé như m3, m5, m15 để đánh ngắn và nhanh có đáng tin cậy không bác? Mình có xem qua về kết quả ở khung nhỏ thấy cũng 50-50, sát nhất là khi nó xuống dưới vùng 20 với 5 nến m3 bác ơi.
 
Bác Hoài cho hỏi là thông số mặc định của Stoch trên tradingview là 14 đấy chứ, còn nếu muốn thông số là 5 thì phải chỉnh, tuy nhiên mình thấy thông số 14 là tốt hơn. Ngoài ra đồng ý với bác là không nên dùng StochRSI vì đúng là nó báo chậm hơn giá
em nhầm bác ạ, đúng mặc định là 14, đã edit
cám ơn bác :D
 
- Vùng quá bán, quá mua và vùng lưỡng tính bác chọn là khoảng vùng bao nhiêu vậy bác Hoài?
- Với Stochastic trong các khung thời gian bé như m3, m5, m15 để đánh ngắn và nhanh có đáng tin cậy không bác? Mình có xem qua về kết quả ở khung nhỏ thấy cũng 50-50, sát nhất là khi nó xuống dưới vùng 20 với 5 nến m3 bác ơi.
quá 80 là quá mua, dưới 20 là quá bán nha bác
khung nhỏ stoch cho tín hiệu cũng đáng tin cậy, nhất là các lúc stoch trên 80 và đang cong xuống, hoặc dưới 20 và tăng lên
 
anh Hoài cho em hỏi cái Stochastic H4 đã vào vùng quá bán vậy mình chờ Stochastic H1 cũng quá bán mới vào lệnh hay chỉ cần chạm ngưỡng tương đối, nhiều khi chờ Stochastic H1 quá bán thì mất ăn luôn :D
 
anh Hoài cho em hỏi cái Stochastic H4 đã vào vùng quá bán vậy mình chờ Stochastic H1 cũng quá bán mới vào lệnh hay chỉ cần chạm ngưỡng tương đối, nhiều khi chờ Stochastic H1 quá bán thì mất ăn luôn :D
stochastic H4 luôn luôn chậm hơn H1 nha bác, nói cách khác nếu H4 đã quá bán thì H1 nó sẽ đi lên từ vùng quá bán một chút rồi
các tín hiệu quá bán quá mua trên H1 do đó không đáng tin cậy bằng H4
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,007 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 322 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,326 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 219 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 135 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên