Ed Seykota: 18 bài học thấm thía từ một phù thuỷ thị trường (phần 2)

Ed Seykota: 18 bài học thấm thía từ một phù thuỷ thị trường (phần 2)

Ed Seykota: 18 bài học thấm thía từ một phù thuỷ thị trường (phần 2)

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Anh em xem phần 1 dưới đây nhé, hay không kém phần này đâu :D

>> Ed Seykota: 18 bài học thấm thía từ một phù thuỷ thị trường

Ed Seykota: Tôi thường bỏ ngoài tai lời khuyên của các Trader khác, đặc biệt các Trader đang “chắc kèo”. Những câu nói cổ điển kiểu “có lẽ có cơ hội như vầy như vầy” thường sẽ đúng và đáng tin cậy hơn


Tất cả về Trading là xác suất.

Tức là chúng ta không thể nào chắc chắn được 100%, và đương nhiên là sẽ đoán sai nhiều hơn đúng.

ed-seykota-traderviet1.jpg

Do đó khi anh em nghe các từ như “đảm bảo”, “chắc chắn”, “ngon cơm” thì nên tránh xa ra. Khi các Trader chuyên nghiệp nói về nhận định của họ, họ sẽ dùng các từ như “có thể, có khả năng, rất có thể, khả năng cao”, vv. Không bao giờ họ dám khẳng định. Mặc dù nghe khó chịu vì thiếu sự chắc chắn, nhưng đó là bản chất của Trading.

Do đó chúng ta mới có cái gọi là quản lý rủi ro.

Ed Seykota: Nhồi lệnh rất nguy hiểm. Chỉ nên nhồi lệnh càng nhỏ khi giá đi lên


Nhồi lệnh là tiếp tục vào thêm lệnh khi giá đi đúng hướng. Nhưng trong nhiều trường hợp, giá đã vào điểm cuối của xu hướng và việc nhồi lệnh có thể khiến anh em thua lỗ nặng nề hơn. Thay vào đó, hãy nên nhồi lệnh với các lệnh nhỏ hơn, và xác định rõ ràng điểm vào cùng điểm thoát của lệnh đó như 1 lệnh giao dịch độc lập. Và hãy tận dụng công cụ trailing stop để khoá lợi nhuận khi cần.

ed-seykota-traderviet7.png

Ed Seykota: Có một cái máy báo giá trên bàn làm việc rất phiền phức. Tôi chỉ cần biết dữ liệu giá đóng cửa mỗi ngày


Vào những ngày đầu của lĩnh vực trading, người ta không có máy tính mà chỉ có máy báo giá để biết được giá của cổ phiếu. Ý của Ed Seykota ở đây là không nên ngồi nhìn biểu đồ cả ngày để bị ảnh hưởng bởi các biến động nhỏ trong ngày, và có thể dẫn tới các trade thua không đáng có. Và mức giá duy nhất mà ông quan tâm chính là giá đóng cửa của ngày.

Ed Seykota: Nhà quản lý phải quyết định bao nhiêu rủi ro để chấp nhận, thị trường nào để giao dịch, và bao nhiêu khối lượng lệnh cần đặt vào mỗi lệnh. Các quyết định này cực kỳ quan trọng, đôi lúc còn quan trọng hơn là thời điểm vào lệnh


Tưởng tượng anh em đang quản lý 1 nhà hàng.

Anh em có chỉ quan tâm tới đồ ăn thôi không? Đương nhiên là không.

ed-seykota-traderviet5.jpg

Anh em còn phải quan tâm tới dòng tiền vào ra của nhà hàng, phục vụ thế nào, nguồn thức ăn ra sao, quản lý nhân viên, làm sao để quảng bá nhà hàng, độ hài lòng của khách hàng, vv.
Trading cũng như vậy. Trading không chỉ quan tâm mỗi điểm vào. Còn rất nhiều thứ khác cần phải kiểm soát như: rủi ro trên 1 trade; quản lý trade thế nào; thoát lệnh khi lệnh thắng, thoát lệnh khi lệnh thua như thế nào; giao dịch thị trường nào; vv.

Ed Seykota: Các giai đoạn thị trường mà các hệ thống theo xu hướng hoạt động hiệu quả sẽ dẫn tới độ phổ biến của chúng. Khi mà càng có nhiều người xài hệ thống đó và thị trường chuyển biến từ có xu hướng sang đi ngang, thì các hệ thống này bắt đầu không hiệu quả nữa, và các Trader thiếu kinh nghiệm sẽ bị quét sạch. Sự ổn định trong dài hạn mới gọi là thành công


Giao dịch Theo xu hướng là 1 khái niệm rất đơn giản. Bạn xác định xu hướng, điểm vào và vào lệnh.

Nhưng dễ nói hơn làm. Bởi vì thị trường không phải lúc nào cũng có xu hướng. Tức là anh em rất dễ bị drawdown.

Ý của Ed Seykota trong câu này là không có 1 hệ thống nào có thể hoạt động mãi mãi trong tất cả mọi điều kiện thị trường, vì thị trường luôn thay đổi. Trader cần thực hiện các điều chỉnh cần thiết khi nhận ra rằng hệ thống của mình không hoạt động tốt nữa.

ed-seykota-traderviet6.jpg

Ed Seykota: Tôi không nghĩ rằng Trader có thể tuân thủ kỷ luật được lâu trừ khi chúng phản ánh phong cách giao dịch của họ. Cuối cùng thì điểm giới hạn cũng sẽ bị phá vỡ và 1 Trader phải từ bỏ hoặc thay đổi hoặc tìm các kỷ luật mới mà anh có thể theo


Ed Seykota đang muốn nói rằng các quy tắc mà Trader đang đặt ra cho chính bản thân mình sẽ có lúc bị sai, điều mà anh ta cần làm là phải tìm ra các bộ quy tắc khác phù hợp hơn. Chỉ có các quy tắc thuộc về phong cách của Trader đó mới không thể bỏ đi được.

Như vậy Trader cần phải giao dịch đủ lâu để thấu hiểu chính bản thân mình, biết mình muốn gì mới có thể đưa ra các quy tắc không thể phá vỡ.

Anh em đón đọc phần cuối nhé!

Xem thêm:

>> Peter Brandt: Trader huyền thoại và một vài kinh nghiệm xương máu

>> Peter Brandt: Trader huyền thoại và một vài kinh nghiệm xương máu (phần 2)


Tham khảo tradingwithrayner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
"Do đó khi anh em nghe các từ như “đảm bảo”, “chắc chắn”, “ngon cơm” thì..."

Hoặc là ma mới.
Hoặc là ma cũ lùa gà ^^
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,039 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 331 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,356 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 110 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 141 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên