Chuyện “tiêu hoang quá mức” và thu nhập ngầm ít người biết của nền kinh tế Mỹ

Chuyện “tiêu hoang quá mức” và thu nhập ngầm ít người biết của nền kinh tế Mỹ

Chuyện “tiêu hoang quá mức” và thu nhập ngầm ít người biết của nền kinh tế Mỹ

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Có một cách khác để hiểu thâm hụt thương mại của Mỹ: Mỹ có thể liên tục nhập siêu, tiêu thụ nhiều hơn tự mình sản xuất vì phần còn lại đang phải chi trả cho Mỹ tiền công của một “dịch vụ” mà họ cung cấp cho thế giới.

Tôi có lý do đặt từ "dịch vụ" trong ngoặc kép. Thông thường, việc xuất khẩu các loại hình dịch vụ mà chúng ta biết đến – du lịch, tư vấn, tài chính, kế toán – đều được tính vào con số xuất khẩu được dùng để tính thâm hụt thương mại, do đó không thể là câu trả lời cho câu hỏi về thâm hụt thương mại của nước Mỹ.

Loại hình "dịch vụ" của Mỹ mà tôi đang muốn nói tới là một dạng dịch vụ tài chính – bảo hiểm, không phải là hợp đồng rõ ràng mua từ các công ty tài chính – bảo hiểm của Mỹ mà chúng ta biết. Đó là một dịch vụ được cung cấp ngầm thông qua danh mục đầu tư quốc tế của các quốc gia.

Trước khi đưa ra giải thích cụ thể, tôi sẽ đưa ra một bằng chứng ủng hộ lập luận này. Kể từ năm 1980 đến năm 2011, khi cộng dồn tất cả thâm hụt thương mại qua các năm lại (phần người Mỹ tiêu thụ vượt thu nhập), người Mỹ đã "tiêu hoang" tầm 60% GDP của mình, vào khoảng 9 nghìn tỉ USD. Nếu đây thực sự là "tiêu hoang" mà không có thu nhập, phần tài sản quốc gia của Mỹ (Net foreign asset) cũng đã phải thâm hụt ngần này tiền. (Đường màu xanh trong đồ thị dưới).

Trên thực tế, tài sản của Mỹ tuy cũng giảm, nhưng giảm nhẹ hơn rất nhiều, vào khoảng 25% GDP, hay tầm 3,75 nghìn tỉ USD. Điều đó cho thấy nước Mỹ có 9 - 3,75 = 5,25 nghìn tỉ USD thu nhập trong 30 năm ấy mà đã không được ghi vào thu nhập trong tài khoản vãng lai (current account).

4.jpg

Dữ liệu: Lane và Milesi-Ferretti. Tính toán và đồ thị: tác giả.

Khoản tiền "ngầm" mà người Mỹ chi tiêu khi thâm hụt thương mại


Một điều không thể chối cãi là hệ thống tài chính của Mỹ tốt hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới. Điều này thể hiện qua khả năng huy động vốn của các tổ chức tài chính Mỹ cho các dự án đầu tư lớn – tốt hơn so với phần còn lại của thế giới. Vì lý do đó, ở các nước đang phát triển, nguồn cung vốn ít hơn, khiến lãi suất nội địa rất cao.

Thử tưởng tượng 2 nước: Mỹ và Trung Quốc. Mỹ có một nền tài chính phát triển hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn, và với nguồn cung vốn dồi dào, lãi suất nội địa của Mỹ thấp hơn so với Trung Quốc. Khi hai nước này mở cửa hệ thống tài chính và đón nhận vốn ngoại, sẽ có một luồng vốn chảy từ nước có lãi suất nội địa thấp hơn (Mỹ) sang nước có lãi suất nội địa cao hơn (Trung Quốc), do nguồn vốn đầu tư dồi dào của Mỹ sẽ muốn tìm kiếm các khoản đầu tư trả lãi cao hơn ở Trung Quốc.

Trên thực tế, sẽ có nhiều loại chứng khoán với các loại rủi ro khác nhau. Sẽ có những loại đầu tư rất an toàn (trái phiếu ngắn hạn của chính phủ Mỹ), và cũng có các loại đầu tư rất rủi ro (ví dụ: một công ty cỡ vừa ở Trung Quốc). Trong trường hợp này, khi hai nước mở cửa và hội nhập tài chính, những nhà đầu tư Trung Quốc, với hệ thống tài chính kém phát triển hơn, sẽ muốn đổ tiền vào các đầu tư an toàn ở Mỹ. Trong khi đó, hệ thống tài chính Mỹ, với khả năng đương đầu rủi ro có khả năng sẽ muốn vươn ra đầu tư vào các công ty rủi ro hơn và cho lãi suất cao của Trung Quốc.

5.jpg

Minh họa: 7pm​

Đó là dịch vụ tài chính, còn Mỹ cung cấp "bảo hiểm" cho Trung Quốc và các nước khác như thế nào? Ở đây không phải là dịch vụ bảo hiểm cung cấp bởi các công ty của Mỹ, mà đang nói về một khía cạnh "bảo hiểm ngầm" hơn: sự an toàn của đồng USD.

Dịch vụ "bảo hiểm" này diễn ra dưới dạng một hợp đồng ẩn như sau. Như đã nói ở trên, sau khi hội nhập kinh tế, Mỹ sẽ có nhiều đầu tư rủi ro dưới dạng FDI hoặc đầu tư danh mục (portfolio flows – ví dụ như mua nợ hoặc cổ phiếu của các công ty). Các khoản đầu tư này thường được tính bằng tiền bản địa. Ngược lại, các nước khác giữ phần lớn đầu tư vào Mỹ dưới dạng tài sản an toàn.

6.jpg

Trong thời kỳ bình thường, tăng trưởng tốt, Mỹ đầu tư rủi ro hơn sẽ được lãi cao hơn. Phần lãi này sẽ nằm dưới dạng lãi vốn (việc tăng giá cổ phiếu hoặc chứng khoán nợ của các công ty). Ngược lại, các nước khác đầu tư vào Mỹ an toàn hơn nên được lợi nhuận thấp hơn. Điều này giống như các nước khác đang "trả tiền" cho Mỹ để Mỹ chịu xử lý các khoản đầu tư rủi ro hơn của nước mình. Phần "trả tiền" này không nằm trong thống kê thương mại, nhưng người Mỹ hoàn toàn có thể dùng phần tài sản này để mua hàng hóa của thế giới.

Để kết thúc phần so sánh Mỹ như một công ty bảo hiểm: Trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu, đồng USD thường tăng giá trị rất nhanh. Điều này rất lợi cho các nước khác, vốn dĩ đầu tư nhiều vào đồng đô Mỹ. Ngược lại, các công ty nước ngoài tụt giảm giá trị (do đầu tư bằng đồng tiền địa phương), khiến Mỹ bị nghèo đi.
7.jpg

Lý do người Mỹ tiêu hoang mà không ảnh hưởng đến tài sản quốc gia


Dữ liệu thực tế cung cấp bằng chứng ủng hộ cho lập luận nên trên. Dữ liệu từ Cục Phân Tích Kinh Tế Mỹ (BEA) cho thấy khoảng 60% tài sản của Mỹ sở hữu bởi nước ngoài là dưới dạng trái phiếu Mỹ – rất an toàn và lãi suất cực thấp, trong khi Mỹ lại sở hữu rất nhiều tài sản nước ngoài như FDI hoặc đầu tư danh mục (portfolio investment), trả lợi tức đầu tư trung bình cao hơn nhiều. Tính đến 2011, mức đầu tư ròng (tài sản trừ đi nợ) vào các hình thức rủi ro như FDI hay đầu tư danh mục của Mỹ vào khoảng hơn 2 nghìn tỉ USD, và ngược lại cho các nước đang phát triển.

8.jpg

Mỹ giữ nhiều tài sản rủi ro của các nước đang phát triển (như BRICS). Dữ liệu: Lane và Milesi-Ferretti. Tính toán và đồ thị: tác giả.​

Độ chênh lệch về lợi tức đầu tư là bao nhiêu? Nghiên cứu bởi hai nhà kinh tế Helene Rey (ĐH Kinh tế London) và Pierre-Olivier Gourinchas (ĐH Berkeley) cho thấy mức chênh lệch lợi tức (excess return) của Mỹ so với các nước đang phát triển là vào khoảng 2.5 đến 3%, với dữ liệu từ năm 1950 cho đến nay. Tất nhiên một phần lớn của mức chênh lệch này là biến động tỉ giá. Tuy nhiên, khi so sánh giữa thời kỳ Bretton Woods (trước năm 1971), khi tỉ giá của hầu hết các nước là cố định so với đồng USD, và thời kỳ hậu Bretton Woods, thì con số 2.5% chênh lệch lợi tức này là không thay đổi.

9.jpg

Thử tính nhẩm: Mỹ nợ nước ngoài vào khoảng 33 nghìn tỉ USD, trong khi sở hữu khoảng 25 nghìn tỉ USD tài sản của nước ngoài (số liệu từ BEA). Thử áp dụng mức lợi tức 2% cho nợ Mỹ phải trả và lợi nhuận 4% cho tài sản Mỹ sở hữu ở nước ngoài, mỗi năm Mỹ kiếm được:

25.000*4%-33.000*2%=340 tỉ USD chỉ từ việc đầu tư rủi ro ở nước ngoài.

Thế Mỹ có thực sự "trả tiền bảo hiểm" cho các nước trong giai đoạn khó khăn không? Rey và Gourinchas cho thấy với sự tăng giá của đồng USD trong khủng hoảng năm 2008, Mỹ mất đi một lượng tài sản tương ứng 19% GDP chỉ trong 2 năm.

10.jpg

Người Mỹ không "tiêu hoang", họ có thu nhập "ngầm" mà nhiều người khác không biết.
Kết lại, chúng ta có thể thấy "thâm hụt thương mại" không phải là người Mỹ xài đồng tiền họ không có, mà là người Mỹ đang tiêu xài từ một khoản thu nhập khác mà người ta chỉ thường bỏ qua.

Với lời giải thích này, chúng ta đã có thể giải thích được "một nửa" của thâm hụt thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, thực sự tài sản ngoại của Mỹ đã giảm xuống đáng kể trong 30 năm (khoảng 25% GDP). Điều gì có thể giải thích sự sụt giảm tài sản này?

Bài viết vẫn còn một kỳ nữa với tên gọi: Nửa sự thật còn lại của "ảo giác" thâm hụt thương mại nước Mỹ, mời anh em chú ý đón theo dõi.

Bài: Châu Thanh Vũ, NCS Tiến sĩ Đại học Harvard
Nguồn Cafef, Trithuctre
Xem thêm:
>> 3 Yếu tố để quản lý vốn thành công
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
Hay quá anh ơi. Loạt bài của anh Vũ bên Harvard bảo vệ luận văn. Cực hay và đúng bản chất tư bản Mỹ. Khuyên anh em nên đọc đi đọc lại.
Việt Nam Vô Địch :eek::D
 
Tôi không càn đọc hết bài, tôi chỉ giả sử đứng ở vai trò cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay 1 ông có tài sản thế chấp ( thường là BĐS), nguồn thu nhập tốt ( thu nhập thường xuyên có sao kê, mục đích vay vốn (phải giám sát, NHẤT LÀ ĐƯNG CHO MẤY ÔNG VAY ĐỂ TRADE). Vậy so với ông nông dân thuộc diện hộ nghèo khó( xin lỗi tôi không có ý gì ) thì ông ngân hàng muốn cho ai vay hơn? Suy ra tầm thế giới cũng vậy thôi Mỹ có tài sản lớn, có dòng tiền tốt, cơ chế minh bach luật pháp rõ ràng, tôi có tiền nhàn rồi tôi cũng thích cho Mỹ vay đảm bảo an toàn.
 
Tôi không càn đọc hết bài, tôi chỉ giả sử đứng ở vai trò cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay 1 ông có tài sản thế chấp ( thường là BĐS), nguồn thu nhập tốt ( thu nhập thường xuyên có sao kê, mục đích vay vốn (phải giám sát, NHẤT LÀ ĐƯNG CHO MẤY ÔNG VAY ĐỂ TRADE). Vậy so với ông nông dân thuộc diện hộ nghèo khó( xin lỗi tôi không có ý gì ) thì ông ngân hàng muốn cho ai vay hơn? Suy ra tầm thế giới cũng vậy thôi Mỹ có tài sản lớn, có dòng tiền tốt, cơ chế minh bach luật pháp rõ ràng, tôi có tiền nhàn rồi tôi cũng thích cho Mỹ vay đảm bảo an toàn.
Do bác không đọc hết bài nên cái bác nói mới ở một phía, bác đọc lại sẽ có thêm cái nhìn ngược lại :)
 
Tôi không càn đọc hết bài, tôi chỉ giả sử đứng ở vai trò cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay 1 ông có tài sản thế chấp ( thường là BĐS), nguồn thu nhập tốt ( thu nhập thường xuyên có sao kê, mục đích vay vốn (phải giám sát, NHẤT LÀ ĐƯNG CHO MẤY ÔNG VAY ĐỂ TRADE). Vậy so với ông nông dân thuộc diện hộ nghèo khó( xin lỗi tôi không có ý gì ) thì ông ngân hàng muốn cho ai vay hơn? Suy ra tầm thế giới cũng vậy thôi Mỹ có tài sản lớn, có dòng tiền tốt, cơ chế minh bach luật pháp rõ ràng, tôi có tiền nhàn rồi tôi cũng thích cho Mỹ vay đảm bảo an toàn.
Vậy thì anh phải đọc hết bài đi thôi ;)
 
Do bác không đọc hết bài nên cái bác nói mới ở một phía, bác đọc lại sẽ có thêm cái nhìn ngược lại :)
Bác Trump này hơi quá với cái chủ nghĩa bảo hộ cũ rích ấy, làm cho cái đuôi chuột càng lòi ra. Hóa ra lâu nay thế giới đang gánh rủi ro thay Mỹ.
Mà cái đường cong lợi suất đảo ngược kia cũng sợ quá anh.
 
Minh thì không thích "lý thuyết" lắm. Nghe thì sướng tai thật, những giải quyết vấn đề ko cao. Khi bàn về kinh tế Mỹ thì gồm có 3 thằng: chính phủ, cty, người lao động. Cty nhìn diện rộng thì luôn là thằng được lời. Nhưng thằng số đông nhất là người lao động. Khủng hoang kinh tế 2008 bất động sản phần lớn từ người lao động mua nhà dưới tiêu chuẩn hay đến từ thằng lao động. Sắp tới có thể sẽ là do thằng chính phủ. Còn lợi lộc gì thẳng cty nhận hết. Với lại thằng cty có vẻ như ko nghĩa hiệp lắm. Nếu 2 thằng kia có bị bệnh thì nó cũng chẳng chi tiền thuốc mem đâu, mà nó đi qua nước khác nó kiếm lời. Thế giới phẳng mà
 
Tôi không càn đọc hết bài, tôi chỉ giả sử đứng ở vai trò cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay 1 ông có tài sản thế chấp ( thường là BĐS), nguồn thu nhập tốt ( thu nhập thường xuyên có sao kê, mục đích vay vốn (phải giám sát, NHẤT LÀ ĐƯNG CHO MẤY ÔNG VAY ĐỂ TRADE). Vậy so với ông nông dân thuộc diện hộ nghèo khó( xin lỗi tôi không có ý gì ) thì ông ngân hàng muốn cho ai vay hơn? Suy ra tầm thế giới cũng vậy thôi Mỹ có tài sản lớn, có dòng tiền tốt, cơ chế minh bach luật pháp rõ ràng, tôi có tiền nhàn rồi tôi cũng thích cho Mỹ vay đảm bảo an toàn.
bạn chưa nhìn hết hệ thống ngân hàng ở Vn.

1.Mảng bạn đang nói, đúng, bạn đang ám chỉ agribank, vietcombank: họ cho doanh nghiệp, tổ chức có nguồn thu nhập rõ ràng vay với lãi suất ưu đãi.
2. tôi là freelancer khg có đóng thuế thu nhập, khg có nguồn thu xác minh, muốn vay thì vay ai? agribank, vietcombank cho chắc? Rồi ai cũng vay bên agri, vietcom voi lãi suất ưu đãi các ngân hàng thuong mại cổ phần còn lại ôm tiền chết chắc. Vậy nên các ngân hàng tmcp phải cho những người có nhu cầu còn lại vay rủi ro hơn đổi lại thu lãi suất cao hơn. Nguoi đi vay khg đủ tiêu chuẩn ở agri, vietcom muốn vay, khg đủ điều kiện thì phải tìm ngân hàng tmcp khác lãi suất cao. Đơn giản là vấn đề cung-cầu.
4. thế giới cũng vậy: có xác minh thì vay nguồn với lãi suất ưu đãi; khg xác minh thì vay lãi suất cao hơn. lãi suất Mỹ thấp, ai chả muốn nhưng ai cũng đủ tư các đi vay Mỹ à? Nhiều nước cũng vay Tq voi lãi suất cao đó thôi.
 
bạn chưa nhìn hết hệ thống ngân hàng ở Vn.

1.Mảng bạn đang nói, đúng, bạn đang ám chỉ agribank, vietcombank: họ cho doanh nghiệp, tổ chức có nguồn thu nhập rõ ràng vay với lãi suất ưu đãi.
2. tôi là freelancer khg có đóng thuế thu nhập, khg có nguồn thu xác minh, muốn vay thì vay ai? agribank, vietcombank cho chắc? Rồi ai cũng vay bên agri, vietcom voi lãi suất ưu đãi các ngân hàng thuong mại cổ phần còn lại ôm tiền chết chắc. Vậy nên các ngân hàng tmcp phải cho những người có nhu cầu còn lại vay rủi ro hơn đổi lại thu lãi suất cao hơn. Nguoi đi vay khg đủ tiêu chuẩn ở agri, vietcom muốn vay, khg đủ điều kiện thì phải tìm ngân hàng tmcp khác lãi suất cao. Đơn giản là vấn đề cung-cầu.
4. thế giới cũng vậy: có xác minh thì vay nguồn với lãi suất ưu đãi; khg xác minh thì vay lãi suất cao hơn. lãi suất Mỹ thấp, ai chả muốn nhưng ai cũng đủ tư các đi vay Mỹ à? Nhiều nước cũng vay Tq voi lãi suất cao đó thôi.
VD mình lấy để làm phép ngoại suy thôi! Bạn đã thử đi vay thực tế bất kỳ ngân hàng nào khi không có tài sản thế chấp, không chứng minh được thu nhập chưa? Câu trả lời 100% không được vay dù bạn trả lãi cao thế nào.
 
VD mình lấy để làm phép ngoại suy thôi! Bạn đã thử đi vay thực tế bất kỳ ngân hàng nào khi không có tài sản thế chấp, không chứng minh được thu nhập chưa? Câu trả lời 100% không được vay dù bạn trả lãi cao thế nào.
cái này cũng không hẳn thế đâu, tuỳ vào thời điểm thôi. Có những thời điểm chẳng có gì vẫn vay được cả mớ :D
 
VD mình lấy để làm phép ngoại suy thôi! Bạn đã thử đi vay thực tế bất kỳ ngân hàng nào khi không có tài sản thế chấp, không chứng minh được thu nhập chưa? Câu trả lời 100% không được vay dù bạn trả lãi cao thế nào.
không hiểu câu hỏi của bạn luôn á!!!
vay thế chấp tức là phải sở hữu tài sản để thế chấp: nhà, đất, xe, trang trại, ... Vay rồi, dạ, em thế chấp luôn căn nhà sẽ mua (sẽ là tài sản của em, chứ chưa là tài sản của em) nó đinh giá rẻ hơn thi truong chút và vay trên 40% mức nó định giá. Lãi suất cao 10% 12%. Qua agri có mức 8% 10% nhưng chỉ cho vay khi đầu tư trong nông nghiệp.
vay tín chấp khg cần tài sản thế chấp chỉ cần bảng luong cty xác nhận hoặc sổ hộ khẩu + cmnd. lãi suất chẳng khác tín dụng đen 35% 60%.
chắc cũng chưa biết tín chấp, thế chấp nên mới hỏi mấy câu như vậy.
 
Bác Trump này hơi quá với cái chủ nghĩa bảo hộ cũ rích ấy, làm cho cái đuôi chuột càng lòi ra. Hóa ra lâu nay thế giới đang gánh rủi ro thay Mỹ.
Mà cái đường cong lợi suất đảo ngược kia cũng sợ quá anh.
Bài viết đề cập đến vấn đề kinh tế vĩ mô quốc tế khá chuyên sâu, tầm a e mình chưa đủ để bàn luận những vấn đề này cho chính xác. Điều đáng nói ở đây là nhiều người VN chúng ta do ảnh hưởng tuyên truyền của chế độ nên hay có cái nhìn ác cảm sai lệch về phương Tây, nên có cách nhìn thực tế khách quan thì tốt hơn.
Ai chả biết đầu tư vào trái phiếu Mỹ thì lợi suất thấp, đầu tư vào các nước đang phát triển thì lợi suất cao. Vấn đề ở đây là rủi ro, ai chấp nhận mức rủi ro cao thì xứng đáng hưởng lợi suất cao. Đó vừa là quy luật kinh tế thị trường, vừa là quy luật tự nhiên cuộc sống. Nó không phải âm mưu hay chiêu trò của bọn tư bản như bạn nghĩ.
Trở lại vấn đề vì sao Mỹ mua các trái phiếu rủi ro nhiều hơn các nước khác thì vấn đề nằm ở sức mạnh nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ nó quá mạnh, khả năng vỡ nợ thấp và họ có nhiều công cụ, lựa chọn nếu nền kinh tế gặp suy thoái, khủng hoảng .... Trong lịch sử đánh giá tín nhiệm thì chỉ duy nhất 1 lần Mỹ rớt khỏi mức AAA+ vào năm 2008. Đó là lí do mà nước Mỹ có thể chấp nhận mức rủi ro cao hơn trên thị trường trái phiếu. Trong khi các nước khác như Trung Quốc, Nga....nền kinh tế họ không có cái thế vững chắc như nước Mỹ nên sẽ ưu tiên giữ tài sản ở chỗ an toàn, tránh rủi ro hơn là tìm kiếm lãi suất cao. Nhu cầu mỗi nước khác nhau khiến người ta sẽ có các lựa chọn khác nhau.
 
Bài viết đề cập đến vấn đề kinh tế vĩ mô quốc tế khá chuyên sâu, tầm a e mình chưa đủ để bàn luận những vấn đề này cho chính xác. Điều đáng nói ở đây là nhiều người VN chúng ta do ảnh hưởng tuyên truyền của chế độ nên hay có cái nhìn ác cảm sai lệch về phương Tây, nên có cách nhìn thực tế khách quan thì tốt hơn.
Ai chả biết đầu tư vào trái phiếu Mỹ thì lợi suất thấp, đầu tư vào các nước đang phát triển thì lợi suất cao. Vấn đề ở đây là rủi ro, ai chấp nhận mức rủi ro cao thì xứng đáng hưởng lợi suất cao. Đó vừa là quy luật kinh tế thị trường, vừa là quy luật tự nhiên cuộc sống. Nó không phải âm mưu hay chiêu trò của bọn tư bản như bạn nghĩ.
Trở lại vấn đề vì sao Mỹ mua các trái phiếu rủi ro nhiều hơn các nước khác thì vấn đề nằm ở sức mạnh nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ nó quá mạnh, khả năng vỡ nợ thấp và họ có nhiều công cụ, lựa chọn nếu nền kinh tế gặp suy thoái, khủng hoảng .... Trong lịch sử đánh giá tín nhiệm thì chỉ duy nhất 1 lần Mỹ rớt khỏi mức AAA+ vào năm 2008. Đó là lí do mà nước Mỹ có thể chấp nhận mức rủi ro cao hơn trên thị trường trái phiếu. Trong khi các nước khác như Trung Quốc, Nga....nền kinh tế họ không có cái thế vững chắc như nước Mỹ nên sẽ ưu tiên giữ tài sản ở chỗ an toàn, tránh rủi ro hơn là tìm kiếm lãi suất cao. Nhu cầu mỗi nước khác nhau khiến người ta sẽ có các lựa chọn khác nhau.
Dạ hoàn toàn đồng ý với anh, tuy nhiên chỗ "tuyên truyền" và "ác cảm" gì gì đó là không anh ạ. Anh em trader mình cũng đang "vượt qua số phận " để kiếm cơm đó chứ ạ.
Em có đọc về 1 bài tên Tariff trên investopedia viết về chủ nghĩa bảo hộ, cănnguyên gốc gác và lịch sử a tìm đọc xem.
 
Dạ hoàn toàn đồng ý với anh, tuy nhiên chỗ "tuyên truyền" và "ác cảm" gì gì đó là không anh ạ. Anh em trader mình cũng đang "vượt qua số phận " để kiếm cơm đó chứ ạ.
Em có đọc về 1 bài tên Tariff trên investopedia viết về chủ nghĩa bảo hộ, cănnguyên gốc gác và lịch sử a tìm đọc xem.
cám ơn bạn.
Về chuyện bảo hộ mậu dịch thì mình cũng có tìm hiểu và biết ít nhiều để chia sẻ. Thực ra thì trên thế giới tất cả các nước đều có bảo hộ mậu dịch nền kinh tế nước mình hết, chỉ là mỗi nước sẽ ưu tiên bảo hộ 1 vài lĩnh vực quan trọng đối với họ nên tiến đến hình thành thỏa hiệp thương mại, đặt tên là tự do nhưng bản chất vẫn có tính bảo hộ.
Theo thời gian các thỏa thuận này sẽ nảy sinh vấn đề nên đến 1 lúc nào đó người ta cần ngồi lại điều chỉnh, đàm phán cho phù hợp. Các hiệp định nafta giữa Mỹ với canada, mexico hay Mỹ- Nhật, Mỹ - Eu thuộc dạng này nên không khó giải quyết vì các bên đều có thiện chí hợp tác.
Vấn đề thực sự nằm ở thằng Trung Quốc, thằng này không muốn hợp tác kiểu 2 bên cùng có lợi mà vừa muốn phát triển, vừa muốn phá hoại, triệt hạ đối thủ, đối tác, đồng minh.... vì họ ko chỉ muốn phát triển mà còn muốn chèn ép các nước khác để vươn lên bành trướng ảnh hưởng. Việc đó gây ảnh hưởng đến các nước, đặc biệt là Mỹ nên sớm muộn cũng phải tìm cách đối phó. Cái gọi là "bảo hộ mậu dịch" nó chỉ là ngôn từ kích động những người ghét Trumph và những người sợ mất lợi ích khi xảy ra tradewar. Thực tế nếu lựa chọn hợp tác kinh tế giữa 1 trong 2 nước thì hầu hết sẽ lựa chọn Mỹ vì nếu nói về bảo hộ thì thằng TQ nó bảo hộ gấp ngàn lần thằng Mỹ, chưa kể những chiêu trò bẩn sau lưng nữa.
 
cám ơn bạn.
Về chuyện bảo hộ mậu dịch thì mình cũng có tìm hiểu và biết ít nhiều để chia sẻ. Thực ra thì trên thế giới tất cả các nước đều có bảo hộ mậu dịch nền kinh tế nước mình hết, chỉ là mỗi nước sẽ ưu tiên bảo hộ 1 vài lĩnh vực quan trọng đối với họ nên tiến đến hình thành thỏa hiệp thương mại, đặt tên là tự do nhưng bản chất vẫn có tính bảo hộ.
Theo thời gian các thỏa thuận này sẽ nảy sinh vấn đề nên đến 1 lúc nào đó người ta cần ngồi lại điều chỉnh, đàm phán cho phù hợp. Các hiệp định nafta giữa Mỹ với canada, mexico hay Mỹ- Nhật, Mỹ - Eu thuộc dạng này nên không khó giải quyết vì các bên đều có thiện chí hợp tác.
Vấn đề thực sự nằm ở thằng Trung Quốc, thằng này không muốn hợp tác kiểu 2 bên cùng có lợi mà vừa muốn phát triển, vừa muốn phá hoại, triệt hạ đối thủ, đối tác, đồng minh.... vì họ ko chỉ muốn phát triển mà còn muốn chèn ép các nước khác để vươn lên bành trướng ảnh hưởng. Việc đó gây ảnh hưởng đến các nước, đặc biệt là Mỹ nên sớm muộn cũng phải tìm cách đối phó. Cái gọi là "bảo hộ mậu dịch" nó chỉ là ngôn từ kích động những người ghét Trumph và những người sợ mất lợi ích khi xảy ra tradewar. Thực tế nếu lựa chọn hợp tác kinh tế giữa 1 trong 2 nước thì hầu hết sẽ lựa chọn Mỹ vì nếu nói về bảo hộ thì thằng TQ nó bảo hộ gấp ngàn lần thằng Mỹ, chưa kể những chiêu trò bẩn sau lưng nữa.
Cái này đúng là bác khai sáng cho em này.

Hóa ra các hiệp định thương mại là thằng a và b và v.v.....ngồi lại với nhau để thỏa hiet là tao bảo hộ cái này, cho mày bảo hộ cái kia. Em trước vẫn nghĩ nó là tự do mậu dịch chung chung :(

Còn nếu đọc báo trong nước thì toàn thấy Trump này, Trump nọ, diều hâu, bảo hộ; còn sự ăn cắp, gian lận của phía TQ thì chả thấy nói tới, chưa kể giao thương mình với nó toàn qua con buôn và tiểu ngạch. Mỹ duy trì ổn định và gánh cho thế giới này nhiều thứ, còn cái đất nước này và vài cái xung quanh chủ yếu ăn và dựa vào thằng hàng xóm khốn nạn :( dân mình đi đâu cũng thấy khổ một phần là dân trí thấp, kiến trúc thượng tầng của xã hội (văn hóa , kinh tế )thì rối loạn, xập xệ.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,485 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,555 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 366 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 340 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên