VNIndex - Thị trường giá xuống đã bắt đầu!

VNIndex - Thị trường giá xuống đã bắt đầu!

VNIndex - Thị trường giá xuống đã bắt đầu!

LeeBK

Active Member
183
1,264
upload_2018-12-18_18-36-36.png


Đây là dự báo của mình về chứng khoán VN trong thời gian kế tiếp theo góc nhìn Technical trên đồ thị tuần của lý thuyết DOW. Năm 2019 có thể đánh dấu thị trường giá xuống của chứng khoán toàn cầu, và VN không phải ngoại lệ.
- Về góc độ cơ bản, 1 thị trường chứng khoán giảm giá 20% từ đỉnh có thể đánh dấu cho "recession".
- Trade War kích hoạt và chủ nghĩa dân túy lên ngôi khiến dòng tiền chạy từ EM về DM trước do Risk Appetite giảm.
- Điều quan trọng là số liệu kinh tế toàn cầu (Trung Quốc, Châu âu, EM và Mỹ) đều đánh dấu sự suy yếu có hệ thống trong thời gian qua - báo hiệu các điều kiện kinh tế đã đạt đỉnh và sẽ suy giảm tăng trưởng trong 2019. Lưu ý US 2s5s Curve đã Inverted và dưới 0 - đây là dấu hiệu báo trước của khủng hoảng.
- Bond Yield, Commodities, Equity thường chạy cùng chiều và Bond Yield thường tạo đỉnh trước - US 10Y Yield nhiều khả năng đã tạo đỉnh tại 3.26%.
- Kinh tế VN năm 2019 cũng sẽ chịu nhiều áp lực do việc Risk Appetite suy giảm và dòng tiền FDI có thể không mạnh mẽ như trước.
- Góc nhìn kỹ thuật đã được minh họa trên đồ thị.
- Dòng tiền được dự báo sẽ chạy vào US Treasuries và Gold năm 2019. Giai đoạn đầu của Trade War Dollar có thể mạnh lên, tuy nhiên việc mạnh lên này sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế Mỹ và điều này sẽ tác động giảm ngược lại vào Dollar năm 2019, nhất là khi sự suy giảm của các điều kiện kinh tế và thị trường chứng khoán bắt đầu có sức nặng lên lộ trình bình thường hóa lãi suất của FED.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chủ thớt cho hỏi, về mặt kỹ thuật, TT giá xuống bắt đầu khi VNI giảm 20%, nghĩa là lúc từ 1200 về 960 là đã xác nhận rồi. Mặt khác, từ đáy 880 đi lên chưa tăng 20% nên giai đoạn này vẫn là TT giá xuống. Vậy tại sao lại nói TT giá xuống đã bắt đầu?
Nếu là bearish market, lí do gì sự đoán VNI về 700? Ở đó có heavy supporting zone?
Mình cũng thắc mắc, vì sao trendline không bắt đầu từ pivot high mà lại bắt đầu tại giữa 1 nhịp giảm?
Rồi mô hình tam giác giảm, sao lại kèm với tích luỹ? Tích luỹ xong lại giảm sao? Nghe có vẻ lạ tai.

Về cơ bản, dòng tiền được dự báo chảy vào treasury và gold, điều này là ai dự báo?
Vì sao USD mạnh lên lại gây bất lợi cho 1 nền kinh tế tiêu dùng? Nên nhớ Mỹ đang nhập siêu, 1nước nhập siêu có đồng nội tệ mạnh thì hàng hoá họ mua không phải là rẻ hơn sao?
 
Chủ thớt cho hỏi, về mặt kỹ thuật, TT giá xuống bắt đầu khi VNI giảm 20%, nghĩa là lúc từ 1200 về 960 là đã xác nhận rồi. Mặt khác, từ đáy 880 đi lên chưa tăng 20% nên giai đoạn này vẫn là TT giá xuống. Vậy tại sao lại nói TT giá xuống đã bắt đầu?
Nếu là bearish market, lí do gì sự đoán VNI về 700? Ở đó có heavy supporting zone?
Mình cũng thắc mắc, vì sao trendline không bắt đầu từ pivot high mà lại bắt đầu tại giữa 1 nhịp giảm?
Rồi mô hình tam giác giảm, sao lại kèm với tích luỹ? Tích luỹ xong lại giảm sao? Nghe có vẻ lạ tai.

Về cơ bản, dòng tiền được dự báo chảy vào treasury và gold, điều này là ai dự báo?
Vì sao USD mạnh lên lại gây bất lợi cho 1 nền kinh tế tiêu dùng? Nên nhớ Mỹ đang nhập siêu, 1nước nhập siêu có đồng nội tệ mạnh thì hàng hoá họ mua không phải là rẻ hơn sao?
bác này kiến thức uyên bác quá
 
Chủ thớt cho hỏi, về mặt kỹ thuật, TT giá xuống bắt đầu khi VNI giảm 20%, nghĩa là lúc từ 1200 về 960 là đã xác nhận rồi. Mặt khác, từ đáy 880 đi lên chưa tăng 20% nên giai đoạn này vẫn là TT giá xuống. Vậy tại sao lại nói TT giá xuống đã bắt đầu?
Nếu là bearish market, lí do gì sự đoán VNI về 700? Ở đó có heavy supporting zone?
Mình cũng thắc mắc, vì sao trendline không bắt đầu từ pivot high mà lại bắt đầu tại giữa 1 nhịp giảm?
Rồi mô hình tam giác giảm, sao lại kèm với tích luỹ? Tích luỹ xong lại giảm sao? Nghe có vẻ lạ tai.

Về cơ bản, dòng tiền được dự báo chảy vào treasury và gold, điều này là ai dự báo?
Vì sao USD mạnh lên lại gây bất lợi cho 1 nền kinh tế tiêu dùng? Nên nhớ Mỹ đang nhập siêu, 1nước nhập siêu có đồng nội tệ mạnh thì hàng hoá họ mua không phải là rẻ hơn sao?

Đợi bác thớt vào giải quyết
 
View attachment 70748

Đây là dự báo của mình về chứng khoán VN trong thời gian kế tiếp theo góc nhìn Technical trên đồ thị tuần của lý thuyết DOW. Năm 2019 có thể đánh dấu thị trường giá xuống của chứng khoán toàn cầu, và VN không phải ngoại lệ.
- Về góc độ cơ bản, 1 thị trường chứng khoán giảm giá 20% từ đỉnh có thể đánh dấu cho "recession".
- Trade War kích hoạt và chủ nghĩa dân túy lên ngôi khiến dòng tiền chạy từ EM về DM trước do Risk Appetite giảm.
- Điều quan trọng là số liệu kinh tế toàn cầu (Trung Quốc, Châu âu, EM và Mỹ) đều đánh dấu sự suy yếu có hệ thống trong thời gian qua - báo hiệu các điều kiện kinh tế đã đạt đỉnh và sẽ suy giảm tăng trưởng trong 2019. Lưu ý US 2s5s Curve đã Inverted và dưới 0 - đây là dấu hiệu báo trước của khủng hoảng.
- Bond Yield, Commodities, Equity thường chạy cùng chiều và Bond Yield thường tạo đỉnh trước - US 10Y Yield nhiều khả năng đã tạo đỉnh tại 3.26%.
- Kinh tế VN năm 2019 cũng sẽ chịu nhiều áp lực do việc Risk Appetite suy giảm và dòng tiền FDI có thể không mạnh mẽ như trước.
- Góc nhìn kỹ thuật đã được minh họa trên đồ thị.
- Dòng tiền được dự báo sẽ chạy vào US Treasuries và Gold năm 2019. Giai đoạn đầu của Trade War Dollar có thể mạnh lên, tuy nhiên việc mạnh lên này sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế Mỹ và điều này sẽ tác động giảm ngược lại vào Dollar năm 2019, nhất là khi sự suy giảm của các điều kiện kinh tế và thị trường chứng khoán bắt đầu có sức nặng lên lộ trình bình thường hóa lãi suất của FED.
Thấy cũng có vẻ về tầm đấy theo Kỹ thuật, không giao dịch em này nhưng cũng làm thử từ đợt tháng trước:
Tháng 11/18
https://www.tradingview.com/x/xMSpkP4n/

Hiện tại:
https://www.tradingview.com/x/BCs36AB3/
 
Chủ thớt cho hỏi, về mặt kỹ thuật, TT giá xuống bắt đầu khi VNI giảm 20%, nghĩa là lúc từ 1200 về 960 là đã xác nhận rồi. Mặt khác, từ đáy 880 đi lên chưa tăng 20% nên giai đoạn này vẫn là TT giá xuống. Vậy tại sao lại nói TT giá xuống đã bắt đầu?
Cái này mình nghĩ do góc nhìn khác nhau nên dẫn đến quan niệm khác nhau. Dù sao mình vẫn nghĩ ý kiến của bạn chính xác hơn.

Vì sao USD mạnh lên lại gây bất lợi cho 1 nền kinh tế tiêu dùng? Nên nhớ Mỹ đang nhập siêu, 1nước nhập siêu có đồng nội tệ mạnh thì hàng hoá họ mua không phải là rẻ hơn sao?
USD tăng giá = lãi suất cao hơn thì người Mỹ có xu hướng gửi bank nhiều hơn là tiêu xài. Đó là lí do trong đợt khủng hoảng 2008 Mỹ đưa lãi suất về 0 để kích thích tiêu dùng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chủ thớt cho hỏi, về mặt kỹ thuật, TT giá xuống bắt đầu khi VNI giảm 20%, nghĩa là lúc từ 1200 về 960 là đã xác nhận rồi. Mặt khác, từ đáy 880 đi lên chưa tăng 20% nên giai đoạn này vẫn là TT giá xuống. Vậy tại sao lại nói TT giá xuống đã bắt đầu?
Nếu là bearish market, lí do gì sự đoán VNI về 700? Ở đó có heavy supporting zone?
Mình cũng thắc mắc, vì sao trendline không bắt đầu từ pivot high mà lại bắt đầu tại giữa 1 nhịp giảm?
Rồi mô hình tam giác giảm, sao lại kèm với tích luỹ? Tích luỹ xong lại giảm sao? Nghe có vẻ lạ tai.

Về cơ bản, dòng tiền được dự báo chảy vào treasury và gold, điều này là ai dự báo?
Vì sao USD mạnh lên lại gây bất lợi cho 1 nền kinh tế tiêu dùng? Nên nhớ Mỹ đang nhập siêu, 1nước nhập siêu có đồng nội tệ mạnh thì hàng hoá họ mua không phải là rẻ hơn sao?
Bạn ở trong thị trường dc bao lâu rồi mà hỏi cái này thế,bạn có trade forex không,nếu trade forex đủ lâu thấy mấy cái này bình thường mà.trendline vẽ nào là tuỳ từng người,có người vẽ theo kiểu chạm các điểm có người vẽ theo kiểu dùng 1 điểm thôi nhưng dùng thêm góc để vẽ v..vv
Với cái mô hình tích luỹ tam giác nữa,tích luỹ giảm có gì lạ đâu
Còn dòng tiền chảy vào gold và JPY thì nó đang là xu hướng trên thị trường tiền tệ đó bạn,mà các thị trường ck vs thị trường tiền tệ liên quan chặt chẽ với nhau,nên nhìn tiền tệ và vàng chạy cũng đoán trước dc ít nhiều thị trường ck viet nam vốn cắp đít chạy theo các thị trường khác.
 
52CC3648-3420-4564-985C-3F7967BBE395.png
154A728D-088A-4408-ADAD-E8BD52C6A5F6.png
3B010AB0-1CE0-443C-A9AF-A8B955CDDEB4.jpeg
F8140A04-93ED-4F8C-9B6C-1660A009A8BD.jpeg
7C094F1D-920D-456A-BCD8-2C38630CECE0.jpeg
Chủ thớt cho hỏi, về mặt kỹ thuật, TT giá xuống bắt đầu khi VNI giảm 20%, nghĩa là lúc từ 1200 về 960 là đã xác nhận rồi. Mặt khác, từ đáy 880 đi lên chưa tăng 20% nên giai đoạn này vẫn là TT giá xuống. Vậy tại sao lại nói TT giá xuống đã bắt đầu?
Nếu là bearish market, lí do gì sự đoán VNI về 700? Ở đó có heavy supporting zone?
Mình cũng thắc mắc, vì sao trendline không bắt đầu từ pivot high mà lại bắt đầu tại giữa 1 nhịp giảm?
Rồi mô hình tam giác giảm, sao lại kèm với tích luỹ? Tích luỹ xong lại giảm sao? Nghe có vẻ lạ tai.

Về cơ bản, dòng tiền được dự báo chảy vào treasury và gold, điều này là ai dự báo?
Vì sao USD mạnh lên lại gây bất lợi cho 1 nền kinh tế tiêu dùng? Nên nhớ Mỹ đang nhập siêu, 1nước nhập siêu có đồng nội tệ mạnh thì hàng hoá họ mua không phải là rẻ hơn sao?

- Đầu tiên là khái niệm 1 thị trường bước vào Downturn hay Recession khi rơi 20% từ đỉnh là quan niệm tương đối phổ biến được thừa nhận và chú ý trên thế giới. Hôm qua chỉ số Russel 2000 (dành cho dòng small-cap stocks của Mỹ) đã xác nhận việc rơi 20% từ đỉnh - 1 dấu hiệu sớm của khủng hoảng khi tiền chạy từ small cap sang các cổ phiếu trụ.
- Đối với VNI, mình tiếp cận theo lý thuyết Dow. Nếu quan sát trên Daily Chart có thể nhìn rõ ràng hơn. Thị trường tạo đỉnh ở 1213 theo dạng kinh điển V-Top, sau đó sập nhanh về vùng 1000 (mất giá gần 18% - mức chấp nhận được theo mindset trên) và sau đó hồi lại 1080. Điều này phù hợp với chu kỳ của “Distribution Phase” - Giai đoạn đầu tiên trong Bear Market, sell chốt lời trong điều kiện overbought, thị trường vẫn tin đây chỉ là giai đoạn điều chỉnh mạnh của “Excess Phase”. Các điều kiện kinh tế và tin tức chung chưa tiêu cực, và thị trường sau đó thu hút lực mua từ vùng hỗ trợ 1000 tuy nhiên giá sau đó thất bại trong việc tạo đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, và giảm lại từ 1080, phá đáy 1000 về 915. Vậy mốc 1080 ở đây là 1 đỉnh hồi có ý nghĩa trong việc xác định giai đoạn thứ 2 của Bear Market, đó là “Public Participation Phase”. Giai đoạn này kéo dài lâu nhất trog Bear Market, với việc các điều kiện kinh tế và tin tức ảnh hưởng bắt đầu xấu hơn, vị thế Short bắt đầu tăng dần. Giai đoạn này có thể gọi là tích luỹ giảm, khi thị trường có đủ thời gian trong việc đánh giá thông tin, thanh khoản và tâm lý thị trường ổn định hơn để xác định hướng đi kế tiếp, mà ở case của VNI thì là dạng tích luỹ Descending Triangle (giá tạo các đỉnh thấp hơn và các đáy bằng - strong support line). Và giai đoạn Ba của Bear Market là việc giá phá ngưỡng tâm lý mạnh sau thời gian tích luỹ đủ dài - “Panic Phase”, thị trường Sell-off trong hoảng loạn và over-react. Nếu theo kỳ vọng của tôi thì 880-890 là Critical Support Level và chúng ta đang ở nửa sau của Giai đoạn Hai (Public Participation Phase). Việc phá tam giác trong timing 2/3-3/4 cạnh tam giác và các điểm tiếp xúc khá cân đối về timing sẽ củng cố xu hướng tiếp diễn đáng tin cậy. Target 700 là đo từ điểm phá theo chiều cao cạnh tam giác - và vùng này được tôi kỳ vọng trong điều kiện thị trường bị over-react trong Panic Phase và giá trở lại gần vùng tích luỹ cũ 650 trước khi break-out chiều lên. Nếu nhận định an toàn hơn, thì vùng 770 là Fibo 61.8 của chu kỳ tăng từ 500 lên 1213. Tuy nhiên, tôi kỳ vọng thị trường VN bị over-react.
- Cách tôi nói thị trường giá xuống đã bắt đầu thực ra ko chính xác về wording, vì nó đang là thị trường giá xuống r. Nhưng ko sai về mindset - cho nên đừng bắt bẻ về vấn đề câu từ. Thị trường VN chạy theo thế giới, và Russell vào downtrend, MSCI Emerging Market vào downtrend, và Dowjones-SP500 đang gần critical support trước FED rate hike, tôi kỳ vọng giá đã kết thúc nhịp correction và tiếp tục downtrend - vậy thôi.
- Bạn có thể quan sát diễn biến đồ thị của VNI với ETH hay Bitcoin, giá sau khi tạo V-Top thì tích luỹ trong descending triangle và tiếp tục phá xuống trong hoảng loạn - ko có gì là lạ tai cả, đó là cách đánh kinh điển của thị trường tâm lý, và rất đúng theo lý thuyết Dow.
- Khi điều kiện Risk-off diễn ra thì dòng tiền sẽ có xu hướng chạy từ Risk Assets (Equity) sang Haven Assets (TPCP Mỹ, Gold) - đó là quy luật. Bác có thấy lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ giảm từ 3.26% về 2.83% ko, đó là do tiền đang chạy vào US Treasury.
- Mỹ là quốc gia bị thâm hụt ở cán cân vãng lai, do đó họ sẽ buộc phải thặng dư ở cán cân vốn. Các quốc gia như Nhật-Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu để tăng tích luỹ nội địa, nên họ thường theo đuổi chính sách phá giá đồng tiền để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu - bán được nhiều hàng hơn và thu về nhiều USD hơn (quy mô bù đắp giá). Còn Mỹ hiện nay chuyển hoạt động sản xuất sang nước thứ Ba nhiều rồi, và họ rất mạnh về mảng dịch vụ cũng như thị trường vốn, và thị trường tiêu dùng của Mỹ
là lớn nhất thế giới, nên Mỹ không đặt mục tiêu phá giá đồng tiền lên đầu và thường bị thâm hụt cán cân vãng lai. Tuy nhiên, dưới thời của Trump thì ông ta là business man, ông ta muốn giảm thuế, tăng bảo hộ nội địa, 1 đồng Dollar yếu để tăng lợi thế cạnh tranh xuất khẩu. Và lý do phát động Trade War chính là thâm hụt vãng lai song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng lên. Tuy nhiên như chúng ta thấy khi Trade War leo thang thì tất cả các nến kinh tế đều bị tổn thương, dòng tiền chạy từ EM (vốn tìm kiếm lợi suất cao) quay về Mỹ. Và sau đó thì US Equity cũng giảm. Và các doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ (Apple, General Motors, PG...) đang bị trigger kép bởi Trade War leo thang + đồng USD mạnh lên làm giảm sức tiêu thụ của hàng xuất khẩu Mỹ. Và trong bối cảnh FED nâng lãi suất hiện nay thi đồng nghĩa với chi phí đi vay của doanh nghiệp tăng - Dollar tăng/Sức cạnh tranh hàng xk của MNCs
Mỹ giảm/Lợi nhuận DN Mỹ sụt giảm do Trade War làm sức tiêu thụ toàn cầu giảm/Chi phí đi vay tăng - Viễn cảnh này là khá tiêu cực.
- Như bác nói Dollar mạnh thì người Mỹ mua hàng nước ngoài rẻ hơn, vậy Dollar có chảy ra nước ngoài khi người Mỹ tiêu dùng nhiều hàng Nhật/Châu âu/China hơn ko, hàng Mỹ sản xuất có sức cạnh tranh trong/ngoài nước kém đi thì có tốt cho nền kinh tế Mỹ ko? Tất nhiên là ko rồi. Chả ai muốn thâm hụt cán cân vãng lai làm gì cả, vì nó tạo sức ép cho chính phủ phải đi vay nợ nhiều hơn và năng lực cạnh tranh nội địa bị giảm sút.

- Đây là phân tích cũ hồi tháng 4 của tôi dưới góc độ TA và Correlation
https://traderviet.org/threads/vnindex-da-giam-se-duy-tri-trong-thoi-gian-toi.13960/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái này mình nghĩ do góc nhìn khác nhau nên dẫn đến quan niệm khác nhau. Dù sao mình vẫn nghĩ ý kiến của bạn chính xác hơn.


USD tăng giá = lãi suất cao hơn thì người Mỹ có xu hướng gửi bank nhiều hơn là tiêu xài. Đó là lí do trong đợt khủng hoảng 2008 Mỹ đưa lãi suất về 0 để kích thích tiêu dùng.
Thanks bạn, theo mình nhớ thì Mỹ đưa lãi suất về 0 nhằm hỗ trợ tiền cho các cty sản xuất, không phải kích thích tiêu dùng. Lúc đó ng dân thất nghiệp, cty phá sản, tiền rẻ bơm ra TT là để hỗ trợ cty, tạo công ăn việc làm.
Cơ mà thôi, không bàn chuyện Mỹ, đang nói VNI

Bạn ở trong thị trường dc bao lâu rồi mà hỏi cái này thế,bạn có trade forex không,nếu trade forex đủ lâu thấy mấy cái này bình thường mà.trendline vẽ nào là tuỳ từng người,có người vẽ theo kiểu chạm các điểm có người vẽ theo kiểu dùng 1 điểm thôi nhưng dùng thêm góc để vẽ v..vv
Với cái mô hình tích luỹ tam giác nữa,tích luỹ giảm có gì lạ đâu
Còn dòng tiền chảy vào gold và JPY thì nó đang là xu hướng trên thị trường tiền tệ đó bạn,mà các thị trường ck vs thị trường tiền tệ liên quan chặt chẽ với nhau,nên nhìn tiền tệ và vàng chạy cũng đoán trước dc ít nhiều thị trường ck viet nam vốn cắp đít chạy theo các thị trường khác.
Trendline vẽ không chính xác thì không có giá trị bạn nhé. Đương nhiên loại trừ mấy trường hợp vẽ cho vui chứ ko sử dụng.
Từ tích lũy - accumulation - là để chỉ 1 quá trình chuẩn bị cho việc tăng điểm trong chứng khoán, việc xác định giá đi trong 1 Range là tích lũy hay phân phối còn cần Khối Lượng giao dịch (không giống như FX, cũng không giống như chart của chủ thớt). Bạn có thể google "Stock accumulation phase" để hiểu rõ.
Chuyện tiền chảy vào kênh Vàng, JPY không đại diện cho chu kỳ kinh tế, bạn có thể mở chart Gold, JPY ra mà xem, nhìn chart tháng, mình thấy căn bản là Sideway
awww_tradingview_com_x_d9kiVbLp__.png
 
Thanks bạn, theo mình nhớ thì Mỹ đưa lãi suất về 0 nhằm hỗ trợ tiền cho các cty sản xuất, không phải kích thích tiêu dùng. Lúc đó ng dân thất nghiệp, cty phá sản, tiền rẻ bơm ra TT là để hỗ trợ cty, tạo công ăn việc làm.
Cơ mà thôi, không bàn chuyện Mỹ, đang nói VNI


Trendline vẽ không chính xác thì không có giá trị bạn nhé. Đương nhiên loại trừ mấy trường hợp vẽ cho vui chứ ko sử dụng.
Từ tích lũy - accumulation - là để chỉ 1 quá trình chuẩn bị cho việc tăng điểm trong chứng khoán, việc xác định giá đi trong 1 Range là tích lũy hay phân phối còn cần Khối Lượng giao dịch (không giống như FX, cũng không giống như chart của chủ thớt). Bạn có thể google "Stock accumulation phase" để hiểu rõ.
Chuyện tiền chảy vào kênh Vàng, JPY không đại diện cho chu kỳ kinh tế, bạn có thể mở chart Gold, JPY ra mà xem, nhìn chart tháng, mình thấy căn bản là Sideway
View attachment 70798
bạn giống như một trade mới tập trade,cơ bản là không hiểu gì
 
View attachment 70787 View attachment 70786 View attachment 70785 View attachment 70783 View attachment 70784

- Đầu tiên là khái niệm 1 thị trường bước vào Downturn hay Recession khi rơi 20% từ đỉnh là quan niệm tương đối phổ biến được thừa nhận và chú ý trên thế giới. Hôm qua chỉ số Russel 2000 (dành cho dòng small-cap stocks của Mỹ) đã xác nhận việc rơi 20% từ đỉnh - 1 dấu hiệu sớm của khủng hoảng khi tiền chạy từ small cap sang các cổ phiếu trụ.
- Đối với VNI, mình tiếp cận theo lý thuyết Dow. Nếu quan sát trên Daily Chart có thể nhìn rõ ràng hơn. Thị trường tạo đỉnh ở 1213 theo dạng kinh điển V-Top, sau đó sập nhanh về vùng 1000 (mất giá gần 18% - mức chấp nhận được theo mindset trên) và sau đó hồi lại 1080. Điều này phù hợp với chu kỳ của “Distribution Phase” - Giai đoạn đầu tiên trong Bear Market, sell chốt lời trong điều kiện overbought, thị trường vẫn tin đây chỉ là giai đoạn điều chỉnh mạnh của “Excess Phase”. Các điều kiện kinh tế và tin tức chung chưa tiêu cực, và thị trường sau đó thu hút lực mua từ vùng hỗ trợ 1000 tuy nhiên giá sau đó thất bại trong việc tạo đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, và giảm lại từ 1080, phá đáy 1000 về 915. Vậy mốc 1080 ở đây là 1 đỉnh hồi có ý nghĩa trong việc xác định giai đoạn thứ 2 của Bear Market, đó là “Public Participation Phase”. Giai đoạn này kéo dài lâu nhất trog Bear Market, với việc các điều kiện kinh tế và tin tức ảnh hưởng bắt đầu xấu hơn, vị thế Short bắt đầu tăng dần. Giai đoạn này có thể gọi là tích luỹ giảm, khi thị trường có đủ thời gian trong việc đánh giá thông tin, thanh khoản và tâm lý thị trường ổn định hơn để xác định hướng đi kế tiếp, mà ở case của VNI thì là dạng tích luỹ Descending Triangle (giá tạo các đỉnh thấp hơn và các đáy bằng - strong support line). Và giai đoạn Ba của Bear Market là việc giá phá ngưỡng tâm lý mạnh sau thời gian tích luỹ đủ dài - “Panic Phase”, thị trường Sell-off trong hoảng loạn và over-react. Nếu theo kỳ vọng của tôi thì 880-890 là Critical Support Level và chúng ta đang ở nửa sau của Giai đoạn Hai (Public Participation Phase). Việc phá tam giác trong timing 2/3-3/4 cạnh tam giác và các điểm tiếp xúc khá cân đối về timing sẽ củng cố xu hướng tiếp diễn đáng tin cậy. Target 700 là đo từ điểm phá theo chiều cao cạnh tam giác - và vùng này được tôi kỳ vọng trong điều kiện thị trường bị over-react trong Panic Phase và giá trở lại gần vùng tích luỹ cũ 650 trước khi break-out chiều lên. Nếu nhận định an toàn hơn, thì vùng 770 là Fibo 61.8 của chu kỳ tăng từ 500 lên 1213. Tuy nhiên, tôi kỳ vọng thị trường VN bị over-react.
- Cách tôi nói thị trường giá xuống đã bắt đầu thực ra ko chính xác về wording, vì nó đang là thị trường giá xuống r. Nhưng ko sai về mindset - cho nên đừng bắt bẻ về vấn đề câu từ. Thị trường VN chạy theo thế giới, và Russell vào downtrend, MSCI Emerging Market vào downtrend, và Dowjones-SP500 đang gần critical support trước FED rate hike, tôi kỳ vọng giá đã kết thúc nhịp correction và tiếp tục downtrend - vậy thôi.
- Bạn có thể quan sát diễn biến đồ thị của VNI với ETH hay Bitcoin, giá sau khi tạo V-Top thì tích luỹ trong descending triangle và tiếp tục phá xuống trong hoảng loạn - ko có gì là lạ tai cả, đó là cách đánh kinh điển của thị trường tâm lý, và rất đúng theo lý thuyết Dow.
- Khi điều kiện Risk-off diễn ra thì dòng tiền sẽ có xu hướng chạy từ Risk Assets (Equity) sang Haven Assets (TPCP Mỹ, Gold) - đó là quy luật. Bác có thấy lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ giảm từ 3.26% về 2.83% ko, đó là do tiền đang chạy vào US Treasury.
- Mỹ là quốc gia bị thâm hụt ở cán cân vãng lai, do đó họ sẽ buộc phải thặng dư ở cán cân vốn. Các quốc gia như Nhật-Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu để tăng tích luỹ nội địa, nên họ thường theo đuổi chính sách phá giá đồng tiền để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu - bán được nhiều hàng hơn và thu về nhiều USD hơn (quy mô bù đắp giá). Còn Mỹ hiện nay chuyển hoạt động sản xuất sang nước thứ Ba nhiều rồi, và họ rất mạnh về mảng dịch vụ cũng như thị trường vốn, và thị trường tiêu dùng của Mỹ
là lớn nhất thế giới, nên Mỹ không đặt mục tiêu phá giá đồng tiền lên đầu và thường bị thâm hụt cán cân vãng lai. Tuy nhiên, dưới thời của Trump thì ông ta là business man, ông ta muốn giảm thuế, tăng bảo hộ nội địa, 1 đồng Dollar yếu để tăng lợi thế cạnh tranh xuất khẩu. Và lý do phát động Trade War chính là thâm hụt vãng lai song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng lên. Tuy nhiên như chúng ta thấy khi Trade War leo thang thì tất cả các nến kinh tế đều bị tổn thương, dòng tiền chạy từ EM (vốn tìm kiếm lợi suất cao) quay về Mỹ. Và sau đó thì US Equity cũng giảm. Và các doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ (Apple, General Motors, PG...) đang bị trigger kép bởi Trade War leo thang + đồng USD mạnh lên làm giảm sức tiêu thụ của hàng xuất khẩu Mỹ. Và trong bối cảnh FED nâng lãi suất hiện nay thi đồng nghĩa với chi phí đi vay của doanh nghiệp tăng - Dollar tăng/Sức cạnh tranh hàng xk của MNCs
Mỹ giảm/Lợi nhuận DN Mỹ sụt giảm do Trade War làm sức tiêu thụ toàn cầu giảm/Chi phí đi vay tăng - Viễn cảnh này là khá tiêu cực.
- Như bác nói Dollar mạnh thì người Mỹ mua hàng nước ngoài rẻ hơn, vậy Dollar có chảy ra nước ngoài khi người Mỹ tiêu dùng nhiều hàng Nhật/Châu âu/China hơn ko, hàng Mỹ sản xuất có sức cạnh tranh trong/ngoài nước kém đi thì có tốt cho nền kinh tế Mỹ ko? Tất nhiên là ko rồi. Chả ai muốn thâm hụt cán cân vãng lai làm gì cả, vì nó tạo sức ép cho chính phủ phải đi vay nợ nhiều hơn và năng lực cạnh tranh nội địa bị giảm sút.

- Đây là phân tích cũ hồi tháng 4 của tôi dưới góc độ TA và Correlation
https://traderviet.org/threads/vnindex-da-giam-se-duy-tri-trong-thoi-gian-toi.13960/

Cảm ơn bài giải thích chi tiết của bác.

Mặc dù vậy, tôi vẫn không đồng tình với bác ở 1 số khía cạnh sau:
- Đem TT Mỹ/Âu làm hoa tiêu cho TT Việt Nam. Lí do: Mỗi TT là 1 câu chuyện, mỗi TT đều có Market Maker riêng. TT VN nếu có điều chỉnh giảm sâu về một mức giá nào đó thì đó là ý chí của MM Việt Nam, chuyện TT các nước khác giảm điểm chỉ là cái cớ.
- TTCK Việt Nam hiện nay chỉ có Short index, không có Short cổ phiếu, do đó Public participation phase không áp dụng được, việc giảm giá, bán tháo của TT Việt Nam là sự kiện phản ánh tâm lý tự nhiên khi dòng tiền lớn của MM đã rút ra khỏi thị trường làm mất cân bằng Cung/Cầu của TT bởi dòng tiền của các NĐT nhỏ lẻ không đủ khả năng chèo chống TT. Do đó, việc giá giảm là sự kiện tự nhiên khi NĐT nhỏ lẻ quyết tâm cắt lỗ, không phải là sự kiện chủ động bán ra nhằm đầu cơ giá xuống của Public.
 
Cảm ơn bài giải thích chi tiết của bác.

Mặc dù vậy, tôi vẫn không đồng tình với bác ở 1 số khía cạnh sau:
- Đem TT Mỹ/Âu làm hoa tiêu cho TT Việt Nam. Lí do: Mỗi TT là 1 câu chuyện, mỗi TT đều có Market Maker riêng. TT VN nếu có điều chỉnh giảm sâu về một mức giá nào đó thì đó là ý chí của MM Việt Nam, chuyện TT các nước khác giảm điểm chỉ là cái cớ.
- TTCK Việt Nam hiện nay chỉ có Short index, không có Short cổ phiếu, do đó Public participation phase không áp dụng được, việc giảm giá, bán tháo của TT Việt Nam là sự kiện phản ánh tâm lý tự nhiên khi dòng tiền lớn của MM đã rút ra khỏi thị trường làm mất cân bằng Cung/Cầu của TT bởi dòng tiền của các NĐT nhỏ lẻ không đủ khả năng chèo chống TT. Do đó, việc giá giảm là sự kiện tự nhiên khi NĐT nhỏ lẻ quyết tâm cắt lỗ, không phải là sự kiện chủ động bán ra nhằm đầu cơ giá xuống của Public.

- Mình thấy cách hiểu của bạn hơi máy móc. Thứ nhất là bi h bạn nghĩ cái gì là key driver của thị trường chứng khoán Việt Nam? Chứng khoán VN chạy theo khu vực (nhóm MSCI EM) và DM (US Equity) hay là những cái khác chạy theo Việt Nam? Tí nữa mình đến cơ quan sẽ chạy Correlation trên Bloomberg cho bác nhé.
- Giai đoạn tháng 2 và 3 ai chú ý sẽ thấy là trong khi US Stock và MSCI EM đảo chiều giảm thì chứng khoán VN vẫn tăng - dí cố tạo đỉnh trong giai đoạn Excess Phase (do 1 số game IPO lớn), đây chính là câu chuyện riêng như bác nói, chỉ là có độ trễ thôi, sau đó nó phải quay lại với xu thế chung toàn cầu, thậm chí còn sập mạnh hơn cả thế giới.
- Bản chất của nền kinh tế VN dựa trên cái gì? Xuất nhập khẩu, đầu tư FDI và bán vốn tài nguyên đúng ko? Khu vực kinh tế nội địa nhâp siêu mạnh - FDI xuất siêu mạnh, năng suất lao động và chuỗi giá trị thấp, kinh tế VN thúc đẩy chủ yếu bởi đầu tư FDI. Đối với cán cân vãng lai là cái cơ bản của kinh tế VN thì giá dầu - nông sản - kim loại... có bị phụ thuộc chủ yếu theo thế giới không. Chi phối nặng luôn là khác. Samsung hay Formosa, Toyota, Honda... là những doanh nghiệp FDI gồng gánh chính cho kinh tế VN. Sức khoẻ nền kinh tế VN có thể quan sát qua dòng tiền FDI vào ra VN.
- Đừng nói Market Maker muốn vẽ đồ thị thế nào cũng được. Big Boyz mua 1 tỷ đô chắc chắn giá tăng rồi, ví dụ tăng 10d, đến lúc bán 1 tỷ đô giá giảm 20d, bình quân giá mua cao hơn giá bán thì vẫn chết. Đầu tiên họ là tay to, phải lựa thanh khoản act, và họ phải trigger được thị trường chung dựa trên việc đọc đúng các key driver của thị trường. Ko dám chém gió nhưng tôi cũng được coi là 1 trong các Market Maker của tỷ giá USDVND - làm việc trading và tạo lập tỷ giá cuối cùng, tôi thấy là phải đọc đúng End User và Trend chung mới win được, chứ k phải muốn ép giá lên xuống thế nào tuỳ thích. Đánh counter-trend có khi còn bị xả hàng vào mặt, hoặc lúc act aggresive bị thiếu liquid ko mua hay bán được theo giá bình quân mong muốn thì cũng vỡ mặt.
- Thị trường Equity VN Short Sale hay các sản phẩm phái sinh chưa phát triển ở VN, nhưng về Price Action của thị trường tâm lý nó có tính chất như nhau, nên bác đừng nói là Participation Phase không áp dụng được, đó là cách hiểu máy móc. Trong giai đoạn này, thị trường có đủ thời gian tích luỹ lâu và sự ổn định về tâm lý trở lại để quyết định cho hướng đi tiếp theo, tích luỹ càng lâu thì phá càng mạnh.
- Còn về vẽ trend, tôi nối đỉnh với đỉnh, đáy với đáy đàng hoàng chứ đừng bảo sai cách xác định trend nhé. Nên biết điểm tiếp xúc tích luỹ của mô hình là rất cân đối, thể hiện đúng tích lũy của thị trường tâm lý. Và như tôi phân tích ở trên 1080 là đỉnh hồi có ý nghĩa để bắt đầu cho Participation Phase.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm ơn bài giải thích chi tiết của bác.

Mặc dù vậy, tôi vẫn không đồng tình với bác ở 1 số khía cạnh sau:
- Đem TT Mỹ/Âu làm hoa tiêu cho TT Việt Nam. Lí do: Mỗi TT là 1 câu chuyện, mỗi TT đều có Market Maker riêng. TT VN nếu có điều chỉnh giảm sâu về một mức giá nào đó thì đó là ý chí của MM Việt Nam, chuyện TT các nước khác giảm điểm chỉ là cái cớ.
- TTCK Việt Nam hiện nay chỉ có Short index, không có Short cổ phiếu, do đó Public participation phase không áp dụng được, việc giảm giá, bán tháo của TT Việt Nam là sự kiện phản ánh tâm lý tự nhiên khi dòng tiền lớn của MM đã rút ra khỏi thị trường làm mất cân bằng Cung/Cầu của TT bởi dòng tiền của các NĐT nhỏ lẻ không đủ khả năng chèo chống TT. Do đó, việc giá giảm là sự kiện tự nhiên khi NĐT nhỏ lẻ quyết tâm cắt lỗ, không phải là sự kiện chủ động bán ra nhằm đầu cơ giá xuống của Public.
Anh lee là bank trade của techcombank nên anh ấy có những đồ chơi chuyên dụng giúp dự báo sớm hơn thị trường, phân tích cơ bản anh ấy viết cũng rất rõ rồi nên tôi không tranh luận cơ bản là rủi ro tăng cao tiền đang chảy về gold và các tài sản an toàn nên ck viêt nam sẽ gặp khó.còn phân tích cơ bản như tôi đã nói trendline mỗi người vẽ 1 kiểu khác nhau,bạn nghĩ bạn vẽ trennline đúng thì giá sẽ chạy theo bạn ah mà cứ phải trendline đúng mới có giá trị,nó gọi là máy móc trong việc phân tích
 
Chủ thớt cho hỏi, về mặt kỹ thuật, TT giá xuống bắt đầu khi VNI giảm 20%, nghĩa là lúc từ 1200 về 960 là đã xác nhận rồi. Mặt khác, từ đáy 880 đi lên chưa tăng 20% nên giai đoạn này vẫn là TT giá xuống. Vậy tại sao lại nói TT giá xuống đã bắt đầu?
Nếu là bearish market, lí do gì sự đoán VNI về 700? Ở đó có heavy supporting zone?
Mình cũng thắc mắc, vì sao trendline không bắt đầu từ pivot high mà lại bắt đầu tại giữa 1 nhịp giảm?
Rồi mô hình tam giác giảm, sao lại kèm với tích luỹ? Tích luỹ xong lại giảm sao? Nghe có vẻ lạ tai.

Về cơ bản, dòng tiền được dự báo chảy vào treasury và gold, điều này là ai dự báo?
Vì sao USD mạnh lên lại gây bất lợi cho 1 nền kinh tế tiêu dùng? Nên nhớ Mỹ đang nhập siêu, 1nước nhập siêu có đồng nội tệ mạnh thì hàng hoá họ mua không phải là rẻ hơn sao?
Một Con ếch với cái giếng nhỏ,kiến thức lửa mùa vớ vẩn,tác giả đang nói đúng vào thời điểm bối cảnh kinh tế hiện giờ đấy.Còn cái ông nói thì lúc nào mà chẳng hỏi DC,vì sao.. .....*** hiểu gì
 
Tôi xin góp ý: Tranh luận thì tốt, nhưng phát ngôn cần sử dụng từ ngữ chuẩn mực vì đây là 4rum chung, nhiều người theo dõi.
 
Mình cũng tranh luận trên tinh thần tích cực, mọi người cùng phản biện để tốt hơn thôi. Hy vọng a e giữ hoà khí! Suy cho cùng là đi chiến đấu với thị trường mà, còn thị trường đánh giá theo kỳ vọng, quan trọng là suy luận có tính logic không thôi. Thanks!
 
Tui hoàn toàn đồng tình với bạn Lee về góc độ

- Thị trường Equity VN Short Sale hay các sản phẩm phái sinh chưa phát triển ở VN, nhưng về Price Action của thị trường tâm lý nó có tính chất như nhau

TTCK là thị trường phản ánh tâm lí rõ ràng nhất.

search " disaster emotional response "
chúng ta đang ở phase disillution rồi nhỉ
upload_2018-12-19_9-13-42.png
 
- Mình thấy cách hiểu của bạn hơi máy móc. Thứ nhất là bi h bạn nghĩ cái gì là key driver của thị trường chứng khoán Việt Nam? Chứng khoán VN chạy theo khu vực (nhóm MSCI EM) và DM (US Equity) hay là những cái khác chạy theo Việt Nam? Tí nữa mình đến cơ quan sẽ chạy Correlation trên Bloomberg cho bác nhé.
- Giai đoạn tháng 2 và 3 ai chú ý sẽ thấy là trong khi US Stock và MSCI EM đảo chiều giảm thì chứng khoán VN vẫn tăng - dí cố tạo đỉnh trong giai đoạn Excess Phase (do 1 số game IPO lớn), đây chính là câu chuyện riêng như bác nói, chỉ là có độ trễ thôi, sau đó nó phải quay lại với xu thế chung toàn cầu, thậm chí còn sập mạnh hơn cả thế giới.
- Bản chất của nền kinh tế VN dựa trên cái gì? Xuất nhập khẩu, đầu tư FDI và bán vốn tài nguyên đúng ko? Khu vực kinh tế nội địa nhâp siêu mạnh - FDI xuất siêu mạnh, năng suất lao động và chuỗi giá trị thấp, kinh tế VN thúc đẩy chủ yếu bởi đầu tư FDI. Đối với cán cân vãng lai là cái cơ bản của kinh tế VN thì giá dầu - nông sản - kim loại... có bị phụ thuộc chủ yếu theo thế giới không. Chi phối nặng luôn là khác. Samsung hay Formosa, Toyota, Honda... là những doanh nghiệp FDI gồng gánh chính cho kinh tế VN. Sức khoẻ nền kinh tế VN có thể quan sát qua dòng tiền FDI vào ra VN.
- Đừng nói Market Maker muốn vẽ đồ thị thế nào cũng được. Big Boyz mua 1 tỷ đô chắc chắn giá tăng rồi, ví dụ tăng 10d, đến lúc bán 1 tỷ đô giá giảm 20d, bình quân giá mua cao hơn giá bán thì vẫn chết. Đầu tiên họ là tay to, phải lựa thanh khoản act, và họ phải trigger được thị trường chung dựa trên việc đọc đúng các key driver của thị trường. Ko dám chém gió nhưng tôi cũng được coi là 1 trong các Market Maker của tỷ giá USDVND - làm việc trading và tạo lập tỷ giá cuối cùng, tôi thấy là phải đọc đúng End User và Trend chung mới win được, chứ k phải muốn ép giá lên xuống thế nào tuỳ thích. Đánh counter-trend có khi còn bị xả hàng vào mặt, hoặc lúc act aggresive bị thiếu liquid ko mua hay bán được theo giá bình quân mong muốn thì cũng vỡ mặt.
- Thị trường Equity VN Short Sale hay các sản phẩm phái sinh chưa phát triển ở VN, nhưng về Price Action của thị trường tâm lý nó có tính chất như nhau, nên bác đừng nói là Participation Phase không áp dụng được, đó là cách hiểu máy móc. Trong giai đoạn này, thị trường có đủ thời gian tích luỹ lâu và sự ổn định về tâm lý trở lại để quyết định cho hướng đi tiếp theo, tích luỹ càng lâu thì phá càng mạnh.
- Còn về vẽ trend, tôi nối đỉnh với đỉnh, đáy với đáy đàng hoàng chứ đừng bảo sai cách xác định trend nhé. Nên biết điểm tiếp xúc tích luỹ của mô hình là rất cân đối, thể hiện đúng tích lũy của thị trường tâm lý. Và như tôi phân tích ở trên 1080 là đỉnh hồi có ý nghĩa để bắt đầu cho Participation Phase.
Thanks bác về vụ FA, view của tôi khác bác 1 tí, buổi trưa tôi sẽ trình bày góc nhìn của tôi, thuần túy về mặt kỹ thuật thôi.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên