RSI - chuyện chưa kể

RSI - chuyện chưa kể

RSI - chuyện chưa kể

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
RSI từ lâu đã là một trong những công cụ được giới trader tin dùng và xem như là một bảo vật. Phải nói rằng, hiếm có một công cụ nào đa năng và hiệu quả như RSI, chắc có lẽ vì thế mà RSI chiếm được trái tim của những người yêu phân tích kỹ thuật.

Để đáp lại sự quan tâm của anh em dành cho những công cụ kinh điển cũng như những thế nến price action kinh điển, tôi dự định sẽ làm một series "chuyện chưa kể" về những công cụ hay phương pháp thông dụng nhưng với góc nhìn khác, góc nhìn mà ít ai khám phá tới. Nói cách khác, đối với những công cụ mà trước giờ chúng ta hay thường dùng, nó vẫn tiềm ẩn một sức mạnh đặc biệt mà chúng ta chưa khám phá ra. Tôi sẽ là người đồng hành cùng anh em khám phá sức mạnh của chúng.

Bài viết ngày hôm nay tôi dành thời gian để nói về RSI và bản chất của nó dưới góc nhìn của Mr. Martin Pring. Mr. Martin Pring là ai, nổi tiếng như thế nào thì anh em biết rồi, tôi không ca ngợi nữa. Bây giờ là lúc xem ông nói gì về RSI, và chúng ta có học được gì từ ông không.

Bài này tôi sử dụng kiến thức của Mr. Martin Pring trong quyển sách Marting Pring on Market Momentum nói về các công cụ chỉ báo động lượng. RSI là một trong những vấn đề được ông đem ra thảo luận trong quyển sách. Bây giờ tôi đem về để anh em học.

Sau đây là những quan điểm của Mr. Martin Pring về RSI khi ông luận bàn ứng dụng của công cụ chỉ báo này.

NÓI VỀ ĐỈNH VÀ ĐÁY

Theo lý thuyết, RSI sẽ tạo đỉnh khi nó nằm trên mức 70 và đồng thời giá cũng có thể tạo đỉnh. Ngược lại, RSI sẽ tạo đáy khi rớt xuống mức 30. Hai mức được gọi dưới 2 cái tên quá mua và quá bán.

Nhưng đó là lý thuyết chung, trên thực tế chúng ta cần xem xét lại 2 mức này. Nó chỉ mang tính chất tương đối. Cụ thể, đối với RSI có thông số mặc định là 14 thì hai mức 30 - 70 vô cùng ý nghĩa, và nó tỏ ra rất hiệu quả khi dự đoán đỉnh đáy.

Tuy nhiên, nếu dùng RSI có số kỳ nhanh hơn hoặc chậm hơn thì con số 30 - 70 không còn chính xác nữa. Dĩ nhiên nó vẫn sử dụng được, nhưng cơ hội sẽ không được tốt.

Lý do đơn giản, RSI là chỉ báo dao động, nếu số kỳ càng chậm, nó sẽ dao động rất chậm, và khó tăng cao và giảm sâu, do đó việc lên đến 30 - 70 là cực khó.

Ngược lại nếu RSI có số kỳ nhỏ hơn 14 tức là RSI nhanh hơn, nó sẽ thường xuyên chạm mức 30 - 70.

Cách giải quyết là chúng ta cần phải thay đổi hai mức quá mua quá bán phù hợp với số kỳ RSI.

rsi-chuyen-chua-ke-2.png
Cụ thể, RSI 14 thì sử dụng 30 - 70. Nhưng nếu chỉnh về RSI 5 thì hai mức quá mua - quá bán phải là 20 - 80. Nó sẽ cho chúng ta một định nghĩa tốt hơn về quá mua - quá bán và tín hiệu đảo chiều.

Với RSI 20 thì hai mức quá mua - quá bán nên giảm lại còn 35 - 65.

rsi-chuyen-chua-ke-3.png

MÔ HÌNH GIÁ CÓ THỂ ỨNG DỤNG CHO RSI

Có thể nói, RSI là một trong số ít có khả năng áp dụng được mô hình giá để giao dịch. Chúng ta có thể tìm kiếm các mô hình vai - đầu -vai, hai đỉnh - hai đáy, ba đỉnh - ba đáy,... vào RSI như áp dụng với giá. Và dĩ nhiên, nhờ những mô hình này ở RSI, chúng ta sẽ có được một dự báo sớm về sự đảo chiều của giá.

Cụ thể, trong quyển sách "New Concepts in Technical Trading", tác giác Wilder có nhắc đến mô hình vai đầu vai và mô hình tam giác thường xuyên xuất hiện ở RSI.

rsi-chuyen-chua-ke-4.png

Hình này tôi trích ra từ trong sách luôn. Nó hơi cũ một tí nhưng nhìn cũng ra đúng không anh em.

Trong ví dụ này tác giả dùng RSI 60 kỳ cho đồng Yen Nhật. Tạm thời chúng ta đừng nhìn vào mô hình bên RSI, chúng ta chỉ nhìn giá thôi các bạn, các bạn có thấy dấu hiệu nào của đỉnh không? Không, nhưng nó vẫn tạo đỉnh.

Chuyển sang RSI, rõ ràng RSI đang tạo mô hình vai đầu vai đảo chiều giảm, và hình như giá trị của nó đã breakout kênh giá tăng trước đó.

Thêm một lưu ý nữa là RSI đang ở trong vùng quá mua thì đột ngột giảm xuống cho thấy động lực tăng bị tuột đột ngột và gần như mất hết. Phe mua dường như đang quá yếu, phải nhường chỗ cho phe bán.

Với 3 dấu hiệu này của RSI, nó đã báo trước giá tạo đỉnh và xu hướng tăng kết thúc.

Thêm một ví dụ về mô hình nữa nhé:

rsi-chuyen-chua-ke-5.png

Đối với đồng GBP thì tác giả lại sử dụng RSI 14 kỳ. Xu hướng trước đó là xu hướng tăng, và giá đảo chiều. Ở tại vùng đỉnh của xu hướng chúng ta có những thông tin sau:

+ Phân kỳ giảm giữa giá và RSI (cái này quá rõ ràng, không bàn cãi)

+ Mô hình vai đầu vai ở RSI đã hình thành từ trước đó (nếu anh em không nghĩ nó là vai đầu vai thì coi nó là 3 đỉnh cũng đúng luôn). Một khi RSI cắt qua đường viền cổ mà nó tạo ra, giá sẽ rớt thê thảm.

Kết cục như thế nào thì nhìn qua đồ thị giá.

Bài viết cũng đã dài, kiến thức thì còn nhiều. Anh em đọc xong rồi áp dụng từ từ đi đã. Tôi sẽ viết tiếp cái khác, nếu anh em thích RSI thì tôi viết RSI. Chuyện chưa kể thì còn nhiều, nói đến con cháu chúng ta làm trader thì Blade vẫn còn chuyện để kể cho anh em. Lucky Trading!

Tham khảo từ Mr Martin Pring/Martin Pring on Market Momentum
Xem thêm:

>> Inside bar - chuyện chưa kể từ Mr. Martin Pring
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Tóm tắt cho các bác lười đọc :D
- RSI là indi đo sức mạnh của xu hướng và đo đảo chiều khá ổn định
- RSI có các mô hình chuyển động như giá bao gồm kênh, mẫu hình, trend
- Tương tự như giá, càng nhiều điểm chạm thì mô hình của RSI càng dễ đúng: Ví dụ phân kì 3 đáy/ đỉnh, kênh có 3 chạm ...
* Note riêng cho ae theo kinh nghiệm của e:
- Hãy thử sử dụng mốc 21 cho quá bán (21 là 1 chu kì elliot), 79 cho quá mua (79 là mốc cuối cùng của fibo retracement) - các bác sẽ thấy nó trùng hợp 1 cách lạ kì đấy
- RSI > 50 thì xu hướng chính là tăng, <50 thì là giảm. Mốc 50 đóng vai trò như 1 mốc cản/ hỗ trợ cố định trên RSI, dù phá lên hay phá xuống thì giá cũng luôn có xu hướng quay trở lại để test :D
Chúc các bác thành công và gặp nhiều may mắn nhé
 
Tóm tắt cho các bác lười đọc :D
- RSI là indi đo sức mạnh của xu hướng và đo đảo chiều khá ổn định
- RSI có các mô hình chuyển động như giá bao gồm kênh, mẫu hình, trend
- Tương tự như giá, càng nhiều điểm chạm thì mô hình của RSI càng dễ đúng: Ví dụ phân kì 3 đáy/ đỉnh, kênh có 3 chạm ...
* Note riêng cho ae theo kinh nghiệm của e:
- Hãy thử sử dụng mốc 21 cho quá bán (21 là 1 chu kì elliot), 79 cho quá mua (79 là mốc cuối cùng của fibo retracement) - các bác sẽ thấy nó trùng hợp 1 cách lạ kì đấy
- RSI > 50 thì xu hướng chính là tăng, <50 thì là giảm. Mốc 50 đóng vai trò như 1 mốc cản/ hỗ trợ cố định trên RSI, dù phá lên hay phá xuống thì giá cũng luôn có xu hướng quay trở lại để test :D
Chúc các bác thành công và gặp nhiều may mắn nhé
Bác ơi setup thông số như của bác là sử dụng chu kỳ 14 hay chu kỳ khác ạ, e cảm ơn bác
 
Tôi thấy chỉ sử dụng RSI có hiệu quả khi hiểu con các con số 20, 50, 70. Hiểu bản chất nó đã rồi mới hiểu RSI nói gì với chúng ta. Thực sự là RSI rất lợi hại.
 
Mình rất nghiện món này . Rsi chơi cả fibo, các mức 50 ngưỡng cản. 40,60 phối 20,80
80.20 đẹp nhất
 
Chào bác The Blade, em muốn hỏi bác một chút về ý nghĩa của con số 14 - số kỳ mặc định của RSI. Tại sao lại lấy con số 14 mà ko phải là 12, 13, 15, 16... dẫu biết số kì ảnh hưởng đến độ "nhanh-chậm" của tín hiệu. Số 14 có phải liên quan đến 1 ngưỡng tâm lý nào đó, hay là bằng 7 ngày trong tuần x 2 hay ntn.. dựa vào kinh nghiệm và kiến thức lâu năm của bác, bác có thể đưa ra manh mối nào không. Thanks bác!
 
Mình yêu thích RSI, ủng hộ chủ thớt viết về RSI, hy vọng bạn có thể nói vuốt ngày về RSI
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,623 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,507 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 372 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 390 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên