[Series Tài chính hành vi] Bài 12 - Tổng kết

[Series Tài chính hành vi] Bài 12 - Tổng kết

[Series Tài chính hành vi] Bài 12 - Tổng kết

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,189
153,372
Đây là bài cuối trong số series bài cơ bản về nghiên cứu tài chính hành vi - Behavioral Finance. Môn này sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn tại sao đôi khi thị trường tài chính, mà cụ thể hơn là những người giao dịch trong thị trường đó, lại hành động 1 cách phi lý trí và không có lợi cho chính bản thân họ, dẫn đến gần như không thể phân tích hay dự báo.

Series bài được dịch từ Investopedia
-------------------​
Bất kể đó là tính toán cảm tính (mental accounting), neo giá không đúng hay chỉ là theo bầy đàn, khả năng là tất cả chúng ta đều có lỗi hoặc ít nhất là có thành kiến và hành vi phi lý trí như một trong các bài viết trong chuỗi bài tài chính hành vinày. Bây giờ thì bạn đã có thể nhận diện một vài thứ rồi, và đây là thời điểm để bạn áp dụng kiến thức này vào việc đầu tư của riêng bạn và xem nó có cần chỉnh sửa gì không. Hi vọng là những quyết định đầu tư trong tương lai của bạn sẽ có lý trí hơn và có nhiều lợi nhuận hơn.

Đây là phần tóm lược những thứ mà chúng ta đã đọc qua
  • Các học thuyết tài chính hiện đại thì dựa vào các giả thuyết rằng hầu hết là hành động một cách logic và lý trí. Tuy nhiên, có một số người đã bắt đầu đặt câu hỏi về vấn đề này khi mà họ thấy được những điểm bất thường mà nếu sử dụng các học thuyết tài chính bình thường thì khó lý giải được.
  • Ba người có đóng góp nhiều nhất trong lĩnh vực này đều là các nhà tâm lý học, đó là tiến sỹ Daniel Kahneman và Amos Tversky và nhà kinh tế học Richard Thaler.
  • Khái niệm Neo giá - Anchoring - được rút ra từ xu hướng con người hay gắn những "mốc neo" trong suy nghĩ về một điểm hay mức tham khảo nào đó, mặc dù sự thật là điểm neo đó có thể chẳng có mối tương quan nào so với những quyết định của chúng ta.
  • Tính toán cảm tính - mental accounting - thì liên quan đến xu hướng con người chia tiền của họ ra thành nhiều phần khác nhau dựa vào các yếu tố như nguồn gốc tiền hoặc mục đích sử dụng tiền. Hơn nữa, sự quan trọng của mỗi nhóm tiền này cũng lại khác nhau, dựa trên nguồn gốc tiền hoặc dự định sử dụng.
  • Thấy thì cũng không nhất thiết là phải tin vì trong đầu chúng ta cũng có khuynh hướng xác nhận và thiên lệch nhận thức muộn - confirmation and hindsight biases. Khuynh hướng xác nhận có nghĩa là con người thường nghiêng về các thông tin giúp xác nhận ý kiến của mình về một chủ thể nào đó.Thiên lệch nhận thức muộn thì cho thấy việc con người tin tưởng rằng việc xảy ra một sự kiện nào đó là hiển nhiên, sau khi đã thấy được kết quả sự kiện đó.
  • Ngụy biện của dân cờ bạc - gambler's fallacy - liên quan đến việc diễn giải sai về số liệu thống kê khi nào người nào đó tin rằng sự xảy ra của một sự kiện ngẫu nhiên độc lập có thể gây nên việc một sự kiện ngẫu nhiên độc lập nào đó sẽ ít ngẫu nhiên hơn.
  • Hành vi bầy đàn - herd behavior - nói về việc các cá nhân ưu thích bắt chước hành vi hoặc hành động dựa trên một nhóm lớn hơn
  • Tự tin quá mức - overconfidence - đại diện cho xu hướng của một nhà đầu tư về việc kỳ vọng quá mức về khả năng của họ về việc thực hiện một hành động hay nhiệm vụ nào đó
  • Phản ứng quá mức - overreaction - xảy ra khi một người nào đó phản ứng với một thông tin một cách thái quá so với tác động thực sự của thông tin đó.
  • Lý thuyết triển vọng - prospect theory - liên quan đến một ý tưởng của Tiến sỹ Kahneman và Tversky về việc xác định rằng con người không có cùng bị một tác động như nhau với 1 mức vui vẻ hoặc đau khổ nào đó. Con người trung bình thường nhạy cảm với thua lỗ hơn (theo hướng là con người sẽ cảm thấy đau đớn hơn khi nhận thua lỗ so với cảm giác có được khi nhận được cùng mức độ lợi nhuận)
Anh em nhớ tham dự Event tặng sách miễn phí tuần từ 13/03 đến 17/03 tại đây nhé
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
dặn lòng không rờ đến em ngồi lâu táy máy lấy lấy tay ấn vào rồi dính sl
 
Những lý thuyết này đúc kết từ nghiên cứu về hành vi, suy nghĩ con người trên các lĩnh vực: cuộc sống, hoạt động xã hội, kinh tế học truyền thống nên tính áp dụng trên FX khá mơ hồ.

Hiện tôi mới hiểu được 1 vài thứ. Ví dụ như khi tự tin quá mức thì lúc đó mình sẽ thay đổi gì trong chiến luật, điểm vào, điểm dừng lỗ, quan trọng nhất là mức độ suy diễn các tín hiệu thị trường ở dạng Chủ động hay bị động. Khi mất tự tin thì độ trệ trong quá trình ra quyết định bao lâu...

Dùng Hiểu biết về Tâm lý sẽ nhận biết Kỹ thuật ở mức chi tiết hơn. Sau khi đã xây dựng được đường đi nước bước về các phát sinh Tâm lý thì cũng chính là bước giảm thiểu các yếu tố Kỹ thuật do LOẠN tâm sinh ra.
 
Những lý thuyết này đúc kết từ nghiên cứu về hành vi, suy nghĩ con người trên các lĩnh vực: cuộc sống, hoạt động xã hội, kinh tế học truyền thống nên tính áp dụng trên FX khá mơ hồ.
Cái này nó nghiên cứu hành vi nhà đầu tư. Mà FX là kênh đầu tư tài chính. Vậy đúng ngay boong nó rồi chứ mơ hồ gì nữa đâu bác?

Tác giả của các lý thuyết này, Daniel Kahneman, đã được trao giải Nobel kinh tế năm 2002 đấy bác.
 
Cái này nó nghiên cứu hành vi nhà đầu tư. Mà FX là kênh đầu tư tài chính. Vậy đúng ngay boong nó rồi chứ mơ hồ gì nữa đâu bác?

Tác giả của các lý thuyết này, Daniel Kahneman, đã được trao giải Nobel kinh tế năm 2002 đấy bác.

Uh, vậy là bị hiệu ứng Halo effect rồi. Thấy Nobel là of course, you are right :D.

Cá nhân tôi đọc lai rai nó mất 2 năm cả Việt lẫn English chỉ nhặt được mấy cái này:
- Cơ chế sinh học của não, cách nó suy diễn > cách chúng ta suy diễn chart
- Xác suất: 1 trò chơi hay lừa bịp vì chốt lại Anh sẽ sử dụng xác suất để quyết định hay Anh là người tác động được đến các yếu tố tạo nên xác suất.
- .....1 vài psychologi biased điển hình kiểu: anchor...

Chốt lại: sách đấy, đọc đấy..nhưng độ giác ngộ rất khác khi học PTKT. Nhiều topic viết về tâm lý nhưng chưa cái nào cầm tay chỉ việc xem điểm nào trên chart thì mày sinh tâm lý kiểu gì, tâm lý kiểu gì thì mày nhìn gà hóa cuốc....
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Uh, vậy là bị hiệu ứng Halo effect rồi. Thấy Nobel là of course, you are right :D.

Cá nhân tôi đọc lai rai nó mất 2 năm cả Việt lẫn English chỉ nhặt được mấy cái này:
- Cơ chế sinh học của não, cách nó suy diễn > cách chúng ta suy diễn chart
- Xác suất: 1 trò chơi hay lừa bịp vì chốt lại Anh sẽ sử dụng xác suất để quyết định hay Anh là người tác động được đến các yếu tố tạo nên xác suất.
- .....1 vài psychologi biased điển hình kiểu: anchor...

Chốt lại: sách đấy, đọc đấy..nhưng độ giác ngộ rất khác khi học PTKT. Nhiều topic viết về tâm lý nhưng chưa cái nào cầm tay chỉ việc xem điểm nào trên chart thì mày sinh tâm lý kiểu gì, tâm lý kiểu gì thì mày nhìn gà hóa cuốc....
Ý tôi là Nobel tức là nhận được sự thừa nhận của cộng đồng khoa học uy tín. Tôi không có ý Nobel là đúng hết.

Còn cảm nhận 1 lý thuyết nào đó thì đều trên góc độ cá nhân cả. Hay và hợp với người này nhưng có thể không hay và không hợp với người khác

Việc xác định điểm vào, timing thì phải là chartist thôi. Kể cả ptcb cũng không thể chỉ ra điểm vào được.

Tóm lại, kiến thức là khách quan. Đọc, cảm nhận, sử dụng là chủ quan
 
Uh, vậy là bị hiệu ứng Halo effect rồi. Thấy Nobel là of course, you are right :D.

Cá nhân tôi đọc lai rai nó mất 2 năm cả Việt lẫn English chỉ nhặt được mấy cái này:
- Cơ chế sinh học của não, cách nó suy diễn > cách chúng ta suy diễn chart
- Xác suất: 1 trò chơi hay lừa bịp vì chốt lại Anh sẽ sử dụng xác suất để quyết định hay Anh là người tác động được đến các yếu tố tạo nên xác suất.
- .....1 vài psychologi biased điển hình kiểu: anchor...

Chốt lại: sách đấy, đọc đấy..nhưng độ giác ngộ rất khác khi học PTKT. Nhiều topic viết về tâm lý nhưng chưa cái nào cầm tay chỉ việc xem điểm nào trên chart thì mày sinh tâm lý kiểu gì, tâm lý kiểu gì thì mày nhìn gà hóa cuốc....

Bạn đọc cái này trong bao lâu mà kết luận thế nực cười thế. Ứng dụng của tài chính hành vi là để nhà đầu tư kiểm soát hành động đầu tư của mình một cách phi lí trí. Có nghĩa là người ta thường hay mắc phải các sai lầm như chạy theo đám đông, tự tin quá mức vào khả năng của bản thân, phản ứng thái quá trước một thông tin hay sự biến động nào đó. Hay việc nắm giữ cổ phiếu thua lỗ lâu trong khi lại bán cổ phiếu đang có lợi nhuận sớm. Việc tìm hiểu tài chính hành vi giúp mọi người hành động lí trí hơn thông qua việc nhận định lại những sai lầm mà mình mắc phải. Tài chính hành vi chỉ mang tính phụ trợ, giúp giải thích cách hiện tượng không hợp lí lẽ ra theo PTCB, PTKT gì giá nó chắc chắn sẽ là như thế chứ ko thay thế được phân tích cơ bản hay phân tích kĩ thuật nhé. Tài chính hành vi giúp kiểm soát tâm lí tốt hơn khi giao dịch đồng thời đưa ra các giải thích mà tài chính cơ bản không giải thích được.
 
bác @Dương Huy có nguyên cuốn sách nào bằng tiếng việt về món này ko cho em xin về xơi aj^^ thank bác nha
 
Tóm lại, kiến thức là khách quan. Đọc, cảm nhận, sử dụng là chủ quan
upload_2023-3-11_10-45-50.png
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 529 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,216 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 487 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên