Nicolas Darvas và 2 triệu đô la từ thị trường chứng khoán - Kỳ 2: Sự thất bại của phân tích cơ bản

Nicolas Darvas và 2 triệu đô la từ thị trường chứng khoán - Kỳ 2: Sự thất bại của phân tích cơ bản

Nicolas Darvas và 2 triệu đô la từ thị trường chứng khoán - Kỳ 2: Sự thất bại của phân tích cơ bản

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Hôm nay mình xin viết tiếp câu chuyện của Nicolas Darvas nhé anh em, phần 1 được viết cũng cách đây lâu quá rồi:

>> Nicolas Darvas và 2 triệu đô la từ thị trường chứng khoán: Những bài học đầu tiên

Nicolas Darvas: Sấp mặt với phân tích cơ bản


Sau những lần sấp mặt đầu tiên, Nicolas Darvas mới quyết định nghiên cứu 1 phương pháp đàng hoàng để có thể tồn tại trên thị trường chứng khoán. Hồi đó phố Wall rất là nổi với các nhà phân tích cơ bản, chuyên mua bán cổ phiếu dựa trên các bản báo cáo tài chính nên Darvas bắt đầu nghiên cứu phương pháp này. Ông cảm thấy khó chịu vì đọc các bản phân tích cổ phiếu mà lại không hiểu mô tê gì, chúng bao gồm các cụm từ khó hiểu như “vốn hoá, lợi nhuận, cổ tức, P/E” và đau đớn thay các bản báo cáo đó không hề giải thích.

Nicolas Darvas lao vào nghiên cứu phân tích cơ bản, cách đọc báo cáo tài chính để phát hiện các công ty đang làm ăn tốt. Ông tin rằng các công ty có lợi nhuận tốt thì cổ phiếu của họ sẽ tăng giá.

Kết quả: tất cả các cổ phiếu mà ông mua dựa trên phân tích cơ bản đều rớt giá thảm hại. Ông không hiểu được cách phân tích cơ bản của mình đã sai ở điểm nào, tất cả các cổ phiếu ông mua dựa trên phương pháp này đều đang làm ăn rất tốt và có các chỉ số khả quan.

nicolas-darvas-traderviet2-2.jpg

Mãi tận sau này ông mới hiểu ra 1 chân lý: các chỉ số cơ bản từ các báo cáo của 1 công ty chỉ cho chúng ta biết quá khứ và hiện tại, chứ không hề đưa ra 1 ý niệm gì về tương lai. Một công ty hôm nay làm ăn tốt không có nghĩa là nó sẽ làm tốt ở ngày mai hoặc tháng sau.

Nicolas Darvas: Thị trường OTC


Darvas mới bắt đầu làm quen với các cổ phiếu không được niêm yết trên sở chứng khoán mà chỉ được giao dịch trên thị trường OTC (over the counter - qua quầy). Darvas ngây ngô nghĩ rằng ông có thể thương lượng giá của các cổ phiếu trên thị trường OTC. Ông mua các cổ phiếu Pacific Airmotive, Collins Radio, vv đều là các cổ phiếu vô danh trên thị trường OTC và nhận ra các cổ phiếu này bám vào tay ông như nhựa đường: Ông không thể bán chúng khi muốn bán, và nếu bán được cũng hiếm khi bán với giá đã mua. Tại sao? Vì những cổ phiếu này không có những luật lệ khắt khe như trên thị trường niêm yết, không có ai quản lý, tất cả chỉ có “giá chào mua” và “giá chào bán”, và thường khoảng cách giữa 2 mức giá này là rất xa.

Bài học thứ 5: Đừng giao dịch trên thị trường OTC. Và đừng giao dịch các cổ phiếu có vốn hoá thấp. Bạn sẽ không thể thoát khỏi chúng.

Nicolas Darvas: Tin đồn


Một ngày, nhà môi giới của Darvas điện cho ông và nhắn: có 1 cổ phiếu chuẩn bị tăng mạnh là Sterling Precision, sẽ tăng tới giá 40 đô la trước cuối năm nay. Giá hiện tại của nó là 8 đô. Lý do là có tin đồn công ty này chuẩn bị nhiều công ty nhỏ đang làm ăn tốt khác và sắp phát triển thành tập đoàn. Darvas tin rằng ông đã bắt được vàng, ông đánh lớn và quyết định mua 1000 cổ phiếu Sterling.

nicolas-darvas-traderviet1-2.jpg

Nhưng không, phi vụ này trở thành 1 trong các phi vụ mua bán tệ hại nhất của Nicolas Darvas, giá của nó bắt đầu đi xuống. Khi ông bán, ông đã mất hơn 1000 đô la chỉ trong vài ngày.

Bài học thứ 6: Đừng bao giờ mua bán theo tin đồn, dù tin đồn đó có vẻ chắc chắn thế nào đi chăng nữa.

Nicolas Darvas: Tiếp tục sấp mặt với phân tích cơ bản


Sau vài lần sấp mặt, Darvas vẫn tiếp tục Theo đuổi phân tích cơ bản (vì đơn giản ông có biết phương pháp nào khác đâu :D). Lần này có vẻ hợp lý hơn một chút. Darvas nghiên cứu theo thứ tự:
  • Những nhóm ngành mạnh nhất
  • Công ty mạnh nhất trong nhóm ngành đó.
Ông tin rằng khi mua cổ phiếu của 1 công ty lý tưởng như vậy chắc chắn nó sẽ tăng giá.

Ông tiếp tục nghiên cứu và đi đến một cái tên mới: Jones & Laughin. Nó thuộc nhóm ngành tăng trưởng mạnh. Nó xếp hạng B. Nó trả cổ tức xấp xỉ 6% và có P/E tốt nhất trong nhóm. Darvas tin rằng với các chỉ số lý tưởng như vậy, đây chính là Brilund thứ 2 của ông.

Darvas lại quyết định chơi lớn với Jones & Laughin. Ông thế chấp các khoản đất mua được nhờ tiền tiết kiệm ở Las Vegas. Ông làm đơn xin vay. Ông tin chắc những nghiên cứu của mình là đúng.

nicolas-darvas-traderviet4-2.jpg

Tia sáng bắt đầu vụt tắt, cổ phiếu Jones & Laughin bắt đầu giảm. Darvas bắt đầu điên loạn.

Làm sao có thể như thế được? Tất cả các chỉ số đều chỉ ra rằng đây là 1 Brilund thứ 2 của Darvas. Ông không tin rằng phương pháp mà mình đã dành bao ngày đêm nghiên cứu lại đâm đầu ông vào tường. Cuối cùng, ông mất 9000 đô la cho phi vụ cổ phiếu Jones & Laughin, tất cả đều nhờ vào phân tích cơ bản.

Bài học thứ 7: Đừng dùng phân tích cơ bản để mua bán cổ phiếu. Nó chỉ cho ta biết tình hình làm ăn của công ty và không hề phản ánh lên giá cổ phiếu. Câu chuyện mà phân tích cơ bản kể cho ta là cổ phiếu nào tốt, cổ phiếu nào xấu, chứ không phải là cổ phiếu nào sẽ tăng giá.

Nicolas Darvas: Khởi đầu của lý thuyết hộp - phương pháp để đời của Nicolas Darvas


Trong cơn tuyệt vọng, Darvas để ý tới 1 cổ phiếu chưa từng nghe: Texas Gulf Producing. Ông chỉ biết là nó đang tăng giá, tất cả chỉ có vậy.

nicolas-darvas-traderviet3-2.jpg

Ông mua 1000 cổ phiếu Texas Gulf Producing như nỗ lực cứu cánh cuối cùng. Thật may là nó tiếp tục tăng. Cuối cùng, ông khôi phục được hơn nửa số 9000 đô la đã mất từ phi vụ trước.

Darvas chỉ chọn mua cổ phiếu này vì biết nó đang tăng giá. Không hề có bản báo cáo tài chính, không hề có tin đồn, cũng không hề có bài đánh giá nào. Darvas chợt nghĩ, liệu đây có phải là câu trả lời.

Một lý thuyết nhen nhóm trong đầu Darvas. Lý thuyết mà sau này đã đem lại cho ông 2 triệu đô la từ thị trường chứng khoán.

(còn tiếp)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:
Môi giới ngày xưa và ngày nay xem ra vẫn toàn lừa đảo các chây-đơ chúng ta chẳng khác gì nhau :v . đọc các đợt thua lỗ của darvas do môi giới làm em nhớ thằng IB đầu tiên lừa lọc của mình quá :rolleyes:
 
Môi giới ngày xưa và ngày nay xem ra vẫn toàn lừa đảo các chây-đơ chúng ta chẳng khác gì nhau :v . đọc các đợt thua lỗ của darvas do môi giới làm em nhớ thằng IB đầu tiên lừa lọc của mình quá :rolleyes:
Cùng cảnh ngộ. 500$ ra đi trong 3 ngày. Chỉ vì nghe mấy thằng mô giới chém gió
 
Môi giới ngày xưa và ngày nay xem ra vẫn toàn lừa đảo các chây-đơ chúng ta chẳng khác gì nhau :v . đọc các đợt thua lỗ của darvas do môi giới làm em nhớ thằng IB đầu tiên lừa lọc của mình quá :rolleyes:
bác nói vậy người ta tưởng IB nào cũng lừa lọc thì tội cho các anh em IB quá
cũng có nhiều IB tốt mà bác
thực ra hồi Darvas trade tay môi giới của ông ko phải lừa đảo, chỉ vì thời ấy rất nặng phong trào trade theo tin đồn, ai cũng nghe ngóng tin đồn để trade mới thành ra toàn đu đỉnh
 
mình đọc hết quyển này rồi, nhưng giao dịch theo hình cái hộp như vậy không hiểu nhắm, tại nói ngắn gọn quá
 
mình đọc hết quyển này rồi, nhưng giao dịch theo hình cái hộp như vậy không hiểu nhắm, tại nói ngắn gọn quá
giao dịch theo hộp đơn giản như là vẽ hỗ trợ - kháng cự cho giá theo hình chữ nhật, biên trên là kháng cự, biên dưới là hỗ trợ. giá vượt kháng cự thì mua vào, thủng hỗ trợ thì bán thôi bạn.
 
mình đọc hết quyển này rồi, nhưng giao dịch theo hình cái hộp như vậy không hiểu nhắm, tại nói ngắn gọn quá
giao dịch theo hộp đơn giản như là vẽ hỗ trợ - kháng cự cho giá theo hình chữ nhật, biên trên là kháng cự, biên dưới là hỗ trợ. giá vượt kháng cự thì mua vào, thủng hỗ trợ thì bán thôi bạn.
lý thuyết hộp còn rất nhiều nguyên tắc cần phải tuân thủ, không chỉ đơn giản là phá lên thì mua phá xuống thì bán
em sẽ viết chi tiết trong các bài viết sau về lý thuyết này
 
xàm, kiếm đk 2 trieu usd xong kêu phân tích cơ bản là bỏ đi. Thế Warren buffet, Peter Lynch, Bill Rulle, Seth Klarman, Walter Schloss ,Christopher H.Browne,Irving Kahn.... Tất cả họ đều chiến thắng thị trường hàng mấy chục năm, hết năm này qua năm khác và tích lũy đk khối tài sản cả tỷ đô la. Tất cả họ đều dựa vào phân tích cơ bản để tìm ra công ty làm ăn tốt cả đấy.... một bài xàm hết sức
 
xàm, kiếm đk 2 trieu usd xong kêu phân tích cơ bản là bỏ đi. Thế Warren buffet, Peter Lynch, Bill Rulle, Seth Klarman, Walter Schloss ,Christopher H.Browne,Irving Kahn.... Tất cả họ đều chiến thắng thị trường hàng mấy chục năm, hết năm này qua năm khác và tích lũy đk khối tài sản cả tỷ đô la. Tất cả họ đều dựa vào phân tích cơ bản để tìm ra công ty làm ăn tốt cả đấy.... một bài xàm hết sức
phân tích cơ bản chỉ phù hợp với các trader tổ chức, nơi họ đủ khả năng để thu thập hàng tỷ mẫu dữ liệu để phân tích. Đối với trader cá nhân, Nicolas Darvas phát hiện rằng phân tích cơ bản không thể sử dụng để mua bán cổ phiếu
sau này nhờ kết hợp cả ptcb và ptkt ông mới kiếm được 2tr đô với stock market, ông không hề nói ptcb là bỏ đi nhé bác
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,660 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,517 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên