Đường kháng cự - hỗ trợ ngang và trendline, cái nào hiệu quả hơn ?

Đường kháng cự - hỗ trợ ngang và trendline, cái nào hiệu quả hơn ?

Đường kháng cự - hỗ trợ ngang và trendline, cái nào hiệu quả hơn ?

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Kháng cự - hỗ trợ và trendline là công cụ cơ bản nhất trong những công cụ cơ bản, công cụ quan trọng nhất trong những công cụ quan trọng nhất. Nhưng nếu đem kháng cự - hỗ trợ ngang và trendline ra bàn cân thì công cụ nào hiệu quả hơn, công cụ nào giúp cho trade chiến thắng nhiều hơn. Tôi nghĩ đây là một chủ đề không những thú vị mà nó còn rất cần thiết.

Thú thật là tôi chưa thấy ai sử dụng phân tích kỹ thuật mà không sử dụng cản ngang ( kháng cự / hỗ trợ) và cản chéo (trendline). Các bạn có thể không sử dụng những công cụ khác, chứ không thể bỏ quên hai công cụ này. Muốn trading giỏi, bắt buộc phải sử dụng cản ngang và cản chéo giỏi.

Chủ đề này không phải viết ra để khuyên người ta nên dùng cái nào bỏ cái nào, mà tôi muốn khai thác những điểm mạnh và nắm được những điểm yếu của từng công cụ. Qua đó tìm cách khắc phục và hạn chế để sử dụng công cụ tốt hơn.

Tôi tạm gọi kháng cự - hỗ trợ ngang là cản ngang, còn đường xu hướng là cản chéo nhé.
Cản thường được sử dụng nhiều nhất là để trade breakout và pullback.

Bây giờ, chúng ta lấy một ví dụ là một đồ thị với hai cách vẽ: một là vẽ cản ngang, hai là vẽ cản chéo. Để xem giá phản ứng với hai loại cản này như thế nào nhé.

Đây là đồ thị khi vẽ cản chéo:

1.png



Khá dễ vẽ đúng không, chỉ cần nối hai đỉnh lại đã có 1 đường trendline giảm, giá breakout qua và retest lại tại đường trendline.

Bây giờ cũng đồ thị đó, chúng ta vẽ thêm cản ngang xem giá phản ứng như thế nào nhé:

2.png


Lấy một đỉnh, vẽ đường ngang đi qua đỉnh đó chúng ta được kháng cự màu hồng. Rõ ràng, giá đã test cản đó đến 3 lần trước khi tăng mạnh.

Như vậy, trong trường hợp này, chúng ta nên nghe theo đường cản nào: ngang hay chéo?

Nếu suy xét một cách khách quan thì hai loại cản này có những ưu điểm và hạn chế sau đây:

Về cản chéo: rõ ràng, giá cho điểm pullback rất đẹp tại đườn trendline giúp cho trader cho điểm vào lệnh tối ưu. Hoặc nếu không trade pullback thì khi breakout, giá vẫn còn khá thấp so với khi chờ breakout ở cản ngang.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của trendline chính là sự chủ quan. Tức là khi giá tạo đỉnh / đáy ở các vị trí khác nhau, sẽ cho các trendline khác nhau, và dẫn đến góc nhìn breakout sẽ phụ thuộc vào người vẽ trendline. Từ đó xảy ra một hiện tượng đó là false breakout. False breakout trong trường hợp này không hẳn là false breakout đúng nghĩa mà đôi khi nó chỉ là false breakout của trendline này, chứ chưa breakout đôi với trendline khác.

Tựu chung lại, tần suất false breakout khi giá vượt qua khỏi trendline sẽ gặp nhiều hơn do tính chủ quan của người vẽ.



Đối với cản ngang, rõ ràng, việc false breakout có hay không sẽ dễ nhận viết hơn nhiều. Vì chí ít, vẽ cản ngang cũng có sự nhất quán giữa đa số các trader hơn là vẽ trendline. Nhưng bù lại, khi giá breakout khỏi một mức cản, đôi lúc nó đã đi quá xa.

Đây là sự một ví dụ cho thấy false breakout đối với cản chéo này, nhưng chưa chắc đã breakout đối với cản chéo khác.

3.png


Còn đây là ví dụ thể hiện hành động khác nhau của giá khi gặp cản ngang và cản chéo:

4.png


Nói như thế này không có nghĩa tôi cho rằng trendline là vô tác dụng. Trendline rất mạnh mẽ là đằng khác, nó xác nhận rất nhiều thông tin đặc biệt đấy. Nhưng ở góc độ trader mới, anh em một là ưu tiên dùng cản ngang, hai là dùng cản chéo với mục đích tham khảo thay vì dùng nó để đánh breakout hay trade pullback, vì chưa chắc gì chúng ta đã vẽ đúng trendline, và chưa chắc gì nó đã phản ứng đúng với trendline mà chúng ta vẽ.

Qua thời gian, những trader nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách vẽ trendline như thế nào cho hợp lý (cái này thuộc về kinh nghiệm) và dĩ nhiên nó vẫn là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ cho sự quyết định BUY - SELL của trader.

Anh em có ý kiến gì về trendline và kháng cự / hỗ trợ ngang. Xin mời cho ý kiến. Lucky Trading!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình thường xuyên dùng đường/ đoạn ngang hay box xác định hỗ trợ kháng cự hơn so với đường trend line chéo. Bởi giá ( nến) lên xuống theo chiều dọc. Các ngưỡng cung cầu ( hỗ trợ / kháng cự cũng tập trung phản ánh ở đó nên mình dùng đường / đoạn...ngang cho dễ nhìn, dễ xac định. Trennd line ít khi dùng trên chart nến nến mà dùng với indicator nhiều hơn ( rsi, obv....)
 
Trendline là do chúng ta kẻ vẽ để dễ nhìn xu hướng mà thôi về mặt lập luận tôi chẳng thấy có cơ sở nào cả. Cản ngang thì khác đấy nó thể hiện cung cầu, tâm lý...
 
Kháng cự hỗ trợ là một mê cung không lối ra...chỉ có tia sáng xu hướng soi đường:cool:
 
Anh em có ý kiến gì về trendline và kháng cự / hỗ trợ ngang. Xin mời cho ý kiến.

Theo tôi, trendline là khái niệm vô dụng nhất trong tất cả các loại khái niệm trong Forex. Tiếp theo là đến khái niệm kháng cự/hỗ trợ. Theo tôi thì muốn giỏi, việc đầu tiên là nên bỏ hết mấy cái khái niệm này ra khỏi đầu.
 
Theo tôi, trendline là khái niệm vô dụng nhất trong tất cả các loại khái niệm trong Forex. Tiếp theo là đến khái niệm kháng cự/hỗ trợ. Theo tôi thì muốn giỏi, việc đầu tiên là nên bỏ hết mấy cái khái niệm này ra khỏi đầu.
tôi thì lại có quan điểm khác với bác Q.
chart tôi cho là cộng cụ phản ánh rất tốt diễn biến tt. kháng cự hay hỗ trợ suy cho cùng cũng chỉ là các "ngưỡng" mua và bán và được phản ánh trên chart để ta có cơ sở quan sát. Giá cổ phiếu mãi không thể cao hơn mức giá đó thì hình thành kháng cự thôi . Lặp đi lặp lại thì thành xu huwuwowngs
Với quan điểm của bác. Bác có thể giải thích vì sao giá lại như vậy không ạ?
Capture1.JPG

Vic của Vin lên đến đỉnh điểm. Mãi không vượt qua nổi mức giá khoảng 110k. và được biểu hiện rất rõ trên chart. Như vậy ngưỡng mà ta hay gọi là kháng cự ( thực tế là chỗ đó người mua không thể mua với giá cao hơn) có tác dụng phết đấy chứ bác. :)
 
Hi @trader.vie, rất vui được thảo luận với bạn.

tôi thì lại có quan điểm khác với bác Q.
chart tôi cho là cộng cụ phản ánh rất tốt diễn biến tt.
Thật ra, chart không phản ánh diễn biến của thị trường, nó phản ánh lịch sử của thị trường. Lịch sử là quá khứ. Diễn biến là quá trình, nên lịch sử chỉ là một phần của diễn biến. Nhiều người vì hiểu sai việc này, dẫn đến nhầm lẫn khi phân tích chart.

Giá cổ phiếu mãi không thể cao hơn mức giá đó thì hình thành kháng cự thôi . Lặp đi lặp lại thì thành xu huwuwowngs
Với quan điểm của bác. Bác có thể giải thích vì sao giá lại như vậy không ạ?

Giá đi đến một mục tiêu nào đó, chỉ đơn giản là nó đi đến đó thôi. Đừng suy nghĩ quá phức tạp, đừng cố tìm lý do để giải thích, vì có vẻ như chúng ta đã làm theo cách này lâu rồi mà có kết quả tốt đẹp đâu.

Tôi không hiểu ở cả tây lẫn ta, ai là người đầu tiên áp dụng khái niệm kháng cự/hỗ trợ vào Forex. Nhưng bản chất vận động của Stock và Forex là hoàn toàn khác nhau, nên không thể ánh xạ khái niệm giữa 2 thị trường này.

Vic của Vin lên đến đỉnh điểm. Mãi không vượt qua nổi mức giá khoảng 110k. và được biểu hiện rất rõ trên chart. Như vậy ngưỡng mà ta hay gọi là kháng cự ( thực tế là chỗ đó người mua không thể mua với giá cao hơn) có tác dụng phết đấy chứ bác.
Nếu nó thật sự có tác dụng, hẳn là rất nhiều người đã giàu rồi. Một thứ đúng chưa chắc đã có tác dụng. Nhưng một thứ có tác dụng thì nó không nhất thiết cần phải đúng.
 
tôi cũng rất vui được thảo luận với bác @Quang Vu :)
về ptkt nói chung, kháng cự, hỗ trợ nói riêng. cá nhân tôi thấy nó có tác dụng khá tốt. Thực tế hồi mới đầu tư ( nói đầu tư cho sang miệng, các bác bỏ quá cho :D ) tôi hay đọc , tìm hiểu thông tin doanh nghiệp ( nôm na là FA) xong rồi thì cũng mua như ai. Kết quả là mua ở đỉnh và bán ở đáy hahaha ..nhìn bảng tổng kết lỗ/lãi chỉ thấy đỏ nhiều hơn xanh :(((. Rồi thì tôi phải mâtt thời gian tìm hiểu về biểu đồ ( chart) , đọc định nghĩa và ứng dụng của các loại indicator. ...áp dụng này nọ lằng bà nhằng. Chốt lại cuối cùng là dùng mỗi đường giá ( biểu đồ nến) + chỉ báo nhanh/ chỉ báo chậm. Đương nhiên trong khi phân tích tôi có để ý đến những chỗ gọi là kháng cự /hỗ trợ. Vẽ đg ngang/ trendline cho dễ nhìn. :D . ptkt để tìm điểm vào/ khoảng vào. Kết quả khá khả quan. Tôi vẫn sống đến bây giờ :D .
Túm lại theo tôi là nó có tác dụng, còn đương nhiên nó chỉ là 1 trong những điều kiện cần để có thể chiến thắng trên tt. Còn để khẳng định chiến thắng thì phải có đủ điều kiện cần và đủ ( <=>) như chứng minh phương trình hồi học PT ấy ạ :)
 
Mình thường kẻ theo đuôi nến bác ạ, giá đóng cửa không có giá trị nhiều trong việc kẻ cản
Lại là một suy nghĩ chủ quan và võ đoán. Ko biết sao dạo này em rất thích theo dõi bài viết của bác The Blade này. Không phải vì nó hữu ích hay gì, mà bác hay thể hiện là mình kỳ cựu dùng kiến thức để chia sẻ cho Newbie nhưng nói thật tư duy của bác chẳng khác gì newbie. Lại chọc nữa rồi. :D:D
 
Trendline, kháng cự, hỗ trợ đều cực mạnh nếu biết sử dụng và kết hợp được nhuần nhuyễn nữa thì quá tuyệt vời, ai chưa biết mấy cái cơ bản này thì còn thua dài hạn. hehe. Cảm ơn tác giả!
 
Mình chiến trong thị trường coin sử dụng kháng cự, hổ trợ đường xu hướng ,trendline rất tốt. Mình linh động giữa các công cụ này, đặt biệt kết hợp đường xu hướng tăng ,xu hướng giảm để xác định thời gian btc bão khá chính xác.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên