Tìm cơ hội cược BO với Trend line

Tìm cơ hội cược BO với Trend line

Tìm cơ hội cược BO với Trend line
Có rất nhiều chiêu săn bệt, trend line là một trong số các chiêu săn bệt hiệu quả thôi, nhưng hiệu quả là hiệu quả kiếm ly cà phê nhé không phải hiệu quả kiếm xèng :D
 
Một chiêu săn bệt với Alligator, nói chung hàng của bác Williams săn bệt rất ngon (Trend line cũng là dùng Fractal của bác Will để vẽ mà :D) Một điều cấm kỵ trong tất cả các chiêu thức săn bệt đó là gấp lệnh, vì sao thì bạn tự logic nhé :D
03.png
04.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một bức ảnh minh họa đẹp cho Trend line.
Giá break out line giảm bằng 1 pin bar (thân nến breakout, tim nến test line) và tạo luôn line tăng bằng 1 fractal mới cao hơn fractal cũ, lại bệt :D
Note : cùng là chỉ báo Fractal mặc định của Mr. Williams nhưng trên Trading view và MT5 có chút khác biệt, Fractal trên MT5 nhanh hơn một chút, nhiều hơn một chút :D
03.png

04.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cùng một chỉ báo nhưng trên 2 nền tảng khác nhau nó hơi khác một chút, MT5 đã có line tăng H1, còn Trading view thì chưa.
01.png
02.png
 
Khi nào Trendline cứng, khi nào trendline mềm?
* Nếu anh em đã đọc hết các bài dẫn của mình ở Topic Alligator và BBW thì sẽ biết thị trường tồn tại hai thứ cực quan trọng đó là lực hút MA và lực đẩy momentum. Chính hai thứ này sẽ quyết định cản (cả ngang và chéo) cứng hay mềm.
* Khi lực đẩy momentum không đủ sức bẻ cong đường MA thì giá hoàn toàn bị lực hút của MA chi phối tức là giá đi xa khỏi MA thì sẽ bị hút về, do không có lực momentum cản lại nên giá sẽ dễ dàng xuyên qua bên kia đường MA, xuyên qua xa quá thì bị hút trở lại (và anh em thấy mồi thơm xuất hiện :D). Do đó cản cứng hay mềm sẽ phụ thuộc vào vị trí của nó so với MA, xa thì có vẻ cứng, gần thì có vẻ mềm.
* Khi lực đẩy momentum đang bẻ cong đường MA, thì lực hút và lực đẩy thường sẽ triệt tiêu ở MA, lúc này cản tốt nhất chính là MA vì khi thị trường đang có lực momentum lớn cản nào cũng có vẻ mềm, ngay cả MA. Lúc này thực sự là không nên cược ở khung thời gian nhỏ. Khi anh em thấy momentum lớn tức là đang có một cuộc chiến từ trên núi cao xuống đến biển sâu bao gồm cả bò lẫn gấu, cả cá mập lẫn cá cơm, cả big boy lẫn retail trader tham gia vào. Nếu thích cược thì chỉ có một kiểu chuyển sang khung lớn và nương theo lực bẻ cong MA mà cược.
* Mình lựa chọn Alligator vì nó có đến 3 đường MA, khi lực đẩy không đủ sức bẻ cong cả 3 đường MA ở khung thời gian lớn là lúc mình sẽ đi săn ở khung thời gian nhỏ :D
* Mình lựa chọn BBW vì nó mô tả rất chính xác hiện trạng thị trường ở khung thời gian lớn, đang sôi nổi hay trầm lắng :D Khi khung thời gian lớn mất lực đẩy thì chuyển qua khung thời gian nhỏ BBW lại không mô tả momentum nữa vì mất rồi mà, lúc này nó mô tả lực hút của MA mạnh hay yếu đấy anh em.
---
Cái này chơi vui vẻ như chơi ván bài ngày Tết, ăn tô phở, uống ly cà phê, anh em đừng say máu, gặp đoạn thị trường khó thì né, đừng nhào vô hiến máu. Lucky betting!
---
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cản cứng khi momentum không đủ sức bẻ cong MA, cản mềm khi MA bị bẻ cong bởi momentum, hãy nhìn BBW, nó mô tả rất chính xác sự thay đổi về lực của thị trường. Một bức ảnh minh họa đẹp.
01.png
 
Vì sao khi thị trường có lực lại khó, thị trường không có lực đẩy momentum, chỉ còn mỗi lực hút MA mà còn khó phân tích huống gì lúc này nó có đến 2 loại lực, mà 2 thứ lực này trên mỗi một chart lại tương tác độc lập chứ không dễ suy diễn như khi chỉ còn 1 lực.
Hình minh họa bên dưới, ở Chart M15, momentum giảm, giá bị hút mạnh về MA, xuyên qua luôn :D Trên chart H1, momentum vẫn còn, giá bị hút mạnh về MA, nhưng nhờ còn lực momentum nên 2 lực này triệt tiêu tại MA, biến MA thành 1 cản động hay nói cách khác là giá ghé trạm để đón khách lỡ chuyến tàu ở ga breakout trước đó :D
01.png
02.png
 
Một điểm khó nữa của đoạn thị trường có momentum. Khác với lực hút MA lúc nào cũng tồn tại do nhu cầu trao đổi tiền tệ trong mậu dịch. Lực đẩy của thị trường chỉ tồn tại ở một đoạn thị trường nhất định, nó sinh ra do sự dịch chuyển của dòng tiền thông minh phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố, rất khó xác định thời điểm nào lực này suy yếu, lúc nào hồi phục và lúc nào thì kết thúc :D
 
Một điểm khó nữa của đoạn thị trường có momentum. Khác với lực hút MA lúc nào cũng tồn tại do nhu cầu trao đổi tiền tệ trong mậu dịch. Lực đẩy của thị trường chỉ tồn tại ở một đoạn thị trường nhất định, nó sinh ra do sự dịch chuyển của dòng tiền thông minh phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố, rất khó xác định thời điểm nào lực này suy yếu, lúc nào hồi phục và lúc nào thì kết thúc :D
vậy pp của bác là đánh theo trendline hoặc break-out vào những lúc thị trường không có momentum à bác
 
vậy pp của bác là đánh theo trendline hoặc break-out vào những lúc thị trường không có momentum à bác
Mình rãnh giờ nào ngó chart chơi giờ đó, nếu ko có momentum thì lúc giá mới qua khỏi MA đầu tiên mình đu theo đến qua khỏi MA cuối, đợi xem có hình thành cản ko, lúc hút ngược về cũng vậy, nếu cản xa MA mà ko có lực ở Frame lớn và có mô hình nến đảo chiều thì cắt kèo bệt, nói chung là phấn khích thôi. Còn có lực thì cứ đu theo lực lúc chạm từng MA, nhưng dễ chết, lực mà mất thì giá xuyên MA cái một :D
 
Mình hay để cái cản cản ngay đỉnh của BBW để dễ nhìn xem lực có lên tiếp ko, và nếu lên thì tạo góc bao nhiêu độ so với cản, góc bé quá thì thôi không đu lực nữa :D
 
Giá bị hút về MA, lực đẩy đã giảm, quán tính của lưc hút còn nên giá xuyên qua MA đầu tiên, lúc này thị trường lại có lực đẩy mới bẻ cong MA cùng hướng với quán tính lực hút trước đó nên cản mềm như quả cam và chúng ta có một bức ảnh đẹp.
01.png
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,461 Xem / 93 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên