Nicolas Darvas và 2 triệu đô la trên thị trường chứng khoán - Kỳ 5: Điện tín vòng quanh thế giới

Nicolas Darvas và 2 triệu đô la trên thị trường chứng khoán - Kỳ 5: Điện tín vòng quanh thế giới

Nicolas Darvas và 2 triệu đô la trên thị trường chứng khoán - Kỳ 5: Điện tín vòng quanh thế giới

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Kỳ trước dưới đây anh em:

>> Nicolas Darvas và 2 triệu đô la trên thị trường chứng khoán - Kỳ 4: Sự bí ẩn của những bức điện tín

Ở kỳ trước, chúng ta đã biết rằng Nicolas Darvas chuẩn bị tua lưu diễn vòng quanh thế giới, và trong thời gian đó ông vẫn phải Theo dõi và mua bán chứng khoán với người môi giới của mình. Để giải quyết vấn đề khoảng cách, ông liên lạc với người môi giới thông qua các bức điện tín.

Toàn bộ quá trình theo dõi và mua bán cổ phiếu đều được thực hiện thông qua điện tín. Không biểu đồ giá, không tin tức, không chỉ báo kỹ thuật, gần như không gì cả. Vậy mà Nicolas Darvas vẫn trở thành 1 nhà đầu tư chứng khoán huyền thoại.

nicolas-darvas-traderviet5-2.jpg

Nicolas Darvas: Sự khó khăn của việc giao dịch bằng điện tín


Mọi chuyện không hề đơn giản với Nicolas Darvas. Lúc ở Nhật, những nhân viên bưu điện nhất quyết không chịu gửi điện cho Darvas vì họ không hiểu các chữ cái trong điện tín của ông là gì. Darvas buộc phải làm 1 bảng ghi toàn bộ các cổ phiếu giải thích các chữ cái trong điện tín, họ mới chịu gửi.

Trong chuyến lưu diễn sang Hongkong, Singapore, Darvas thường gặp khó khăn trong việc gửi và nhận điện tín. Ông phải cẩn thận không để sót bức điện nào bằng cách gửi 1 bức điện nhiều lần để yêu cầu nhà môi giới báo giá cổ phiếu. Thử tưởng tượng anh em muốn biết giá của 1 cổ phiếu phải chạy ra bưu điện để gửi, sau đó đợi tầm 10 tiếng để nhận được phản hồi.

Lúc ở Lào, vì chênh lệch múi giờ với giờ New York tới 12 tiếng, quãng thời gian từ lúc phố Wall mở cửa tới đóng cửa là lúc bưu điện ở Lào đóng. Darvas phải chờ tới ngày hôm sau mới nhận được phản hồi báo giá.

nicolas-darvas-traderviet8-2.jpg

Cơ bản cách giao dịch của Darvas là như sau: ấn bản tạp chí Barron được phát hành tại Boston vào các ngày thứ 2, thông thường sẽ đến được tới Darvas nếu ông ở Ấn Độ hoặc Úc, hoặc bất kỳ vùng nào trên thế giới mà không quá xa xôi, vào ngày thứ 5. Điều này có nghĩa là Darvas bị chậm hơn 4 ngày so với các biến động tại phố Wall. Khi ông thấy trong Barron 1 cổ phiếu biến động theo thuyết chiếc hộp, ông gửi điện cho nhà môi giới yêu cầu gửi biến động của nó từ thứ 2 đến thứ 5, kiểu như sau:

“GỬI ĐIỆN RANGE GIÁ VÀ GIÁ ĐÓNG TUẦN NÀY CỦA CHRYSLER”

Nếu cổ phiếu đi đúng trong hộp 60/65 mà ông dự kiến, ông quyết định theo dõi nó tiếp. Darvas sẽ yêu cầu báo giá nó hàng ngày để xem nó có đi lên hộp cao hơn không. Nếu thấy hài lòng, ông sẽ gửi điện báo lệnh buy stop tới New York, luôn đi kèm với 1 lệnh stop loss phòng trường hợp giá giảm sau khi lệnh mua khớp, kiểu thế này:

“MUA 200 CHRYSLER 67 TỰ ĐỘNG 65 STOP LOSS”

nicolas-darvas-traderviet6-2.png

Nếu cổ phiếu được báo giá đã đi ra khỏi hộp 60/65, Darvas sẽ quên nó luôn. Đã quá trễ rồi, ông phải đợi cơ hội khác.

Ban đầu, Darvas thực sự rất sợ. Trước đây ông chỉ tốn vài phút để có được báo giá tại New York, hiện tại việc bị chậm trễ vài ngày khiến ông cảm thấy không an toàn. Nhưng dần quen, Darvas phát hiện vài điểm mạnh của việc giao dịch thông qua điện tín. Không có cuộc gọi nào, không có sự bối rối, không có các tin đồn trái ngược nhau, tất cả những gì bày ra trước mắt Darvas đều thuần khiết và chính xác, mặc dù có hơi chậm trễ một chút.

Darvas không bị ảnh hưởng bởi bất cứ thứ gì ngoài giá của cổ phiếu. Ông tập trung quan sát chỉ từ 5-8 cổ phiếu một lần, ngược với hàng trăm cái trước đây.

Darvas không thể nghe những gì người ta nói, nhưng ông thấy được những gì người ta làm. Giống như chơi bài poker mà không nghe tiếng cược, chỉ thấy tất cả các lá bài.

Ông không nhận ra điều này tại thời điểm đó, nhưng sau này khi đã có nhiều kinh nghiệm, ông mới phát hiện ra. Việc tránh xa khỏi tất cả những thông tin gây nhiễu trên thị trường cực kỳ quan trọng. Ông chỉ quan tâm tới giá cổ phiếu.

nicolas-darvas-traderviet9-2.jpg

Ban đầu, Darvas luyện tập giao dịch trên giấy (ngày nay chúng ta hay gọi là trade demo), nhưng ông sớm nhận ra rằng giao dịch kiểu này rất khác với giao dịch thật. Giống như chơi bài mà chẳng cược đô nào. Chẳng hề thú vị.

Và mọi thứ trông có vẻ cực kỳ dễ dàng khi không có đồng tiền nào bị đem ra cược. Nhưng ngay khi Darvas đầu tư 10k USD vào 1 cổ phiếu thì bức tranh mới rõ ràng hơn. Khi giao dịch trên giấy, Darvas dễ dàng kiểm soát được cảm xúc, ngay khi bỏ tiền thật, cảm xúc của ông bắt đầu nhảy lung tung.

Đột nhiên ông phát hiện các cổ phiếu biến động rất mạnh mà không liên quan gì tới biến động của nó trước đó. Darvas bắt đầu sợ hãi, ông không có ai hay cái gì hỗ trợ. Ông lật nát cuốn tạp chí Barron để tìm lời giải thích.

Cuối cùng, Darvas phát hiện: các biến động bất thường của cổ phiếu thường trùng khớp với biến động chung của toàn thị trường. Vì ông chỉ nhận báo giá các cổ phiếu mà ông quan tâm, ông đã loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của toàn thị trường lên chúng. Điều này chẳng khác gì điều quân 1 trận chiến mà chỉ nhìn 1 góc chiến trường.

nicolas-darvas-traderviet7-2.png

Ông giải quyết bằng cách yêu cầu báo giá thêm chỉ số Dow Jones Industrial Average cuối mỗi bức điện. Bằng cách này ông có thể có được 1 bức tranh toàn cảnh của thị trường. Như vậy mỗi bức điện của Darvas sẽ trông như sau:

"B 321⁄2 (341⁄2-323⁄8) L 57 (585⁄8-57) U 891⁄2 (911⁄2-89) A 1201⁄4 (1211⁄2-1201⁄4) F 1321⁄4 (1347⁄8-1321⁄4) 482.31”

Khi nhận được bức điện đầu tiên có chỉ số Dow Jones, Darvas như 1 chú bé có đồ chơi mới. Ông lý luận rằng giá cổ phiếu sẽ tăng khi chỉ số này tăng. Nhưng không lâu sau ông phát hiện điều này không đúng. Gần như là không thể để khớp biến động giá cổ phiếu với Dow Jones. Mỗi cổ phiếu có hành động khác nhau, và chẳng có một quy luật chung nào cả. Dow Jones chỉ giúp Darvas thấy được thị trường hiện tại đang mạnh hay yếu.

Bây giờ thì Nicolas Darvas đã được trang bị đầy đủ các công cụ cần thiết cùng với lý thuyết hộp, ông cảm thấy thật mạnh mẽ. Cảm giác như ông đã chạm tới công tắc đèn, thứ làm sáng toàn bộ căn phòng.

(còn tiếp)

Anh em để lại 1 like nếu muốn mình viết phần tiếp nhé!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Em chờ bài viết của bác mãi.
Bác viết bài hay quá ạ.
Với em, nó giống như một nắm cơm vụng ngon lành với đứa trẻ đang đói bụng như em ạ.
Cám ơn bác nhiều ạ.
Mong chờ bài tiếp theo của series này ạ. Và mong có thêm nhiều series của các huyền thoại khác nữa ạ.
 
Em chờ bài viết của bác mãi.
Bác viết bài hay quá ạ.
Với em, nó giống như một nắm cơm vụng ngon lành với đứa trẻ đang đói bụng như em ạ.
Cám ơn bác nhiều ạ.
Mong chờ bài tiếp theo của series này ạ. Và mong có thêm nhiều series của các huyền thoại khác nữa ạ.
cám ơn bác, có được các độc giả như bác là động lực cho @Nhật Hoài đấy hehe
chuyện của Darvas chỉ là 1 trong những câu chuyện rất hay về các nhà đầu tư huyền thoại, vẫn còn nhiều câu chuyện khác đang chờ được kể :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
 
Kỳ trước dưới đây anh em:

>> Nicolas Darvas và 2 triệu đô la trên thị trường chứng khoán - Kỳ 4: Sự bí ẩn của những bức điện tín

Ở kỳ trước, chúng ta đã biết rằng Nicolas Darvas chuẩn bị tua lưu diễn vòng quanh thế giới, và trong thời gian đó ông vẫn phải Theo dõi và mua bán chứng khoán với người môi giới của mình. Để giải quyết vấn đề khoảng cách, ông liên lạc với người môi giới thông qua các bức điện tín.

Toàn bộ quá trình theo dõi và mua bán cổ phiếu đều được thực hiện thông qua điện tín. Không biểu đồ giá, không tin tức, không chỉ báo kỹ thuật, gần như không gì cả. Vậy mà Nicolas Darvas vẫn trở thành 1 nhà đầu tư chứng khoán huyền thoại.


Nicolas Darvas: Sự khó khăn của việc giao dịch bằng điện tín


Mọi chuyện không hề đơn giản với Nicolas Darvas. Lúc ở Nhật, những nhân viên bưu điện nhất quyết không chịu gửi điện cho Darvas vì họ không hiểu các chữ cái trong điện tín của ông là gì. Darvas buộc phải làm 1 bảng ghi toàn bộ các cổ phiếu giải thích các chữ cái trong điện tín, họ mới chịu gửi.

Trong chuyến lưu diễn sang Hongkong, Singapore, Darvas thường gặp khó khăn trong việc gửi và nhận điện tín. Ông phải cẩn thận không để sót bức điện nào bằng cách gửi 1 bức điện nhiều lần để yêu cầu nhà môi giới báo giá cổ phiếu. Thử tưởng tượng anh em muốn biết giá của 1 cổ phiếu phải chạy ra bưu điện để gửi, sau đó đợi tầm 10 tiếng để nhận được phản hồi.

Lúc ở Lào, vì chênh lệch múi giờ với giờ New York tới 12 tiếng, quãng thời gian từ lúc phố Wall mở cửa tới đóng cửa là lúc bưu điện ở Lào đóng. Darvas phải chờ tới ngày hôm sau mới nhận được phản hồi báo giá.


Cơ bản cách giao dịch của Darvas là như sau: ấn bản tạp chí Barron được phát hành tại Boston vào các ngày thứ 2, thông thường sẽ đến được tới Darvas nếu ông ở Ấn Độ hoặc Úc, hoặc bất kỳ vùng nào trên thế giới mà không quá xa xôi, vào ngày thứ 5. Điều này có nghĩa là Darvas bị chậm hơn 4 ngày so với các biến động tại phố Wall. Khi ông thấy trong Barron 1 cổ phiếu biến động theo thuyết chiếc hộp, ông gửi điện cho nhà môi giới yêu cầu gửi biến động của nó từ thứ 2 đến thứ 5, kiểu như sau:

“GỬI ĐIỆN RANGE GIÁ VÀ GIÁ ĐÓNG TUẦN NÀY CỦA CHRYSLER”

Nếu cổ phiếu đi đúng trong hộp 60/65 mà ông dự kiến, ông quyết định theo dõi nó tiếp. Darvas sẽ yêu cầu báo giá nó hàng ngày để xem nó có đi lên hộp cao hơn không. Nếu thấy hài lòng, ông sẽ gửi điện báo lệnh buy stop tới New York, luôn đi kèm với 1 lệnh stop loss phòng trường hợp giá giảm sau khi lệnh mua khớp, kiểu thế này:

“MUA 200 CHRYSLER 67 TỰ ĐỘNG 65 STOP LOSS”


Nếu cổ phiếu được báo giá đã đi ra khỏi hộp 60/65, Darvas sẽ quên nó luôn. Đã quá trễ rồi, ông phải đợi cơ hội khác.

Ban đầu, Darvas thực sự rất sợ. Trước đây ông chỉ tốn vài phút để có được báo giá tại New York, hiện tại việc bị chậm trễ vài ngày khiến ông cảm thấy không an toàn. Nhưng dần quen, Darvas phát hiện vài điểm mạnh của việc giao dịch thông qua điện tín. Không có cuộc gọi nào, không có sự bối rối, không có các tin đồn trái ngược nhau, tất cả những gì bày ra trước mắt Darvas đều thuần khiết và chính xác, mặc dù có hơi chậm trễ một chút.

Darvas không bị ảnh hưởng bởi bất cứ thứ gì ngoài giá của cổ phiếu. Ông tập trung quan sát chỉ từ 5-8 cổ phiếu một lần, ngược với hàng trăm cái trước đây.

Darvas không thể nghe những gì người ta nói, nhưng ông thấy được những gì người ta làm. Giống như chơi bài poker mà không nghe tiếng cược, chỉ thấy tất cả các lá bài.

Ông không nhận ra điều này tại thời điểm đó, nhưng sau này khi đã có nhiều kinh nghiệm, ông mới phát hiện ra. Việc tránh xa khỏi tất cả những thông tin gây nhiễu trên thị trường cực kỳ quan trọng. Ông chỉ quan tâm tới giá cổ phiếu.


Ban đầu, Darvas luyện tập giao dịch trên giấy (ngày nay chúng ta hay gọi là trade demo), nhưng ông sớm nhận ra rằng giao dịch kiểu này rất khác với giao dịch thật. Giống như chơi bài mà chẳng cược đô nào. Chẳng hề thú vị.

Và mọi thứ trông có vẻ cực kỳ dễ dàng khi không có đồng tiền nào bị đem ra cược. Nhưng ngay khi Darvas đầu tư 10k USD vào 1 cổ phiếu thì bức tranh mới rõ ràng hơn. Khi giao dịch trên giấy, Darvas dễ dàng kiểm soát được cảm xúc, ngay khi bỏ tiền thật, cảm xúc của ông bắt đầu nhảy lung tung.

Đột nhiên ông phát hiện các cổ phiếu biến động rất mạnh mà không liên quan gì tới biến động của nó trước đó. Darvas bắt đầu sợ hãi, ông không có ai hay cái gì hỗ trợ. Ông lật nát cuốn tạp chí Barron để tìm lời giải thích.

Cuối cùng, Darvas phát hiện: các biến động bất thường của cổ phiếu thường trùng khớp với biến động chung của toàn thị trường. Vì ông chỉ nhận báo giá các cổ phiếu mà ông quan tâm, ông đã loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của toàn thị trường lên chúng. Điều này chẳng khác gì điều quân 1 trận chiến mà chỉ nhìn 1 góc chiến trường.


Ông giải quyết bằng cách yêu cầu báo giá thêm chỉ số Dow Jones Industrial Average cuối mỗi bức điện. Bằng cách này ông có thể có được 1 bức tranh toàn cảnh của thị trường. Như vậy mỗi bức điện của Darvas sẽ trông như sau:

"B 321⁄2 (341⁄2-323⁄8) L 57 (585⁄8-57) U 891⁄2 (911⁄2-89) A 1201⁄4 (1211⁄2-1201⁄4) F 1321⁄4 (1347⁄8-1321⁄4) 482.31”

Khi nhận được bức điện đầu tiên có chỉ số Dow Jones, Darvas như 1 chú bé có đồ chơi mới. Ông lý luận rằng giá cổ phiếu sẽ tăng khi chỉ số này tăng. Nhưng không lâu sau ông phát hiện điều này không đúng. Gần như là không thể để khớp biến động giá cổ phiếu với Dow Jones. Mỗi cổ phiếu có hành động khác nhau, và chẳng có một quy luật chung nào cả. Dow Jones chỉ giúp Darvas thấy được thị trường hiện tại đang mạnh hay yếu.

Bây giờ thì Nicolas Darvas đã được trang bị đầy đủ các công cụ cần thiết cùng với lý thuyết hộp, ông cảm thấy thật mạnh mẽ. Cảm giác như ông đã chạm tới công tắc đèn, thứ làm sáng toàn bộ căn phòng.

(còn tiếp)

Anh em để lại 1 like nếu muốn mình viết phần tiếp nhé!
Thanks Nhật Hoài
 
series dài hơn phim bộ Tung Của rồi bác nhé, em vừa thấy một bộ Tung Của ra sau tập 1 Davas mà nó đã kết thúc rùi :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,660 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,517 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên