Top 5 bộ phim bom tấn về đầu tư giúp bạn hình dung rõ mồn một về thị trường tài chính. Oh woww!

Top 5 bộ phim bom tấn về đầu tư giúp bạn hình dung rõ mồn một về thị trường tài chính. Oh woww!

Top 5 bộ phim bom tấn về đầu tư giúp bạn hình dung rõ mồn một về thị trường tài chính. Oh woww!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,268
32,410
Thị trường tài chính là một nơi vô cùng sôi động, phức tạp và cũng hết sức thú vị. Không mất quá nhiều thời gian để các nhà làm phim Hollywood chớp lấy cơ hội sản xuất các bộ phim trực quan về lĩnh vực đầy kịch tính này.

Có rất nhiều bộ phim nói về thị trường tài chính và về mặt tích cực! Bạn có thể thêm vào các từ khóa như "Hollywood twist" và rồi hàng loạt các bộ phim bom tấn như "The Big Short" (tạm dịch: "Vụ bán khống khủng") hay bộ phim làm náo động dư luận "Wolf of Wall Street" (tạm dịch: "Những con sói của phố Street") sẽ xuất hiện.

Mặc dù không thể phủ nhận tính giải trí của những bộ phim này, nhưng chúng chưa cho chúng ta thấy được bối cảnh chân thật của thị trường tài chính trên thế giới. Thôi không sao, các bạn yên tâm đi, hôm nay mình sẽ gửi đến mọi người danh sách những bộ phim có sự lồng ghép tuyệt nhất của cả hai yếu tố: tính giải trí đỉnh cao và sự chính xác thực tế!

1. Bộ phim "Inside Job" (tạm dịch: "Công việc người trong cuộc")


Bộ phim do Charles Ferguson đạo diễn và Matt Damon đóng vai chính đã nhận được giải Oscar năm 2010 cho hạng mục Phim tài liệu hay nhất.


Top-5-bo-phim-giup-ban-hieu-hon-ve-thi-truong-tai-chinh-TraderViet1.jpg


Tóm tắt nội dung:
Inside Job cung cấp một phân tích toàn diện về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ước tính trị giá hơn 20 nghìn tỷ đô la. Thảm họa kinh tế khiến hàng triệu người không có việc làm và vô gia cư trong cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Kết quả là thị trường toàn cầu gần như sụp đổ. Thông qua nghiên cứu và phỏng vấn rộng rãi với những người quan trọng trong ngành tài chính, các chính trị gia, nhà báo và học giả, bộ phim theo dõi sự phát triển của một ngành bất hảo đã làm hỏng đi chính trị, quy định và giới học viện.

Tại sao các bạn nên xem: Tính chính xác của hành động và những hiểu biết về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến Inside Job trở thành một bộ phim đáng xem, cung cấp những thông tin bổ ích giúp các bạn học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ và ngăn chặn chúng xảy ra trong tương lai. Hơn nữa, bộ phim còn lấy cái nhìn tổng quan trên toàn cầu, với thông tin từ những người ở các địa điểm khác nhau: Hoa Kỳ, Iceland, Anh, Pháp, Singapore và Trung Quốc nên hãy yên tâm về giá trị mà bộ phim mang lại nhé!

2. Bộ phim "The Ascent of Money" (tạm dịch: "Nấc thang tiền tệ")


Được đạo diễn bởi Adrian Pennick, bộ phim đã nhận được giải thưởng Emmy quốc tế năm 2009.


Top-5-bo-phim-giup-ban-hieu-hon-ve-thi-truong-tai-chinh-TraderViet2.jpg


Tóm tắt nội dung:
Bộ phim tài liệu được chuyển thể từ một cuốn sách xuất bản năm 2008 của giáo sư Harvard Niall Ferguson - tác giả thường viết sách làm nguyên liệu để sản xuất phim được phát sóng trên ti vi ở Anh và Mỹ. Cốt truyện được bám vào lịch sử liên kết giữa tiền, tín dụng và ngân hàng.

Tại sao các bạn nên xem: Lịch sử và bối cảnh được dựng lại sẽ cung cấp một viễn cảnh trong quá khứ và do đó giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về thế giới tài chính.

3. Bộ phim "Life and Debt" (tạm dịch: "Cuộc sống và Nợ nần")


Năm 2001, bộ phim đã được trao một đề cử đặc biệt tại Liên hoan phim IFP/ West Los Angeles. Tiếp theo là giải thưởng do khán giả bình chọn ở Prague tại Liên hoan phim One World vào năm 2002.


Top-5-bo-phim-giup-ban-hieu-hon-ve-thi-truong-tai-chinh-TraderViet3.jpg



Tóm tắt nội dung:
Bộ phim tài liệu này là một mô tả không biện hộ về "trật tự thế giới mới". Nó nhấn mạnh quan điểm của công nhân, nông dân, chính phủ và nhà hoạch định chính sách, những người chứng kiếm thực tế toàn cầu hóa ngay từ đầu.

Tại sao các bạn nên xem: Bộ phim nhấn mạnh tình hình kinh tế của một quốc gia nhỏ như Jamaica và giải thích việc mắc nợ khiến tình hình tệ hại hiện tại thậm chí còn tồi tệ hơn. Bộ phim đáng để chúng ta suy nghĩ một cách nghiêm túc về cuộc tranh luận cứu trợ toàn bộ các quốc gia thông qua cho vay nợ.

4. Bộ phim "Margin Call" (tạm dịch: "Cuộc gọi ký quỹ")


Bộ phim có dàn diễn viên 5 sao bao gồm Stanley Tucci, Kevin Spacey, Demi Moore và đã nhận được giải thưởng quốc tế AACTA vào năm 2012.


Top-5-bo-phim-giup-ban-hieu-hon-ve-thi-truong-tai-chinh-TraderViet4.jpg


Tóm tắt nội dung:
Câu chuyện xoay quanh một ngày tại một ngân hàng đầu tư lớn vào đầu cuộc khủng hoảng tài chính. Một nhà phân tích cấp thấp đã phát hiện ra rằng các ngân hàng nắm giữ các chứng khoán được thế chấp sớm muộn gì cũng sẽ bị phá sản. Kết quả là, tất cả các nhà giao dịch của công ty đều cố tình bán các khoản đầu tư vô giá trị cho khách hàng.

Tại sao các bạn nên xem: Cốt truyện tương tự như bộ phim " Goldman Sachs controversy" (tạm dịch: "Cuộc tranh cãi của Goldman Sachs") sau năm 2007. Bên cạnh đó, lịch sử có thể dạy cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá.

5. Bộ phim "Banking on Bitcoin" (tạm dịch: "Ngân hàng về Bitcoin")


Bộ phim này đi theo xu hướng mới - tiền điện tửBitcoin.


Top-5-bo-phim-giup-ban-hieu-hon-ve-thi-truong-tai-chinh-TraderViet5.jpg


Tóm tắt nội dung:
Nhà sản xuất Netflix chiếu các cuộc phỏng vấn với những người có đam mê với bitcoin và các chuyên gia để trao đổi về nguồn gốc của Bitcoin, cũng như tương lai của nó và công nghệ đằng sau nó.

Tại sao các bạn nên xem: Bitcoin được coi là một trong những phát minh đột phá nhất kể từ .com bubble. Nó cho thấy công nghệ đã định hình căn bản cuộc sống của chúng ta như thế nào và nhấn mạnh đến cuộc chiến ý thức hệ mới giữa xã hội không tưởng và chủ nghĩa tư bản này. Kết quả là gì? Một cuộc đấu tranh tư tưởng mới giữa những người ngoài luồng xã hội không tưởng và chủ nghĩa tư bản chính thống.

Nguồn: orbex.com

Đừng quên like, share và comment để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé! Nice day everyone ;);)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
sao không ai nhắc tới bộ phim " siêu trộm bitcoin " của Ngô Thanh Vân nhỉ , bộ phim nói về virus mã hoá dữ liệu tống tiền bằng bitcoin , khoảng 1 năm sau ngày phim trình chiếu thì trên thế giới xuất hiện con virus wanna cry đả đẩy giá bitcoin lên gần 20.000$ .
Ôi cảm ơn bạn! Mình cũng chưa coi phim đó luôn ấy!
 
Có bác nào biết các series thực tế có chất lượng về trading không ạ?

Xin cho ae vài link nghiên cứu với, cám ơn các bác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có bác nào biết các series thực tế có chất lượng về trading không ạ?

Xin cho ae vài link nghiên cứu với, cám ơn các bác.
Series chỉ là sản phẩm giải trí, khó mà có chất lượng chuyên môn. Bạn tìm xem các phim tài chính mà các mod giới thiệu ở đây. Chất lượng hơn nhiều. Trading không phải là nhìn charts, cái cần là định hướng, nhìn chart để xác định thời điểm để giảm mức độ lỗ trong trường hợp xấu nhất. Một số phim mình đã xem:
+ The Big Short: phim dựa trên sách nói về những trường hợp thành công về bán khống đợt bong bóng Bđs 2018.
+ Margin Call: bối cảnh ngân hàng đầu tư được mô tả trong vòng 24 giờ khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 mới chớm. Rủi ro, rác rưởi (ck, tai san tài chính mất giá trị), xử lý rác rưởi. Giao dịch nhỏ lẻ như chúng ta cũng đối mặt những thứ tương tư hằng tuần (ngày? giờ?) {quản lý rủi ro, xử lý rác}.
+ Inside job: các cuộc phỏng vấn nhân vật cộm cán tham gia vào cuộc khủng hoảng 2008. Đây là phim mình vừa xem nên có những chia sẻ chủ quan cá nhân thế này:
~ Thế giới tài chính là sòng bạc lớn. Công cụ tài chính là các thể loại cờ bạc thu hút con mồi được gọi tên đẹp đẽ là các nhà đầu tư. Mặt vest, đi du thuyền, có chuyên cơ riêng thì cũng chẳng khác gì dân cờ bạc mấy đâu, đều dùng cocain và chơi gái.
~ Ngân hàng có nhiệm vụ là phân bố nguồn vốn. Điều này đúng với các ngân hàng nhà nước: quyết định cho ai vay, bao nhiêu tiền, thời hạn, lãi suất. Còn ngân hàng đầu tư cầm tiền đi đánh bạc (ý ở đây sòng bạc là thế giới tài chính, món cờ bạc là các thể loại đầu tư các sản phẩm tài chính), có dùng đòn bẫy lên đến 1:33. Nếu không đòn bẩy, ngân hàng đi đánh bài thua đơn giản là phá sản ~ xù nợ. Có đòn bẩy thì phải (bằng cách nào đó) bù tiền từ dân vào mà trả.
~ Đợt suy thoái kế tiếp là khó tránh khỏi, chỉ là không biết khi nào xảy ra. Vì các nguyên nhân của 2008 vẫn còn đó. Ngành công nghiệp tài chính chi phối nền chính trị Obama cũng chẳng có cải cách gì: tỉ lệ đòn bẩy, mức lương thưởng của ngành chưa được điều tiết lại; chưa có sự kiểm soát chặt chứng khoán phái sinh.
~ Ở đây cũng nói luôn là các sản phẩm tài chính là công cụ tư lợi -> công cụ bài bạc được tạo ra ngày càng tinh vi. Nhà đầu chưa chắc hiểu được vòng xoay của sản phẩm tài chính thế nào để chọn đầu tư sinh lời. Khi có một mắc xích nào bị lỗi, hệ thống tiêu thụ món này là mô hình lừa đảo. Trong trường hợp tốt đẹp nhất thì bọn xây dựng hệ thống là sòng bài, nhà đầu tư là người chơi bài. Tiền chảy về đâu thi rõ nhé. Nếu nói số người kiếm sống ở casino chiếm 20%, bạn lạc quan quá mức rồi đó!
~ Lần khủng hoảng tiếp theo, nhân vật chính cũng sẽ là một sản phẩm phái sinh (thứ rác rưởi). Ví von thế này: truyền thống thì 1 khách hàng mua bảo hiểm cho 1 căn nhà của mình. Nhờ khái niệm phái sinh mà 2008 cty bảo hiểm có thể bán bảo hiểm 1 căn nhà cho hàng trăm khách hàng. Chẳng ai tin nó cháy đâu, ai mua bảo hiểm căn nhà số 1 Lê Duẩn, Tp HCM đi, tao bán tất. Xui rủi là căn này cháy thật, cty bảo hiểm không đủ tiền trả, phá sản. Tìm hiểu rác rưởi 2008: CDO (credit default swap), CDS (collateralized debt obligation).
2008 thì cỡ cả Sài Gòn mua bảo hiểm cho căn số 1 Lê Duẩn. 20xx thì cỡ cả nước Anh mua bảo hiểm nếu bị Brexit cứng - không thoả thuận (hay là cả châu Âu mua bảo hiểm phòng khi EU tan rã ??). Qui mô kiểu vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Series chỉ là sản phẩm giải trí, khó mà có chất lượng chuyên môn. Bạn tìm xem các phim tài chính mà các mod giới thiệu ở đây. Chất lượng hơn nhiều. Trading không phải là nhìn charts, cái cần là định hướng, nhìn chart để xác định thời điểm để giảm mức độ lỗ trong trường hợp xấu nhất. Một số phim mình đã xem:
+ The Big Short: phim dựa trên sách nói về những trường hợp thành công về bán khống đợt bong bóng Bđs 2018.
+ Margin Call: bối cảnh ngân hàng đầu tư được mô tả trong vòng 24 giờ khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 mới chớm. Rủi ro, rác rưởi (ck, tai san tài chính mất giá trị), xử lý rác rưởi. Giao dịch nhỏ lẻ như chúng ta cũng đối mặt những thứ tương tư hằng tuần (ngày? giờ?) {quản lý rủi ro, xử lý rác}.
+ Inside job: các cuộc phỏng vấn nhân vật cộm cán tham gia vào cuộc khủng hoảng 2008. Đây là phim mình vừa xem nên có những chia sẻ chủ quan cá nhân thế này:
~ Thế giới tài chính là sòng bạc lớn. Công cụ tài chính là các thể loại cờ bạc thu hút con mồi được gọi tên đẹp đẽ là các nhà đầu tư. Mặt vest, đi du thuyền, có chuyên cơ riêng thì cũng chẳng khác gì dân cờ bạc mấy đâu, đều dùng cocain và chơi gái.
~ Ngân hàng có nhiệm vụ là phân bố nguồn vốn. Điều này đúng với các ngân hàng nhà nước: quyết định cho ai vay, bao nhiêu tiền, thời hạn, lãi suất. Còn ngân hàng đầu tư cầm tiền đi đánh bạc (ý ở đây sòng bạc là thế giới tài chính, món cờ bạc là các thể loại đầu tư các sản phẩm tài chính), có dùng đòn bẫy lên đến 1:33. Nếu không đòn bẩy, ngân hàng đi đánh bài thua đơn giản là phá sản ~ xù nợ. Có đòn bẩy thì phải (bằng cách nào đó) bù tiền từ dân vào mà trả.
~ Đợt suy thoái kế tiếp là khó tránh khỏi, chỉ là không biết khi nào xảy ra. Vì các nguyên nhân của 2008 vẫn còn đó. Ngành công nghiệp tài chính chi phối nền chính trị Obama cũng chẳng có cải cách gì: tỉ lệ đòn bẩy, mức lương thưởng của ngành chưa được điều tiết lại; chưa có sự kiểm soát chặt chứng khoán phái sinh.
~ Ở đây cũng nói luôn là các sản phẩm tài chính là công cụ tư lợi -> công cụ bài bạc được tạo ra ngày càng tinh vi. Nhà đầu chưa chắc hiểu được vòng xoay của sản phẩm tài chính thế nào để chọn đầu tư sinh lời. Khi có một mắc xích nào bị lỗi, hệ thống tiêu thụ món này là mô hình lừa đảo. Trong trường hợp tốt đẹp nhất thì bọn xây dựng hệ thống là sòng bài, nhà đầu tư là người chơi bài. Tiền chảy về đâu thi rõ nhé. Nếu nói số người kiếm sống ở casino chiếm 20%, bạn lạc quan quá mức rồi đó!
~ Lần khủng hoảng tiếp theo, nhân vật chính cũng sẽ là một sản phẩm phái sinh (thứ rác rưởi). Ví von thế này: truyền thống thì 1 khách hàng mua bảo hiểm cho 1 căn nhà của mình. Nhờ khái niệm phái sinh mà 2008 cty bảo hiểm có thể bán bảo hiểm 1 căn nhà cho hàng trăm khách hàng. Chẳng ai tin nó cháy đâu, ai mua bảo hiểm căn nhà số 1 Lê Duẩn, Tp HCM đi, tao bán tất. Xui rủi là căn này cháy thật, cty bảo hiểm không đủ tiền trả, phá sản. Tìm hiểu rác rưởi 2008: CDO (credit default swap), CDS (collateralized debt obligation).
2008 thì cỡ cả Sài Gòn mua bảo hiểm cho căn số 1 Lê Duẩn. 20xx thì cỡ cả nước Anh mua bảo hiểm nếu bị Brexit cứng - không thoả thuận (hay là cả châu Âu mua bảo hiểm phòng khi EU tan rã ??). Qui mô kiểu vậy.
bác này nói EU rã đám làm mình muốn sell EU quá ~~
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 152 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 45 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 322 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 11 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,413 Xem / 53 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên