Liệu có thể dùng Price Action trong phân tích chứng khoán hay không??? Tín đồ Price Action điểm danh

Liệu có thể dùng Price Action trong phân tích chứng khoán hay không??? Tín đồ Price Action điểm danh

Liệu có thể dùng Price Action trong phân tích chứng khoán hay không??? Tín đồ Price Action điểm danh

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,384
29,032
Liệu có thể áp dụng Price action trong giao dịch cổ phiếu? hàng hóa tương lai? Spot Forex? Cryptocurrency? Đây là câu hỏi của khá nhiều trader đang theo đuổi trường phái Price Action, mình cũng không ngoại lệ. Và Mình xin trả lời ngắn gọn đó là có.

Giao dịch theo hành động giá có thể áp dụng ở hầu hết các thị trường có tính thanh khoản. Chúng ta có thể nhận ra khi quan sát trong lúc giao dịch rằng có một số mô hình giá sẽ hoạt động hiệu quả ở một số thị trường cụ thể.

Ở bài viết này sẽ cho các bạn thấy cách áp dụng và phân tích hành động giá trong thị trường chứng khoán như thế nào.

Phân tích hành động giá cho những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn


Đối với giao dịch hành động giá, tính thanh khoản (Liquidity) và Mức biến động (Volatility) là hai yếu tố chủ yếu. Vì vậy các cổ phiếu công nghệ có vốn hóa lớn sẽ là các ví dụ diển hình cho bài viết hôm nay.

Để giữ cho mọi thứ đơn giản, chúng ta sẽ sử dụng các công cụ giao dịch hành động giá cơ bản như đường xu hướng (Trendline) và kênh xu hướng (channels) và tập trung vào một mô hình giá duy nhất đó là Nến xu hướng thất bại (Trend Bar Failure). Đây là mô hình giá khá linh hoạt và dễ sử dụng.

Ví dụ 1: Cổ phiếu Facebook (FB) – Biếu đồ M1



price-action-cho-chứng-khoán-traderviet.jpg

  1. Cổ phiếu này đang di chuyển trong vùng sideways. Cây nến được đánh dấu trong hình là cấy nến quan trọng, đánh dấu cấu trúc tăng giá đã được hình thành.
  2. Xác nhận xu hướng tăng hình thành. Cũng tại đây chúng ta có thể bắt đầu vẽ trendline (đường màu tím) cho xu hướng này.
  3. Đây là tín hiệu nến xu hướng thất bại đầu tiên từ lúc đường trendline hình thành. Và dó cũng là sự thất bại của nến Outside Bar.
  4. Khi giá được dẩy lên cao hơn, chúng ta có thể vẽ thêm kênh xu hướng để giúp cho việc xác định điểm chốt lời chốt lời.
  5. Thời điểm giá test kênh xu hướng cũng chính là thời điểm mà chúng ta chốt lời.

Ví dụ 2: Cổ phiếu CSCO – Biểu đồ M5



price-action-cho-chứng-khoán-traderviet-1.jpg

  1. Giá hồi về đường trendline và kết thúc bằng mẫu hình nến xu hướng thất bại. Và cũng là mô hình nến tăng dần.Tuy nhiên sóng hồi này đã không thể xuống thấp hơn được nữa, có thể là dấu hiệu của một đợt tăng giá tiếp theo sắp xảy ra.
  2. Vùng giằng co xuất hiện với 9 cây nến liên tục. Bạn có thể thoát lệnh khi vùng giằng co hình thành, điều này tùy thuộc vào việc bạn quản lý vốn như thế nào.
  3. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục giữ lệnh, thì mục tiêu dự kiến của bạn sẽ như hình trên.
  4. Phiên giao dịch kết thúc với mức chốt lời lí tưởng.

Ví dụ 3: Cổ phiếu MU – Biểu đồ M2


Ví dụ cuối cùng này sẽ hơi phức tạp một chút và sẽ có thêm vài khái niệm về hành động giá. Chúng ta sẽ xem xét một cách cẩn thận và để ý những hành động giá sẽ hỗ trợ cho việc phân tích thị trường chứng khoán của bạn như thế nào.

Ghi chú màu sắc


  • Màu xanh - Vùng giằng co
  • Màu xanh lá – vùng sức ép tăng
  • Màu đỏ - Vùng sức ép giảm

price-action-cho-chứng-khoán-traderviet-2.jpg
  1. Chú ý vào đường xu hướng giảm như hình trên, mặc dù giá dã phá khỏi đường trendline rồi nhưng nó vẫn có ích với chúng ta trong việc phân tích.
  2. Vùng giằng có trước đó đã tạo nên vùng cản trong xu hướng giảm. Nến xu hướng thất bại được hình thành ngay vùng cản này. Đồng thời, đó cũng là vùng retest lại xu hướng giảm bị phá vỡ sau đó và hiện tại nó hoạt động như ngưỡng hỗ trợ.
  3. Khi thị trường test đến vùng cản trên của kênh xu hướng, đây cũng là lúc vùng sức ép giảm được hình thành (vùng màu đỏ.) Đây chính là điểm hợp lý để chúng ta chốt lời.
  4. Các vùng giằng co liên tục xuất hiện khiến giá bị chững lại. Có thể thấy đây là dấu hiệu mạnh để chúng ta đưa ra quyết định chốt lời
  5. Giá đã quay lại test đường trendline đã bị phá vỡ trước đó. Tại vùng này đã xuất hiện vùng sức ép ( vùng màu xanh lá cây.). Hơn hết, vùng giá đó lại nằm trong 50% sóng hồi của sóng tăng trước đó. Những tín hiệu này đã cho thấy đây là một cơ hội rất tốt để mua lên cho trong phiên giao dịch này

Kết luận


Bài viết này tìm cách cho thấy sự liên quan của các kỹ thuật hành động giá trong thị trường chứng khoán. Có thể thấy rằng giao dịch theo hành động giá hoạt động ở hầu hết các thị trường chứ không riêng gì thị trường chứng khoán và Forex. Để một phương pháp giao dịch hoạt động tốt, chúng ta cần sự kiên nhẫn, bám sát kế hoạch, phân tích một cách có hệ thống và nhất quán đồng thời ghi lại những quan sát của chúng ta về thị trường.

Chúc anh em TraderViet buổi tối vui vẻ và dừng quên like bài cho mình nhé!

Trích nguồn: .tradingsetupsreview
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Con người chỉ nhìn thấy những gì họ muốn thấy và hợp lý hoá nó một cách chủ quan, trên thực tế cũng xuất hiện những mô hình trông rất đẹp đúng với lý thuyết nhưng khi trade thực thì lại fail, quan trọng là tỷ lệ RR.
 
Mình thấy đây mang tính chất minh họa nhiều hơn, trong thực tế ít xuất hiện nhiều setup đẹp kết hợp như vậy
một set up đẹp đương nhiên sẽ không thường xuyên xuất hiện rồi. Nhưng những ví dụ ở bài viết trên thì mình thấy không đến nỗi khó xuất hiện đâu nè. Thứ nhất là vùng giằng co, ở trong timeframe nào xuất hiện cũng khá thường xuyên. Thứ 2 là trendline. thứ 3 là nến xu hướng thất bại, Trong nội dung xuyên suốt bài viết chỉ có 2 set-up không thường xuyên xuất hiện đó là vùng sức ép và vùng giá tăng dần. Tuy nhiên bạn thấy đó, 2 vùng này xuất hiện với mục đích là củng cố cho quyết định vào lệnh thêm chắc chắn hơn.
 
Con người chỉ nhìn thấy những gì họ muốn thấy và hợp lý hoá nó một cách chủ quan, trên thực tế cũng xuất hiện những mô hình trông rất đẹp đúng với lý thuyết nhưng khi trade thực thì lại fail, quan trọng là tỷ lệ RR.
điều gì chắc chắn quá chưa chắc nó đã xảy ra. việc của chúng ta là bám sát phương pháp giao dịch, quản lý vốn tốt là được rồi
 
Bạn nào muốn thấy tất cả các vùng đó, có thể xem chart DE30 (DAX30) chiều ngày 15/02 vừa rồi. Khung M5, từ 16h đến 3h sáng. Từ 10.900 lên 11.328 , chart DE30 nhìn smooth hơn US500.
 
Chứng khoán Mỹ thì rõ rồi. Còn ck Việt Nam thì sao, khi mà đa số thanh khoản không cao so với ck Mỹ, và tác động của MM, BB. May chăng cổ phiếu tốt trong rổ VN 30 thì có thể, hoặc những cổ phiếu tốt khác có thanh khoản tốt.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 185 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 949 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,244 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 297 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,310 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 333 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên