Point & Figure Chart: Môn nghệ thuật bị quên lãng – Phần 1

Point & Figure Chart: Môn nghệ thuật bị quên lãng – Phần 1

Point & Figure Chart: Môn nghệ thuật bị quên lãng – Phần 1

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,848
84,342
Đợt vừa qua mình có viết một số bài view trên TraderViet về quan điểm và góc nhìn của mình qua đồ thị Hình và Điểm (Point and Figure Chart) thì cũng nhận được một số phản hồi mong muốn tìm hiểu về loại đồ thị “Bị lãng quên” này. Những bài viết trước của mình cũng là có ý định để anh em biết rằng vẫn còn một hệ thống, phương pháp giao dịch như vậy tồn tại.

Về hệ thống giao dịch thì cũng chủ yếu là để anh em mình kiếm xèng. Với những anh em lão luyện đã có những hệ thống đem tiền về cho mình rồi thì chắc không cần thêm làm gì. Còn với những anh em trader mới đang loay hoay để tìm “chân lý” cuộc đời thì biết đâu đây là một hệ thống giao dịch phù hợp cho các bạn?

Trước khi viết bài này thì mình có ý định giới thiệu qua một chút về lịch sử ra đời của loại chart này để ae có thể thấy được nó được hình thành như thế nào và ra đời ra làm sao nhưng chắc có lẽ sẽ ảnh hưởng đến công cuộc hiểu những bài viết của mình về sau nên mình bắt đầu luôn:

1. Boxes và Box size:

Ví dụ P&F.png

Cái cơ bản nhất của một đồ thị P&F đó chính là Boxes (Ô). Ký hiệu bằng X, O.



Đặc điểm: Như trong cờ ca-rô. X là tăng O là giảm, chúng ta có thể xem cách đếm như trong hình trên.

Boxes cũng tương tự như cây nến trong đồ thị Candle-Stick, Thanh trong Bar-Chart, Điểm trong Line-Chart.

Cây nến hay thanh Bar sẽ thể hiện các mức giá Đóng-Mở-Cao-Thấp còn Boxes-size ở đây là một thứ được “Mặc Định”. Mặc định ở đây không phải là nó nhất định phải như thế, mà là nó sẽ được “Mặc Định” bởi những “Chart thủ” tùy vào đơn vị giá của mặt hàng bạn muốn phân tích.

Và sau đây là kích cỡ của 1 Box-size theo các mặt giá theo Tom Dorsey đề xuất:
Box size.png
Ví dụ nếu theo bảng trên chúng ta sẽ set-up:
· Bitcoin là hiện tại giá ~4.000$ nên có thể set-up 1 box = 50$.
· Giá vàng là ~1.300$ nên có thể để 1 box = 5-10$
· Giá bạc sẽ là 1box = 0.5-1$.

Tất nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh nó sao cho phù hợp với chiến lược giao dịch của chúng ta ví dụ như trong thị trường FX thì nó rơi vào khoảng 0.125-0.25 tương đương với 1250 pips-2500 pips nhưng đây là con số quá lớn với đòn bẩy có thể lên tới 1:1.000 nên chúng ta có thể chia nó ra theo tỷ lệ đòn bẩy. Ở đây mình thường dùng với 1 box khoảng 10-20 pips.



2. Trục tung và trục hoành:

Với đồ thị bình thường, Trục tung là trục ghi lại giá, trục hoành là trục ghi lại thời gian.
Đồ thị P&F chỉ ghi nhận lại chuyển động của giá, không có trục thời gian.
Chính vì không bị chi phối bởi yếu tố thời gian trong phân tích, nên P&F luôn được mình nhấn mạnh bằng cụm từ "Sự thuần khiết của Price Action"

3. 3 boxes reversal - 3 Ô Đảo chiều:

Sự đảo chiều là sự đi ngược lại xu hướng của hành động giá. Trong đồ thị P&F chúng ta vẫn có những loại khác như "1 Ô đảo chiều" hay "2 Ô đảo chiều" nhưng phổ biến nhất là loại Chart "3 Ô đảo chiều". Vậy "3 Ô đảo chiều" là sao? Chúng ta có thể quan sát ở hình bên dưới:
3 ô đảo chiều.png

Bản chất của đồ thị P&F là ghi lại những chuyển động của giá nên khi giá tăng hoặc giá giảm sẽ hình thành 1 cột giá. Vậy đồ thị "3 ô đảo chiều" ở đây có nghĩa là gì?
Ý nghĩa ở đây là để tạo thành một cột mới thì giá phải di chuyển ngược trạng thái trước đó ít nhất 3 Boxes (3 Ô)

Ở ví dụ trên:

Giá tạo một cột đỏ O có đáy ở 3.980$

Giá đảo chiều và tăng 3 Boxes (3 Ô) để tạo một cột mới X màu xanh và đóng cửa ở tại 4.040$.

Điều này có thể được tính đơn giản như sau: 3 Boxes = 20$ * 3 = 60$ + 3.980 =4.040$

Nếu giá chỉ tăng đến 4.020$ và đóng cửa tại đó thì cột X xanh sẽ không được hình thành và cột O đỏ sẽ được giữ nguyên. Trên đồ thị P&F đây được gọi là "Nhiễu" và chúng ta không cần quan tâm.



Nếu ngày đó giá chỉ tăng đến 4.039 (chưa đến 4.040) thì đồ thị cũng sẽ chỉ ghi nhận là tăng 2 Ô, điều đó cũng đồng nghĩa với cột X xanh cũng không được hình thành.

Tối nay tạm thời dừng ở đây đã ạ. Bài viết được viết dưới mức độ hiểu biết cá nhân và được cá nhân hóa theo ngôn ngữ của bản thân mình.

Rất mong được các cao thủ vào góp ý cho Thread!

Tuy ban đầu phương pháp giao dịch này trông rất phức tạp nhưng khi Master nó, bạn sẽ cảm thấy nó rất là đơn phương và bao gồm một hệ thống giao dịch kết hợp với kỷ luật bao hàm trong đó.

Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc vui lòng cmt phía dưới ạ.

Phần tiếp theo mình sẽ up-date vào mai ạ.

Chúc ae vui vẻ!
Mạc An
 

Đính kèm

  • 3 ô đảo chiều.png
    3 ô đảo chiều.png
    132.7 KB · Xem: 7

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Điều này có thể được tính đơn giản như sau: 3 Boxes = 20$ * 3 = 60$ + 3.080 =4.040$ (ad đánh nhầm giá 3.080 thay vì 3980 rồi ad)
 
ý tưởng cái này cũng giống nến renko của Nhật phải ko bác
Cũng có nét tương đồng bác ạ nhưng không hoàn toàn vì mỗi đồ thị có 1 cách sử dụng riêng. Cái đồ thị này nó ra đời từ năm 189x, nghe nói trước Bar CHart khoảng 13 năm. Không biết Renko thì sao
 
Lót gạch đợi các phần sau nhé bác, 1 hệ thống giao dịch ngốn hết trong một ngày e sợ các bác Tẩu hỏa nhập ma mất. =]]
Mình có công cụ... bác cứ ra để mình text xem tỷ lệ thành công của hệ thống này bao nhiêu %o_O
 
Mình có công cụ... bác cứ ra để mình text xem tỷ lệ thành công của hệ thống này bao nhiêu %o_O
Bác cứ vào thread nhận định FX hàng ngày của mình trên diễn đàn và có thể test thử, tại thread mình có nêu rõ điểm vào lệnh, và sl đấy ạ
 
Bác đọc đã hiểu hơn chưa ạ? Có góp ý gì (Khó hiểu hay làm sao) để m điều chỉnh cái ạ :D
3 ô đảo chiều nghĩa là không có cột nào chỉ có 1 hay 2 X hoặc O hả bác? Nghĩa là nếu giá chạm mức 3 ô thì trên đồ thị sẽ xuất hiện ngay một cột mới có 3 ô?
 
3 ô đảo chiều nghĩa là không có cột nào chỉ có 1 hay 2 X hoặc O hả bác? Nghĩa là nếu giá chạm mức 3 ô thì trên đồ thị sẽ xuất hiện ngay một cột mới có 3 ô?
Chuẩn rồi bác, sẽ không có cột 1 ô hoặc 2 ô. Mà đến khi giá nó đảo chiều đúng mức giá hình thành 3 ô thì một cột mới sẽ xuất hiện. Còn không là không có cột nào cả, ngày đó sẽ được ghi nhận là tín hiệu nhiễu.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,192 Xem / 71 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,992 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên