Bạn chỉ cần 2 mô hình nến duy nhất để giao dịch thị trường, đó là pinbar và engulfing?

Bạn chỉ cần 2 mô hình nến duy nhất để giao dịch thị trường, đó là pinbar và engulfing?

Bạn chỉ cần 2 mô hình nến duy nhất để giao dịch thị trường, đó là pinbar và engulfing?

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Trong các sách dạy Trading cơ bản, bạn sẽ được học khoảng hơn 20 mô hình nến bao gồm các mô hình nến đảo chiều tăng - đảo chiều giảm và các mô hình 2 - 3 nến tiếp diễn.

Thực tế, bạn không cần phải học cách áp dụng hết tất cả mô hình nến đó nếu hiểu được quy luật chung vì sao chúng hiệu quả. Và sau đó, chỉ còn lại 2 mô hình nến cần thiết để bạn có thể áp dụng để giao dịch thị trường là pinbar và engulfing.

Lý do chính vì sao bạn chỉ cần 2 mô hình nến này là vì chúng đều kể một câu chuyện như nhau; thị trường đang có sự đảo chiều gấp trong thời gian mô hình nến đó hình thành.

Chẳng hạn, khi bạn nhìn thấy một nến pinbar giảm ở khung H1, có thể hiểu đơn giản là do các Trader vào lệnh mua trong khoảng thời gian nến hình thành bị chuyển từ lời sang thua lỗ. Họ buộc phải thoát lệnh để bảo toàn tài khoản (hoặc do cắt lỗ do giá chạm stop loss), việc này khiến cho áp lực bán mạnh hơn và đẩy giá xuống sâu đến gần mức giá thấp nhất của nến và hình thành nên nến pinbar.

Mặc dù cách giải thích này chưa đầy đủ nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng với rất nhiều mô hình nến khác nhau.

ban-chi-can-2-mo-hinh-nen-duy-nhat-traderviet-1.jpg



Tương tự với nến engulfing cũng thông báo sự đảo chiều đột ngột trong thời gian mô hình nến hình thành nhưng khoảng thời gian xảy ra lâu hơn so với pinbar (xảy ra trên 2 nến). Và nếu bạn đã biết đến quy luật kết hợp nến, bạn cũng sẽ biết thực ra nến engulfing cũng là nến pinbar nhưng được tách ra làm đôi mà thôi. Bạn xem hình bên dưới để hiểu thêm:

ban-chi-can-2-mo-hinh-nen-duy-nhat-traderviet-2.png


Với các mô hình nến khác, bạn có thể dùng quy tắc kết hợp nến để giải thích


Ví dụ sử dụng quy tắc kết hợp để giải thích mô hình nến Morning Star hay Morning Doji Star

ban-chi-can-2-mo-hinh-nen-duy-nhat-traderviet-3.png

Sau khi thực hiện quy tắc kết hợp, bạn hiểu Morning Star là dạng mở rộng của mô hình bullish pinbar ( pinbar tăng).

Hoặc với mô hình nến Dark Cloud Cover cũng là dạng mở rộng của pinbar giảm.

ban-chi-can-2-mo-hinh-nen-duy-nhat-traderviet-4.jpg
Tuy nhiên, sử dụng quy tắc kết hợp không có nghĩa là bạn sẽ không sử dụng các mô hình nến cơ bản. Trong nhiều trường hợp, một mình mô hình nến pinbar và engulfing không đủ để mô tả hết các trường hợp đảo chiều của thị trường, lúc đó bạn sẽ lại cần đến những cái tên như Dark Cloud Cover, Doji, Morning Star... Kiến thức mô hình nến sẽ giúp bạn phát hiện nhanh tín hiệu đảo chiều của thị trường nhưng chỉ khi bạn hiểu được quy luật đằng sau sự đảo chiều của các mô hình nến là từ sự thay đổi áp lực mua bán, mô hình nến sẽ không còn quan trọng nữa.






Vấn đề chỉ xuất hiện khi có những mô hình theo mình là không quan trọng nhưng vẫn được Trader sử dụng khi giao dịch, ví dụ mô hình nến Harami.

ban-chi-can-2-mo-hinh-nen-duy-nhat-traderviet.png

Harami là mô hình nến có dạng một thân nến nhỏ được bao bọc bởi nến có thân lớn trước đó. Harami là một mô hình nến đảo chiều, nhưng nếu bạn dùng quy luật kết hợp nến, bạn sẽ phát hiện đây lại là mô hình nến tăng (nếu đó là bearish harami như trên chart).

Những mô hình nến như Harami không thông báo cho bạn tín hiệu đảo chiều vì bản chất chúng không có sự thay đổi đáng kể về áp lực mua bán trên thị trường. Với mô hình nến này, cây nến nhỏ bên cạnh nghĩa là chẳng có Trader nào đang thua lỗ hoặc số lượng người thua lỗ vẫn chưa đủ để tạo ra "sự khác biệt' trên thị trường. Vì thế, bạn không thể kỳ vọng giá sẽ có khả năng đảo chiều cao với mô hình nến này.

Rất nhiều mô hình nến trong các sách dạy trade có dạng giống Harami. Không một mô hình nến nào có lời giải thích cho Trader vì sao mô hình nến lại hình thành hay tỉ lệ các Trader giao dịch như thế nào trong các mô hình đó. Nhiều sách chỉ hướng dẫn giao dịch mô hình nến với các quy tắc mua bán rất dễ khiến Trader mắc sai lầm khi giao dịch.

Hy vọng đọc bài này xong, bạn đã hiểu vì sao bạn không cần sử dụng quá nhiều mô hình nến ngoại trừ pinbar và engulfing.

Xem thêm

>> Nếu chỉ dùng mô hình nến để giao dịch, bạn không thể chiến thắng thị trường

>> Nhận biết sức mạnh của một xu hướng theo phong cách Lance Beggs (phần 2)

Tham khảo FMO
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bác có bài viết về kết hợp nến, mình tìm hoài mà không thấy, bác cho link lại đi :D, Ty
 
Cùng câu hỏi giống bác ở trên, nhờ chủ thớt cho xin lại link ạ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bài của bác @Khánh Trình rất hay. nhưng em thấy hơi khó hiểu về cách cộng trừ nến morning star quá bác. bác có thể lý giải giúp em sao cộng trừ ra cây pinbar tăng dc k ạ. vì nếu em làm phép toán thù cây nến nó ra dạng nến có dư hai đàu trên và dưới giống hình Tạ Nâng.
 
bài của bác @Khánh Trình rất hay. nhưng em thấy hơi khó hiểu về cách cộng trừ nến morning star quá bác. bác có thể lý giải giúp em sao cộng trừ ra cây pinbar tăng dc k ạ. vì nếu em làm phép toán thù cây nến nó ra dạng nến có dư hai đàu trên và dưới giống hình Tạ Nâng.
Cộng nến thì nhìn giá open nến 1, close nến cuối thôi. Bác cộng trừ từng nến làm gì?????
 
nói thật lòng, mình ko co lòng tin với mô hình nến cho lắm ...
Mình nghĩ thật ra hầu hết kiến thức thì đều có thể kiếm tiền từ thị trường được, tùy vào % chính xác. Độ chính xác càng cao càng tốt, chỉ có làng nhàng 5 ăn 5 thua mới mệt
 
lý giải khá hợp với nghiệm chứng của mình, 1 cây nên giảm đầu, tiếp theo 3 cây nến tăng nhưng nếu tăng không vượt quá giá mở cửa của cây đầu thì xem như bỏ, việc kết hợp nến như này rất thích hợp trong các trường hợp chạm đỉnh, đáy xuất hiện nến xác nhận và việc kết hợp nến có thể xem như là độ tin cậy của nến xác nhận.
 
lý giải khá hợp với nghiệm chứng của mình, 1 cây nên giảm đầu, tiếp theo 3 cây nến tăng nhưng nếu tăng không vượt quá giá mở cửa của cây đầu thì xem như bỏ, việc kết hợp nến như này rất thích hợp trong các trường hợp chạm đỉnh, đáy xuất hiện nến xác nhận và việc kết hợp nến có thể xem như là độ tin cậy của nến xác nhận.
Bác có thể nói rỏ hơn về phương pháp này được không, hướng dẫn và chia sẽ phương pháp cho những người mới tham gia thị trường Forex.
Thanks
 
Bác có thể nói rỏ hơn về phương pháp này được không, hướng dẫn và chia sẽ phương pháp cho những người mới tham gia thị trường Forex.
Thanks
Ô. Tôi nói khá rõ còn gì. Tôi nói thế này dễ hình dung. Trong trường hợp đỉnh đáy là mới thì chưa bàn. Còn những trường hợp chạm cản hoặc hỗ trợ có thể xem là đỉnh đáy tạm thời. Thì nếu chạm hỗ trợ. Tức là nến giảm chạm đáy. Nếu ở 3 nến tiếp theo là nến tăng và gúa đóng cửa của nến tăng thứ 3 cao hơn giá mở cửa của nến giảm đax nói thì nhiều khả năng giá đã quay đầu. Trường hợp chạm cản thì tính ngược lại là dc.
 
Nếu đang trend tăng, nến trước là tăng rồi xuất hiện cú hồi nhẹ bởi 2 nến giảm mà nến sau cùng có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của nến tăng thì kết luận trend đảo chiều là hơi sớm
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 27 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 84 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên